Bước tới nội dung

Trường Trung học phổ thông Thăng Long

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trường THPT Thăng Long)

Trường Trung học phổ thông Thăng Long là một trường trung học phổ thông công lập tại quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Thăng Long
Địa chỉ
Số 44 - Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng
, ,
Thông tin
LoạiTrung học phổ thông công lập
Thành lập1920 - Tiền thân của trường
1965; 59 năm trước (1965) - Chính thức
Hiệu trưởngLê Trung Tín
Giáo viên95
Số học sinh2025
Khuôn viên4900m²
Websitehttp://www.thptthanglonghanoi.edu.vn/
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngHoàng Văn Phú; Hoàng Thị Hải Lý

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1920, trường tư thục Thăng Long được thành lập và tuyển sinh đến cấp thành chung (tương đương cấp II hay Trung học cơ sở hiện nay) đến năm 1935 được mở rộng lên bậc tú tài (tương đương cấp III hay Trung học phổ thông hiện nay).

Sau khi giải phóng Thủ đô - Theo chủ trương của Đảng các trường tư thục sẽ được quốc lập hóa (chuyển sang loại hình công lập) và bậc phổ thông chia 3 cấp riêng biệt. Thăng Long cũng vậy: Cấp I vẫn giữ tên Thăng Long ở địa điểm ngõ Trạm, Bộ phận cấp III rời về phố Trần Hưng Đạo lấy tên là Minh Tân (hiện nay là địa điểm của trường Võ Thị Sáu). Năm 1960 hai trường tư thục Minh Tân và Nguyễn Huệ sát nhập làm một và được quốc hữu hóa lấy tên là trường phổ thông cấp III Trưng Vương B (gọi tắt là Trưng Vương 3B) học buổi chiều cùng với Trưng Vương 3A  tại phố Hàng Bài. Đến năm 1963-1964 cơ sở này chuyển lại cho cấp II Trưng Vương, Trưng Vương 3B chuyển về ngõ Quỳnh phố Bạch Mai cùng cơ sở với cấp III Đoàn Kết (Quận Hai Bà Trưng).

Đầu năm học 1965-1966 Trưng Vương III tách làm hai phân hiệu: một phân hiệu về Lĩnh NamThanh Trì, một phân hiệu lên lâm trường Hữu Lũng-Lạng Sơn. Theo chủ trương của Sở Giáo dục các trường có quy mô lớn có thể tách ra cho phù hợp với tình hình mới. Phân hiệu Trưng Vương 3B sơ tán tại Hữu Lũng được phép thành lập trường mới và được lấy  lại tên cũ là Thăng Long. Trường phổ thông cấp III Thăng Long được ra đời.[1]

Đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

[sửa | sửa mã nguồn]

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 95 cán bộ giáo viên (Ban giám hiệu: 03; Giáo viên: 85; Văn phòng: 07 (gồm 01 văn thư, 01 nhân viên thư viện, 01 nhân viên thiết bị, 01 kế toán, 03 bảo vệ).

- Về chất lượng đội ngũ: 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn có 56 Thạc sỹ đạt tỷ lệ 66% (Ban giám hiệu đạt trình độ trên chuẩn 100%), trong đó có 02 Tiến sĩ. Giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh/Thành phố có 34 giáo viên đạt tỷ lệ 40%.

2. Học sinh, chất lượng đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

- Tổng số lớp hiện nay: 45.

- Tổng số học sinh: 2025.

Chất lượng học sinh trong 05 năm trở lại đây:

Số lớp học

[sửa | sửa mã nguồn]
Số lớp học Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Năm học

2019-2020

Khối lớp 10 14 14 14 15 15
Khối lớp 11 14 14 14 14 15
Khối lớp 12 14 14 14 14 14
Cộng 42 42 42 43 44

Kết quả học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức

[sửa | sửa mã nguồn]
Số liệu Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Năm học

2019-2020

Tỉ lệ HSG 65,75% 75% 74,3% 76,7% 80,51%
Tỉ lệ HSK 33,8% 24,8% 25,2% 24,07% 18,86%
Tỉ lệ HS TB 0,45% 0,2% 0,5% 0,23% 0,63%
Tỉ lệ HS hạnh kiểm Tốt 97,03% 97,4% 97,5% 97,07% 98,95%
Tỉ lệ HS hạnh kiểm Khá 2,92% 2,4% 2,5% 2,93% 1,05%
Tỉ lệ HS hạnh kiểm Trung bình 0,05% 0,2% 0 0 0
Tỉ lệ HS

tốt nghiệp THPT

100% 100% 100% 100% 100%

Học sinh Giỏi các cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Năm học

2019-2020

HSG Cấp Cụm 189 196 186 185 0
HSG Thành phố 28 27 12 17 20
HSG Quốc gia 0 0 0 1 0
INTEL ICEF QG 1 1 2 1 2
Cấp Quốc tế 1 0 0 0 2

Các hoạt động thể thao, hoạt động đoàn thể khác

[sửa | sửa mã nguồn]

- Năm học 2018-2019: Kết quả thi đấu thể dục thể thao:

+ 16 Huy chương Cấp Thành phố: 5 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng.

+ 8 Huy chương Cấp Quận: 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.

+ Tham gia các cuộc thi của Thành đoàn, Sở GD&ĐT Hà Nội, Quận Đoàn tổ chức: Cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” – Giải Nhì Cấp TP.  Cuộc thi “Nét đẹp Tràng An” Cấp Quận đạt Giải Nhì. Thi Dịch vụ công trực tuyến đạt Giải Nhì. Cuộc thi Pháp luật đạt Giải Ba. Cuộc thi trò chơi dân gian trong Ngày Hội Hai Bà Trưng đạt 1 giải Nhất, 2 giải Ba. Cuộc thi tài năng cấp Quốc gia lọt vào vòng ĐỐI ĐẦU chương trình “GIỌNG HÁT VIỆT 2019”; Học sinh đạt giải “Hoa Hậu tài năng” cuộc thi “Duyên dáng toàn cầu 2019” tại Thái Lan.

- Năm học 2019-2020, có 2 học sinh đạt giải cấp Quốc tế: 1 học sinh đạt Huy chương Vàng Olympic Khoa học sáng tạo ICPC tổ chức tại Hàn Quốc; 1 học sinh đạt Huy chương Bạc Giải thưởng Sáng tạo trẻ Quốc tế tổ chức tại Indonesia.

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm

[sửa | sửa mã nguồn]

- Diện tích trường: 4.900 (sau khi đã chồng tầng)

- Diện tích sân chơi: 800

- Cảnh quan nhà trường: Cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, các khẩu hiệu tuyên truyền, cây xanh và bồn hoa được bố trí, chăm sóc hợp lý.

- Môi trường sư phạm: Đảm bảo tốt môi trường sư phạm:  ”Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thân thiện”.

2. Phòng học

[sửa | sửa mã nguồn]

- Số lớp học: 45; Số phòng học: 23; Số học sinh: 1920; Tỷ lệ học sinh/lớp: 43,6 học sinh/1 lớp.

- Diện tích phòng học: 60

- Bố trí ánh sáng phòng học: 12 bộ đèn led đôi (24 bóng). Đủ điều kiện ánh sáng theo tiêu chuẩn qui định về ánh sáng học đường.

- Nhiệt độ: Có điều hòa 2 chiều, tùy chỉnh nhiệt độ theo mùa.

- Các trang thiết bị khác trong phòng học: 01 máy chiếu, 01 máy tính, 04 loa trợ giảng[liên kết hỏng], tủ rack, 02 máy điều hòa, hệ thống quạt đạt tiêu chuẩn, 01 giá để nước, 01 bảng đen, 01 đồng hồ, 02 bảng fooc, khẩu hiệu, ảnh Bác, 24 bộ bàn ghế.

3. Phòng chức năng, phòng bộ môn, khu giáo dục thể chất

[sửa | sửa mã nguồn]

- Có đủ các phòng chức năng: phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, nhà thể chất và sân tập đảm bảo cơ bản các hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh.

- Mỗi bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học đều có 01 phòng thực hành với diện tích 60 + 15 phòng chuẩn bị.

- Các phòng thí nghiệm thực hành được trang bị đầy đủ bàn ghế để phục vụ thực hành theo chương trình của Bộ, các phòng đều được trang bị máy chiếu (Projector), bàn thí nghiệm, hệ thống điện, nước, ánh sáng, đảm bảo an toàn.

- Có 3 phòng tin học mỗi phòng với 26 máy tính hoạt động ổn định, đảm bảo học sinh thực hành cơ bản.

- Có 1 phòng ngoại ngữ được trang bị đủ bàn ghế, loa đài, máy chiếu... phục vụ nhu cầu học Tiếng Anh nâng cao cho học sinh các lớp có nhu cầu.    

- Nhà Thể chất với diện tích 320 , có sân tập đáp ứng được nhu cầu học tập và rèn luyện thể chất; nhà thể chất còn là nơi sinh hoạt các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, nơi thi đấu các bộ môn thể dục, thể thao, đồng thời có thể dùng tập trung học sinh khi thời tiết xấu. Tuy nhiên nhà thể chất đang xuống cấp, dụng cụ tập luyện còn ít)

4. Thư viện

[sửa | sửa mã nguồn]

- Diện tích thư viện: 75 , trong đó phòng đọc cho học sinh: 45 , cho giáo viên: 30 .

- Hoạt động của thư viện: Tốt, hiệu quả cao.

- Đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

- Hàng năm, trường đều bổ sung trang thiết bị, đầu sách, tài liệu để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh và giáo viên. Thư viện đạt chuẩn.

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]


Thí sinh Năm thi Tuần Tháng Quý Năm
Vũ Thị Hà Nguyên Olympia 6 Giải ba - 120 điểm
Bùi Anh Vũ Olympia 7 Giải nhất - ? điểm Giải nhất - ? điểm Giải ba - 140 điểm
Nguyễn Xuân Huy Olympia 20 Giải nhất - 250 điểm Giải nhất - 230 điểm Giải nhì - 170 điểm

Cựu học sinh nổi tiếng:

Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 07 tháng 06 năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank...Bà là người Việt Nam thứ 2 và cũng là nữ tỷ phú đầu tiên được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng. Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017. Theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 13/12/2017, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt 2,7 tỷ USD.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trường THPT Thăng Long lịch sử hình thành”.

2. Chiến lược phát triển trường THPT Thăng Long giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn 2030

3.https://nanofilm.com.vn/tin-tuc/tieu-chuan-anh-sang-trong-phong-hoc-dung-quy-dinh

4. http://hanoi.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoi-thi-giai-dieu-tuoi-hong-nganh-gddt-hai-ba-trung-nam-hoc-2018-2019-cm525-6711.aspx

5. https://lamanaudio.com/tai-sao-nen-dung-loa-tro-giang/[liên kết hỏng]

6. https://bangghim.com/bangfoocmica.htm