Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Thành viên:Volga”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi Cao Xuan Kien trong đề tài Dịch tiếng Anh
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ma2nschaft (thảo luận | đóng góp)
Dòng 157: Dòng 157:


'''The 11 day fight put up by the JKRV was nothing short of extraordinary''' - Cuộc tranh đấu 11 ngày của JKRV không thể không gọi là phi thường. [[Thành viên:Cao Xuan Kien|CXKiên]] ([[Thảo_luận_Thành_viên:Cao_Xuan_Kien|Thảo luận]]) 06:39, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)
'''The 11 day fight put up by the JKRV was nothing short of extraordinary''' - Cuộc tranh đấu 11 ngày của JKRV không thể không gọi là phi thường. [[Thành viên:Cao Xuan Kien|CXKiên]] ([[Thảo_luận_Thành_viên:Cao_Xuan_Kien|Thảo luận]]) 06:39, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)

'''Fuhrer is terribly nervous. Freightened by his own success, he is afraid to take any chance and so would pull the reins on us ..''' - "Quốc trưởng rất áy náy. Vì sợ mất uy tín của những thành công của chính mình, ông không dám liều lĩnh nữa, vì thế mà ông kéo dây cương kềm chúng ta lại ..." [[Thành viên:Cao Xuan Kien|CXKiên]] ([[Thảo_luận_Thành_viên:Cao_Xuan_Kien|Thảo luận]]) 23:55, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)


==Light infantry==
==Light infantry==

Phiên bản lúc 23:55, ngày 22 tháng 10 năm 2010

Hoan nghênh

Xin chào Volga!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.275 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.

Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Volga.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Bạn có thể mạnh dạn:
Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

  Nguyễn Thanh Quang--08:52, ngày 29 tháng 5 năm 2009 (UTC)Trả lời

draft nháp draft2

Ý

Tên bài là Ý thì bạn nên viết Ý, đừng dùng Italy. 98.119.158.59 (thảo luận) 18:43, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Làm quen

Mình là Prof MK, tham gia wiki từ năm 2006, chuyên viết về đề tài hai cuộc thế chiến (các nhân vật, trận đánh,...) trong đó chủ đề chính là Chiến tranh Thái Bình Dương (có bài trận Iwo Jima được bình chọn là bài viết chọn lọc). Mong được làm quen với bạn. Sắp tới tôi sẽ làm dự án mang tên Đệ nhị thế chiến và cũng mong bạn tham gia. À vừa rồi bạn vừa tạo bản mẫu mattranphiatay, tên đó dễ nhầm lẫn nên tôi đã cho đổi tên khác. Cám ơn đóng góp của bạn.--Prof MK (thảo luận) 02:53, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiện thể nếu bạn có nick yahoo cho mình xin để tiện liên lạc.--Prof MK (thảo luận) 05:40, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Đã add nick của bạn. Còn về bảng mẫu Đệ nhị thế chiến nếu bạn thấy không hợp lí có thể sửa lại. À tôi đang đề cử bài Cuộc hành quân Ten-Go, cũng là một bài về Thế chiến thứ hai làm bài chọn lọc. Mời bạn xem và cho ý kiến.--Prof MK (thảo luận) 10:14, ngày 24 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư mời

Mời Volga gia nhập Dự án Đệ nhị thế chiến. Mong bạn sẽ có nhiều đóng góp cho dự án như bài Trận chiến nước Pháp vừa rồi.--Prof MK (thảo luận) 14:04, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Họp dự án ĐNTC

Mời bạn đến trang thảo luận dự án đntc để họp --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 07:55, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC) Trả lời

Huy chương

Tôi xin trân trọng tặng Volga Huy chương này cho những đóng góp tích cực và công sức dịch bài trong các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như các bài viết liên quan. --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 08:59, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết

Mời bạn tham gia biểu quyết tên gọi tại thảo luận:Chiến tranh Xô-Đức --minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 02:34, ngày 25 tháng 10 năm 2009 (UTC) Trả lời

Chiến dịch Barbarossa

Mình rất muốn Volga (gồm 3 xe, đời sau của SAM-2 Dvina gồm 6 xe/tiểu đoàn) nêu ra những vấn đề cần tranh luận tại thảo luận của trang này về thái độ của Anh và Hoa Kỳ. --Двина-C75MT 05:59, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

SAM-2

Bộ khí tài SAM-2 đời đầu có tên lóng là "Dvina" trang bị cho một đơn vị chiến đấu cấp tiểu đoàn tên lửa phòng không gồm 6 xe: xe chỉ huy, xe tính toán, xe lập lệnh, xe thu phát, xe nguồn điện, xe biến thế chia điện. Đến đời sau SAM-2M (tên lóng là "Volga"), xe thu phát ghép với xe chỉ huy, xe lập lệnh ghép với xe tính toán, xe nguồn điện ghép luôn với xe biến thế chia điện. Kết quả là chỉ còn 3 xe (gọn hơn) nhưng độ dài mỗi xe lại tăng lên một chút. --Двина-C75MT 06:16, ngày 3 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đóng góp có hiệu quả lớn

Trân trọng tặng bạn một ngôi sao nho nhỏ cho những đóng góp có hiệu quả lớn và rất quý báu của bạn trong Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai. Chúc bạn luôn vui vẻ và có thêm nhiều đóng góp mới có giá trị cho Wikipedia! --Двина-C75MT 13:18, ngày 11 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Oh my god! All that typing! You're amazing! Xin trao thêm huy chương cho Volga!CXKiên (Thảo luận) 11:40, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhờ tạo tb

Chuyên gia vùng Bantic tạo tiêu bản Bantic giúp nhé, cảm ơn bạn --minhhuy*=talk-butions 11:41, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC) Trả lời

Cảm ơn nhiều, mình nghĩ là gắn nó vào trận Leningrad, bên en họ cũng làm vậy mà --minhhuy*=talk-butions 04:47, ngày 17 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trận Leningrad

Ở mục này chỉ thấy đề cập đến điện ảnh, mình đã sửa lại tên đề mục cho phù hợp với nội dung mà. Ngoài ra, mình đánh máy nhầm cụm từ "cách quân Đức". Cụm này đúng ra là "cánh quân Đức". --Двина-C75MT 05:56, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Xin nhận khuyết điểm :}, mình dùng cả nguồn Anh, Nga, Pháp, Đức nên nhiều khi lẫn lộn. Mình sẽ cố gắng dùng tiếng Anh. --Двина-C75MT 06:25, ngày 20 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Mời ném đá

Mời các thành viên dự án CTTG2 cùng ném đá đoạn thảo luận này --minhhuy*=talk-butions 09:09, ngày 23 tháng 11 năm 2009 (UTC) Trả lời

Trời! Tự nhiên bạn chửi oan mình chơi là sao?--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 05:00, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
Volga ơi là Volga, Ti là thành viên danh dự của Dự án mà :D, khi không tự nhiên chửi bạn ấy là sao --minhhuy*=talk-butions 05:06, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời
No problem.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 05:09, ngày 24 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Offline dự án WW2

Mời Volga cho ý kiến tại đây nhé.--Prof MK (thảo luận) 13:57, ngày 25 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trận Trân Châu cảng

Bài này sắp hết hạn đề cử chọn lọc rồi. Mọi người vào xem và góp ý nhé.--Prof MK (thảo luận) 09:50, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Na Uy và Hà Lan

Chúc mừng đồng chí hoàn tất Na Uy, có gì mình sẽ hỗ trợ bên Hà Lan, nhưng phải hoàn tất Thái Bình Dương đã :D. Mình đã tạo xong Bản mẫu:Trận Hà Lan, đồng chí xem có gì sai sót thì chỉnh lại, mình đã lược bớt "Trận Hà Lan" ra khỏi vì đã có trên tựa đề rồi --minhhuy*=talk-butions 10:35, ngày 14 tháng 12 năm 2009 (UTC) Trả lời

Volga nhớ đặt các interwiki vào thẻ <noinclude> </noinclude> để không hiển thị y vậy tại trang bài viết được nhúng vào, có nghĩa là sẽ có một liên kết wiki không dẫn tới bài viết ngôn ngữ khác mà sẽ dẫn đến bản mẫu tại ngôn ngữ đó (nếu ko đặt) --minhhuy*=talk-butions 06:27, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thể loại chiến tranh Xô-Đức

Bạn vừa bỏ thể loại {{Chiến tranh Xô-Đức}} khỏi hai bài Chiến tranh Xô-ĐứcChiến dịch Barbarossa. Qua thảo luận, Chiến tranh Xô-Đức vẫn còn là một thể loại con của Thể loại:Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ hai) kia mà. --Двина-C75MT 06:43, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Bạn có thể xem lại thảo luận của các thành viên tại trang Thảo luận:Chiến tranh Xô-Đức. Giữa khái niệm "Chiến tranh Xô-Đức" và "Mặt trận phía Đông" có hai chỗ khác nhau:

  • Mặt trận phía Đông là cách nhìn từ nước Đức trong khi Chiến tranh thế giới thứ hai có tính toàn cầu.
  • Mặt trận phía Đông (nếu xét theo vị trí địa lý để nhìn là nước Đức) không chỉ bao gồm Chiến tranh Xô-Đức (1941-1945) mà còn bao gồm cả cuộc xâm lược của Đức vào Ba Lan (1939), cuộc xâm lược của Đức Nam Tư và Hy Lạp, cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) và cái gọi là "Chiến tranh tiếp diễn" Liên Xô-Phần Lan (1941-1944); trong đó, Phần Lan được coi như tham gia chiến đấu bên cạnh quân Đức, cho quân đội Đức Quốc xã đóng quân trên lãnh thổ Phần Lan và dùng lãnh thổ này làm bàn đdạp tấn công Liên Xô trên các vùng Petsamo và Karelia.

Vì vậy, Cộng đồng mới quyết định giữ nguyên khái niệm Chiến tranh Xô-Đức và coi nó là một thể loại con (và đặc biệt quan trọng) của Mặt trận phía Đông --Двина-C75MT 08:24, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đồng ý với bạn về vấn đề Liên Xô-Phần Lan (1940), tuy nhiên vấn đề Ba Lan, Hy Lạp và Nam Tư thì khác. Các trận chiến diễn ra ở Ba Lan và bán đảo Balkan đều nằm trong kế hoạch Đông tiến của người Đức. Nếu Barbarossa thuận lợi và Liên Xô bị đánh bại, người Đức còn có cả kế hoạch Trung Đông (hội quân giữa Cụm tập đoàn quân Nam (ở Liên Xô) và tập đoàn quân 20 của Romel (ở Bắc Phi) tại Iran và sau đó là kế hoạch Ấn Độ (hội quân với Nhật Bản). Xét theo ý đồ quân sự chính trị của nguời Đức thì không thể coi các cuộc xâm lược Ba Lan, Nam Tư, Hy Lạp là độc lập với Mặt trận phía Đông, nhưng nó lại độc lập với Chiến tranh Xô-Đức cho đến thời điểm tháng 8 năm 1944, khi quân đội Liên Xô bắt đầu vượt biên giới để giải phóng Châu Âu. Lý do là vì trước ngày 22 tháng 6, Liên Xô chỉ có các hành động quân sự ở Tây Ukraina và Tây Belorussia, khôgn tham chiến tại Nam Tư, Hy Lạp, Bulgaria và Romania. Kể từ thời điểm tháng 8 năm 1944, Mặt trận Xô-Đức mới được coi như với Mặt trận phía Đông. Tuy nhiên, nên nhớ rằng ngoài các đòn tấn công quân sự quyết định của Liên Xô, các nước Ba Lan, Tiệp Khắc (bao gồm cả Slovakia), Hy Lạp, Nam Tư, Bulgaria, Romania, Albania, Hungaria ít nhiều đều đều có những đóng góp bằng lực luợng chính quy hoặc bán chính quy của họ để giải phóng tổ quốc của họ khỏi sự thống trị của nước Đức Quốc xã. Vì vậy, Chiến tranh Xô-Đức là một thể loại con và quan trọng trên Mặt trận phía Đông do sự tương xứng giữa hai bên tham chiến và mục tiêu của nước Đức Quốc xã khi đó, không thể đánh đồng với các trận chiến giữa Đức với Ba Lan, Nam Tư, Hy Lạp khi mà lực lượng hai bên rất không tương xứng và tính chất chính trị của cuộc chiến tranh cũng khác với Chiến tranh Xô-Đức. Chiến tranh Xô-Đức với tính chất đối đầu giữa hai chế độ chính trị đối lập nhau về bản chất nên đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh và đưa cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đến một kết cục hoàn toàn khác với Chiến tranh thế giới thứ nhất. --Двина-C75MT 09:02, ngày 25 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Các ý kiến về Mặt trận phía Đông và chiến tranh Xô-Đức của tôi và nhiều thành viên khác đã được thể hiện tại trang thảo luận của Chiến tranh Xô-Đức. Ngay trong khái niệm "Mặt trận phía Đông" của các sử gia quân sự Đức (vì khái niệm này xuất phát từ vị trí địa lý của nuớc Đức), họ coi mặt trận phía Đông gồm: Mặt trận Ba Lan (1939), Mặt trận Balkan (1940) và Mặt trận Xô-Đức (1941-1045). Trong đó, Mặt trận Xô-Đức có vai trò quan trọng nhất ở phía Đông nước Đức (1941-1945) nhưng vẫn không phải là toàn bộ mặt Mặt trận phía Đông của chiến tranh thế giới thú hai xét về thời gian (1939-1945). Những vấn đề còn lại tôi đã có ý kiến rồi. Các ý kiến của các thành viên khác, nhất là các thành viên của dự án về hai khái niệm này cũng đã có tại Thảo luận:Chiến tranh Xô-Đức. --Двина-C75MT 02:34, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đồng ý với bạn về các trận đánh nhỏ chỉ có ý nghĩa địa phương và tại một thời điểm ngắn, không càn thiết phải để nó ngang hàng với các chiến dịch lớn. Tôi thấy chỉ cần để những bài có tầm quan trọng ở mức cao là đủ. --Двина-C75MT 02:37, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Ý bạn là thuật ngữ mặt trận phía Đông chỉ có từ khi Đức tấn công Liên Xô ? Nếu đúng là như thế thì tôi còn một cái tên khác thích hợp hơn là "Mặt trận Xô-Đức". Và như vậy, theo đúng ý bạn, các mặt trận Ba Lan (1939), Balkan (1940) sẽ trở thành các mặt trận có tính độc lập đúng như bạn nói. --Двина-C75MT 03:07, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Theo như đánh giá của bạn về tầm quan trọng của Chiến tranh Xô-Đức thì gọi là "Mặt trận Xô-Đức" chắc chắn là thích hợp rồi. Tôi cũng đồng ý với bạn rằng các cuộc chống cự của Ba Lan, Nam Tư, Hy Lạp quá ngắn ngủi và rất không cân xứng về tương quan binh lực quan sự, hầu như chỉ có tầm cỡ của một trận đánh, trận công kích ngắn ngày. --Двина-C75MT 03:21, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Về hình thức thì đúng, nhưng về nội dung sẽ có chỗ khác. Mặt trận phía Tây dến năm 1944 mới có, không kể chiến dịch đổ bộ lên Ý năm 1943 của quân Anh và có liên minh tay đôi (Anh-Mỹ) sau đó là tay ba (Anh-Pháp-Mỹ) tham chiến. Mặt trận phía Đông có từ năm 1941 và chỉ có mỗi một mình Liên Xô tham chiến với Đức cho đến hết chiến tranh. Vì thế, gọi là mặt trận Xô-Đức cũng chẳng sai. Báo chí Anh, Mỹ trong những năm 1941-1945 cũng dùng cả hai cụm từ "Mặt trận Xô-Đức" (chủ yếu là giới quân sự) và "Mặt trận phía Đông (chủ yếu là giới chính trị). Còn Liên Xô trước dây là Nga hiện này đều thống nhất dùng "Mặt trận Xô-Đức". --Двина-C75MT 03:38, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời
Đồng ý thôi, cứ hợp nhất lại rồi đặt tên sau cũng đuợc. --Двина-C75MT 04:30, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Về phần tham khảo của trận Smolensk (1941)

Đã tách xong. --Двина-C75MT 02:47, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Chúc mừng năm mới

Nhân năm mới 2010, chúc Volga sang năm mới mạnh khoẻ, thành đạt, cho mình gửi lời chúc gia đình an khang, thịnh vuợng và có nhiều bước tiến mới trong cuộc sống. --Двина-C75MT 11:49, ngày 31 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Dịch tiếng Anh

The bridge was reached and the remaining fifty German defenders in the building in front of it were on the point of surrender, when the attack was abandoned because of heavy flanking fire from the other side of the river. Khi quân Hà Làn tiến đến đầu cầu và 50 lính Đức phòng thủ trong căn nhà trước cây cầu gần muốn buông súng đầu hàng thì cuộc tấn công bị bỏ dở. Lý do là quân Đồng Minh bị quân địch từ bên kia sông bắn phá ngang sườn. CXKiên (Thảo luận) 10:57, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Attempts to coordinate its advance with the military commander of the Dutch troops on Noord-Brabant, Colonel Leonard Johannes Schmidt were largely unsuccessful however, as, apart from the fact he could not be reached that day, Dutch defences there were already collapsing. Những cố gắng điều hợp hành quân với Đại tá chỉ huy Hà Lan Leonard Johannes Schmidt tại Noord-Brabant hầu như đều thất bại không chỉ vì mất liên lạc với ông ta ngày hôm ấy mà còn vì quân đội quốc phòng của Hà Lan đã bắt đầu tan vỡ. CXKiên (Thảo luận) 10:04, ngày 20 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

An effort to inundate the Island of Dordrecht failed, as the inlet sluices were too small. Cuộc kéo quân đánh rấn vào đảo Dordrecht thất bại, vì các kênh rạch dẫn vào đảo quá nhỏ hẹp. (inundate can also be dồn dập - nhưng cũng có thể là làm lụt hay nhận chìm; tùy theo hành động inundate này là của quân tấn công hay của quân phòng thủ) CXKiên (Thảo luận) 04:44, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

... the Belgians were fully engaged in withdrawing to the Dyle line, covered by a network of demolitions and covered by rearguards astride Tongres - quân Bỉ mở cuộc rút quân toàn bộ về tuyến Dyle, sau khi hoàn tất công cuộc phá hủy đường xá và cho hậu quân bảo vệ hai bên thành phố Tongeren. CXKiên (Thảo luận) 04:58, ngày 3 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

In terms of tanks that were capable of engaging and surviving tank-v-tank action, the Germans possessed just 73 Panzer IIIs and 52 Panzer IVs - Nói riêng về những xe tăng còn đủ khả năng nghênh chiến và sống sót nếu phải chạm súng tăng-chọi-tăng thì quân Đức chỉ có 73 chiếc Panzer III và 52 chiếc Panzer IV. CXKiên (Thảo luận) 08:04, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Such was the sheer frustration of the crews of these light Panzers in face of heavier armoured French machines that some resorted to desperate expedients - Đe dọa của thiết giáp hạng nặng của quân Pháp làm tăng mức bức xúc của các tiểu đội xe tăng Panzer đến độ một số phải dùng những thủ đoạn liều lĩnh. CXKiên (Thảo luận) 02:00, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

They strung their armour out in a thin line between Hannut and Huy, leaving no defence in depth, as was the point of sending the French armour to the Gembloux gap in the first place - Họ kéo căng lực lượng thiết giáp giữa Hannut và Huy, không chỗ nào có đủ sức phòng thủ, đi ngược lại mục đích đầu tiên khi đem quân thiết giáp Pháp ra lấp yếu điểm tại Gembloux. CXKiên (Thảo luận) 08:13, ngày 18 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nevertheless the French, setting up new anti-tank screens, and Hoepner, lacking infantry support, caused the Germans to attack positions head on.. - Tuy vậy, trong khi quân Pháp thiết lập thêm những dàn súng chống tăng thì Hoepner lại thiếu yểm trợ của lục quân, nên quân Đức bị buộc phải tấn công trực diện. CXKiên (Thảo luận) 22:51, ngày 18 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gort was concerned that the French 1st Army on its southern flank had been reduced to a disorganised mass of fag-ends - Gort lo ngại khi thấy Tập đoàn quân 1 Pháp bị suy sụp thành một bầy tàn quân hỗn loạn. CXKiên (Thảo luận) 10:04, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

It has come to the notice of His Majesty's Government in the United Kingdom that.. - Chính phủ Hoàng gia Anh lúc này nhận thấy được rằng ... - Xin lỗi. Cả tháng nay tôi bị bệnh cúm mà lại phải đi làm luôn. Sẽ cố siêng vào wiki hơn. CXKiên (Thảo luận) 12:02, ngày 9 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

to order more bomber escorts at the expense of free-hunting sweeps - (Göring phạm lỗi lớn khi cho) tăng cường máy bay hộ tống các cuộc ném bom và giảm bớt các phi vụ săn bắt (Freie Jagd ở đoạn trên) . CXKiên (Thảo luận) 11:24, ngày 15 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

I said that we would crush the Negus' kidneys. Now, with the same, absolute certainty, I repeat, absolute, I tell you that we will crush Greece's kidneys. = Tôi đã từng quả quyết rằng chúng tôi sẽ đập nát quả thận của Negus. Giờ đây, cũng với sự quả quyết tuyệt đối chắc chắn như thế, tôi lập lại, tuyệt đối, tôi hứa với ông rằng chúng tôi sẽ đập nát quả thận của Hy Lạp. CXKiên (Thảo luận) 14:46, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Crush the kidneys (Eng) = Đánh dập mề (Tiếng Việt). CXKiên (Thảo luận) 23:25, ngày 21 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

sometimes taking off and strafing the troops attacking the very base being evacuated - (máy bay) đôi khi bay đến lia đạn vào quân địch đang tấn công căn cứ vừa mới di tản. CXKiên (Thảo luận) 13:01, ngày 26 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

The 11 day fight put up by the JKRV was nothing short of extraordinary - Cuộc tranh đấu 11 ngày của JKRV không thể không gọi là phi thường. CXKiên (Thảo luận) 06:39, ngày 27 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Fuhrer is terribly nervous. Freightened by his own success, he is afraid to take any chance and so would pull the reins on us .. - "Quốc trưởng rất áy náy. Vì sợ mất uy tín của những thành công của chính mình, ông không dám liều lĩnh nữa, vì thế mà ông kéo dây cương kềm chúng ta lại ..." CXKiên (Thảo luận) 23:55, ngày 22 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Light infantry

Volga có thể dịch Light infantry là Khinh binh (lính ... nhẹ) đúng hơn là ánh sáng. CXKiên (Thảo luận) 08:15, ngày 21 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trận Hà Lan

Mình đã đề cử bài này của Volga làm FA, có gì bạn quan tâm tới trang đề cử để chỉnh sửa nhé, các thành viên khác cũng sẽ giúp. Dạo này dự án ta có nhiều bài đề cử lắm, Volga xem và cho ý kiến nhé --minhhuy*=talk-butions 04:57, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các trận đánh nhỏ

Cảm ơn Volga đã phát hiện, mình đã rút bản mẫu rồi, sửa xong, quên khuấy đi mất. Mình đang xem các góp ý của bạn. --Двина-C75MT 04:12, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

--minhhuy*=talk-butions 10:27, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới

Chúc Volga năm mới vạn sự như ý, công việc học hành ngày càng tiến bộ, gia đình hạnh phúc.--Prof MK (thảo luận) 14:22, ngày 13 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã xong --minhhuy*=talk-butions 10:35, ngày 17 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

--minhhuy*=talk-butions 02:24, ngày 18 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phần mở đâu của T.Hà Lan

Volga có thể viết thêm hoặc chuyển bớt cho phần này được không? Ngắn vậy đưa lên Trang Chính coi kì lắm --minhhuy*=talk-butions 08:52, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Volga làm ơn viết thêm, sắp hết tuần rồi --minhhuy*=talk-butions 10:39, ngày 5 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chiến dịch Mãn Châu (1945)

1- Tên của đô đốc Ivan Stepanovich Yumashev đã được hiệu đính theo chuẩn tiếng Anh.
2- Thời đế quốc Nga, hạm đội Thái Bình Dương của đế quốc Nga đã được xây dựng gồm hai phân hạm đội tuần dương Thái Bình Duơng 1 và Thái Bình Dương 2. Phân hạm đội Thái Bình Dương 1 bị Hải quân Nhật đánh bại trong Hải chiến cảng Lữ ThuậnHải chiến Hoàng Hải, Phân hạm đội Thái Bình Dương 2 cũng bị Hải quân Nhật đánh bại trong "Trận eo Đối Mã" (năm 1904).
3- Đúng ra thì nên sửa thành "Đây cũng là chiến dịch trên bộ lớn nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương" vì không có chiến dịch nào giữa quân Đồng minh và Đế quốc Nhật Bản lớn hơn chiến dịch này kể cả về tổng quân số của hai bên tham chiến (2,5 triệu người), vũ khí, khí tài, trang bị (trừ hải quân). --Двина-C75MT 11:44, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Trận nước Pháp, Bỉ, Anh,...

Trong các tài liệu VN hoặc tài liệu dịch sang tiếng Việt thì họ thường gọi những trận như thế này bằng tên gì ? Mình chỉ nhân tiện thắc mắc vậy thôi, không có ý gì đâu. Regards. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:58, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Pribaltic front

Quân khu đặc biệt Pribaltic (trước ngày 22 tháng 6 năm 1941); từ ngày 22 tháng 6 đến tháng 10 năm 1941 chuyển thành Phương diện quân Tây Bắc. Từ tháng 10 năm 1941 tách thành Phương diện quân Tây Bắc (mới) và Phương diện quân Kalinin. Từ tháng 2 năm 1942, Phương diện quân Tây Bắc (mới) chuyển thành Phương diện quân Volkhov. --Двина-C75MT 01:48, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tên gọi tiêu bản này

Mời bạn vào trang thảo luận của bài ấy và cho ý kiến. Xin cảm ơn bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:14, ngày 8 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thảo luận về cái này hẳn sẽ nóng, nhưng mình hy vọng chúng ta không vì thế mà giận nhau. With respect. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:13, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cám ơn

Xin cám ơn việc bạn sửa đổi các thể loại về sultan của đế quốc Ottoman. Đây là chủ đề mà mình quan tâm, nhưng làm chưa tới nơi tới chốn. 1 lần nữa xin cám ơn!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 06:30, ngày 12 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thư dự án TCT2

Hiện {{Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai}} đã tách ra khỏi hệ thống bản mẫu chung của toàn Wikipedia cho dự án. Sau khi tách khỏi sự lệ thuộc cũ, bản mẫu có thêm chức năng tự động gắn "Việc cần làm" vào các trang thảo luận xếp loại A trở xuống (ví dụ), tính nắng này giúp ta dễ quản lí bài viết hơn. Do đó sau này khi xếp loại một bài chất lượng từ A trở xuống, Volga nhớ ấn vào liên kết sửa ở "cần làm", ngay sau đó sẽ được dẫn tới một trang hướng dẫn thêm tham số cho danh sách cần làm.--Prof MK (thảo luận) 14:34, ngày 14 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn đang làm gì vậy? Tẩy trống trang rồi tự lùi lại sửa đổi của mình! Bongdentoiac (thảo luận) 01:44, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã chót tẩy trống rồi còn lùi lại làm gì nữa. Dù sao chúng cũng chẳng có bài nào. Bongdentoiac (thảo luận) 01:49, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chiến dịch Braunschweig chắc do mình lỡ ghi đè lên, còn Kharkov lần 2 chính là "Chiến dịch Barvenkovo-Lozovskaya", "Barvenkovo" mới đúng là tên của nó. Mình đang làm cái này. --Двина-C75MT 04:14, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không! Đó là chiến dịch giải phóng Kharkov lần đầu tiên của Liên Xô, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 26 tháng 2 năm 1943, nhưng chỉ giữ đuợc 10 ngày. Sau đó mới là Chiến dịch Donets (Đức phát động) từ 4 tháng 3 và đến ngày 15 tháng 3 chiếm lại Kharkov, Belgorod; hình thành chính diện phía Nam của Vùng cung Kusk. --Двина-C75MT 06:47, ngày 17 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

HOTCAT

Volga nên tìm hiểu WP:HOTCAT để thuận tiện hơn cho việc sửa thể loại. Thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 04:09, ngày 21 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

theo tôi nên để cả 2 thể loại, Mỹ và Hoa Kỳ song song nhau, cùng tồn tại. Vì nó không sai và thói quen đó rất khó thay đổi. Lưu Ly (thảo luận) 01:38, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nên dùng "Hoa Kỳ" cho những lĩnh vực "nghiêm túc" hay chính trị, và "Mỹ" cho những lĩnh vực văn hóa, đại chúng. NHD (thảo luận) 04:20, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thể loại:Họ người Việt tôi còn chưa chuyển hết về Họ người Việt Nam vì còn muốn bổ sung thêm thông tin vào mỗi bài. Bongdentoiac (thảo luận) 04:33, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ nói thế thôi. Bạn chuyển cũng hay. Chỉ tại tôi muốn chuyển và bổ sung cùng 1 lần. Bongdentoiac (thảo luận) 04:36, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Liên lộ quân

Sẵn bạn xem giúp luôn là Cụm Tập đoàn quân hay Liên lộ quân là đúng hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:14, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thành viên Arkain2K vừa có giải trình ở đây. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:22, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Voronezh 1942

Bên en: đã có en:Battle of Voronezh (1942), đối với Chiến dịch Barvenkovo-Lozovskaya, họ cũng đã có en:Second Battle of Kharkov. Mình tìm mãi mà không thấy "Battle Friedrikus" hay "Operation Friedrikus" đâu cả. --Двина-C75MT 04:46, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

À, đã tìm thấy en:Operation Fridericus đổi hướng đến en:Battle of Voronezh (1942) rồi, có lẽ họ nhầm vì người Đức coi Operation Fridericus chính là de:Schlacht bei Charkow (theo tiếng Đức). Như vậy nóa phải là Chiến dịch Barvenkovo-Lozovskaya ở Vi. và en:Second Battle of Kharkov ở en: kia. --Двина-C75MT 04:52, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thời gian

Ngày 23 tháng 12, quân Đức ngừng tấn công nhưng chiến sự vẫn chưa kết thức. Chiến dịch Bão Mùa đông cũng như bất kỳ chiến dịch quân sự nào đều cũng đều có các giai đoạn: tấn công, sau đó thành công (đạt được mục tiêu) hoặc thất bại (bị phản công, phản đòn), hoặc thành công một nửa (chỉ đạt được một số mục tiêu trước mắt). Do đó, việc loại bỏ 5 ngày cuối cùng của chiến dịch này của các bản en: và ru: (chủ yếu là bản en: viết từ năm 2004; còn bản ru: phỏng dịch từ ngày 15 tháng 1 năm 2009) là một sự cắt xén, làm cho các sự kiện lịch sử bị đứt đoạn trong khi nó diễn ra liên tục có đầu, có đuôi.

Do tôi sơ xuất, sửa ngày chính thức 16 tháng 12 nhưng lại quên không sử mã thay thế 12. Đã chỉnh lại.

Do tôi sơ xuất, khi lấy Inforbox từ Chiến dịch Sao Thổ sang không sửa lại ngày. Đã sửa lại cho đúng

Vì Chiến dịch Cái Vòng ban đầu do hai phương diện quân tiến hành và không thành công, sau đó từ ngày 10 tháng 1 mới giao cho chỉ một Phương diện quân Sông Đông thực hiện. Giữa hai giai đoạn đàu và cuối có việc tạm hoãn chiến dịch. Tạm hoãn, tạm dừng không có nghĩa là hủy bỏ. Bản ru: chỉ viết giai đoạn 3 là giai đoạn thành công của chiến dịch. Giai đoạn đầu thất bại, phải tạm dừng do sai lầm khi đánh giá tình hình (đã có thông tin trong bài), họ không viết nhưng các tướng lĩnh Liên Xô đều xác nhận có chuyện đó. Giai đoạn 2: bao vây, phong tỏa đường không cũng bị họ bỏ qua. Viết như bản vi: hiện nay là đày đủ tất cả các diễn biến từ đầu đến cuối.

Cả A. M. Vailevsky, S. M. Stemenko, P. S. Moskalenko và Kazakov đều xác nhận ngày bắt đầu chiến dịch là ngày 12 tháng 1, khi Phương diện quân Voronezh tổ chức các trận đánh trinh sát nhằm kiểm tra lần cuối cùng tình hình phòng thủ của quân Đức. Lịch sử quân sự coi các trận đánh này mở đầu cho chiến dịch. --Двина-C75MT 06:41, ngày 13 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đúng là tôi nhầm, đã sửa lại.

Xét về nội dung thì liên kết Chiến dịch Ngôi Sao đến ru:Третья битва за Харьков đúng hơn là liên kết Chiến dịch Donets đến ru:Третья битва за Харьков vì bản tiếng Nga này chỉ viết "Trận Kharkov lần thứ ba" và chỉ mô tả chiến sự trong không gian khu vực Kharkov và lân cận. Còn bản en: cũng có tên là "Trận Kharkov lần thứ ba" thì mô tả chiến sự trên khong gian toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô-Đức từ 19 tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 1943 chứ không chỉ riêng Kharkov. Và trong bản en: cũng không đề cập đến chiến dịch "Bước Nhảy Vọt" của Liên Xô bị thất bại. Lịch sử lại bị khuyết.

Rất cảm ơn bạn đã chỉ ra những khiếm khuyết. Những gì cần điều chỉnh, tôi đã làm xong. --Двина-C75MT 06:41, ngày 13 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tập đoàn quân xe tăng 5 đã suy yếu từ sau Chiến dịch Sao Thiên Vương, đến khi bắt đầu Chiến dịch Sao Thổ, nó vẫn chưa được củng cố và bổ sung. Đến ngày 20 tháng 4 năm 1943, sau thất bại ở chiến dịch "Bước Nhảy Vọt", Tạp đoàn quân xe tăng 5 bị giải thể, có quan chỉ huy của nó được điều động đến làm bộ khung cho Tập đoàn quân 12 (mới thành lập từ tân binh) của Phuwong diện quân Tây Nam. Cần phân biệt nó với Tập đoàn quân xung kích 5 (Bộ binh được tăng cường hỏa lực pháo, cối). Còn bắn hiệu chỉnh thì không phải là bắn chuẩn bị. Cái này cũng gọi là bắn chỉnh súng để xác định lần cuối cùng tọa độ bắn qua các vật chuẩn đã được trinh sát pháo đánh dấu, kiểm tra lại các bảng bắn và thứ tự dự kiến các loạt đạn. Khác với trinh sát chiến đấu, bắn hiệu chỉnh pháo không tính vào cuộc tấn công vì không nhằm mục tiêu pháo kích định trước mà nhằm vào vật chuẩn định trước. --Двина-C75MT 07:38, ngày 13 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mấy lỗi nhỏ

  • Câu thứ nhất, đúng là thừa chữ "các".
  • Câu thứ hai, tôi không để ý, đúng là chỉ có bốn lần đổi chủ, lần thứ nhất (1941) từ Đức chiếm, lần thứ hai (tháng 2-1943) Liên Xô chiến lại, lần thứ ba (tháng 3-1943) Đức tái chiếm, lần thứ tư (tháng 8-1943) Liên Xô chiếm lại. --Двина-C75MT 07:16, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

--عبقور*=talk-butions 12:04, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thắc mắc

Đó là các chữ viết tắt (tiếng Đức) chỉ các đơn vị không quân vận tải hỗ trợ chiến đấu. Kampfgeschwader z.b.V. tạm dịch là "phi đội" (tương đương trung đoàn), Kampfgruppen z.b.V. tạm dịch là "Cụm không quân chiến đấu" và (tương đương sư đoàn). Chữ số Arab chỉ phiên hiệu của cụm: KGrzbV 700 là Kampfgruppe z.b.V. 700, KGrzbV 900 là Kampfgruppe z.b.V. 900. Chữ số La Mã chỉ phi đội I./KGrzbV 1 là phi đội I thuộc Cụm 1, II./KGzbV 1 là phi đội II thuộc Cụm 1. Các dữ liệu về các đơn vị này có tại đây. --Двина-C75MT 04:45, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tạm: "Lúc 4 giờ, pháo binh phối hợp thực hiện một đợt pháo kích nhỏ vào khe sâu hiểm trở". (фьорда=fiord -> khe núi-biển hẹp ở Nauy) --Двина-C75MT 08:16, ngày 6 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Bắt giò bác Minh Tâm nhé! "Geschwader" thì đúng là biên chế đơn vị tương đương Trung đoàn, do cấp thiếu tá (Major), trung tá (Oberstleutnant) hoặc đại tá (Oberst) chỉ huy, thường dịch là Không đoàn. Nhưng "Gruppe" lại là biên chế đơn vị chỉ tương đương Tiểu đoàn, do cấp thiếu tá (Major) hoặc thậm chí là đại úy (Hauptmann) chỉ huy, thường dịch là Liên đoàn. I./KGrzbV 1 phải được hiểu là Không đoàn Chiến thuật 1 thuộc Quân đoàn Không quân số 1. (I.Fliegerkorps). Cấp Sư đoàn Không quân (Fliegerdivision) tuy được tổ chức vào thời kỳ đầu nhưng về sau đều nâng lên thành cấp Quân đoàn, chỉ còn 1 vài sư đoàn không quân giữ nguyên tên gọi hoạt động ở Mặt trận phía Đông. Thái Nhi (thảo luận) 16:17, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trong Chiến dịch Cái Vòng (1943)

Đó là trận này --Двина-C75MT 08:54, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mời ném đá (2)

Mời Volga tham gia Thảo luận:Biển Ban Tích.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 03:19, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re:

Không im lặng đâu, đang dịch địa danh Nga ra tiếng Việt cho Lưu Ly điền vào bản đồ.

  • "страницы" là số ít, chỉ từng "trang" sách;
  • "страниц" là số nhiều, chỉ "các trang" sách.

Mà hình như Sholokhov dã có lần hỏi cái này thì phải và đã có trả lời như trên. --Двина-C75MT 05:09, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không dịch thế. Phải dịch là "từ trang 65 đến trang 460". Nếu dịch vào chú thích thì nên viết là "trang 65 - 460" (dấu "-" biểu thị sự liên tục). Còn nếu là trang lẻ (không liên tục) nên viết là "trang 65, 460" (dấu "'" biểu thị sự cách quãng các trang lẻ). Tất cả các NXB ở Việt Nam hiện nay đều dùng cách biểu thị trang dẫn chiếu kiểu này ở foodnote. --Двина-C75MT 07:00, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đúng là xem cả bài mới biết. Có đến 53 chú thích nhưng tất cả đều được dẫn từ chỉ một cuốn sách: "Hubach, Walter. Việc chiếm đóng Đan Mạch và Na Uy. Chiến dịch Weser. 1940-1941 (tiếng Đức:Die Deutsche Besetzung von Danemark und Norwegen năm 1940. - Tsentrpoligraf, 2006.)" trang 69. - tổng số 460 trang. Có lẽ đây là cách chú thích độc đáo nhất mình từng biết. Ở vi.wiki, trò này dễ bị coi là "chép sách". --Двина-C75MT 07:24, ngày 23 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mình sợ đỏ nhiều quá đưa ra lựa chọn sẽ bị chê. Thôi được, có thể viết bài sơ khai để bớt đỏ đi vậy. Còn hơn 2 tuần nữa mà. --Двина-C75MT 04:21, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mời bạn tham gia Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao, sắp hết 1 tháng rồi.Porcupine (thảo luận) 02:26, ngày 25 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mãi mới nhận ra Fate Avencurrus là ai. Bạn cũng thích truyện Mahou Sensei Negima! à ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:47, ngày 27 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cũng thích truyện đó lắm, hiềm một nỗi là trong nhiều tập có "chữ" nhiều quá, ô lời thoại nhỏ nhưng chữ thì chi chít nên hơi khó đọc. Không rõ đó là do dịch thuật hay đó là phong cách của tác giả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 04:52, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nét vẽ hơi con nít một chút nhưng cũng được, dù sao cũng là ecchi /) --عبقور*=talk-butions 05:41, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trận hay cuộc phong tỏa

Ở Google trận Leningrad áp đảo cuộc phong tỏa Leningrad. Với lại tôi cho rằng tên bài hiện nay cũng ko cí gì sai?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:33, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hiện nay chúng ta nên giữ nguyên tên bài thế vì đó là do người viết đặt! Mình chịu vì ko có đủ kiến thức về Thế chiến thứ hai hay là về quân sự, bạn có thể thảo luận với thành viên Minh Tâm.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:42, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thực chất thì đây là một hoạt động quân sự, diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Người Liên Xô (cũ) và Nga hiện nay gọi là "Cuộc phòng thủ Leningrad" (các sách của tướng lĩnh Nga và Xô Viết). Từ này biểu thị chỉ từ phía bên phòng thủ. Anh, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp gọi là "Cuộc vây hãm Leningrad". Từ này cũng không trung lập vì biểu thị góc nhìn của bên tấn công. Do đó, người ta mới chọn tên Trận Leningrad (hoặc Chiến dịch Leningrad) cho cân bằng theo tính trung lập của wiki và chỉ ra địa điểm diễn ra sự kiện ấy. Vấn đề này bạn cũng đã từng đề cập đến trong nội dung "Mặt trận Xô-Đức" hay "Mặt trận phía Đông". --Двина-C75MT 02:12, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Xin lỗi trả lời muộn, mà mình thấy câu trả lời của Minh Tâm hẳn là đã giải quyết thắc mắc của bạn. Ý kiến của mình chỉ là: tài liệu của Nga, Đức dùng tên gì thì ta dùng tên đó, nếu hai phe có mâu thuẫn nhau thì ưu tiên dùng tên của bên chủ động hoặc dùng cách dung hòa như Minh Tâm nói. Thân mến. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:11, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

"Höheres kommando" là đơn vị trực thuộc chỉ huy cao cấp, dịch thoát ý là trực thuộc Bộ Tư lệnh. --Двина-C75MT 07:44, ngày 4 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

"ahri" là do mình đánh máy vội, sai chính tả. Đúng ra là "250 hải quân đánh bộ". Phiền bạn sửa giúp, xin cảm ơn. Còn "Höheres kommando" thì ở ngay phía trên, ngày 4 tháng 6. :) --Двина-C75MT 07:34, ngày 18 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Dự án Truyện tranh

Xin lỗi bạn vì mãi hôm nay mới thấy tin nhắn, hình như bạn gọi lúc mình đang trực bên Wikimedia Incubator. Dự án TT tuy suy sụp nhưng vẫn trụ lại được vài người đóng góp như mình, sholokhov, Pq (Porcupine), và vài người lâu lâu lên wiki một lần. Mình đang có kế hoạch giảm nó xuống thành dự án Anime và Manga vì mảng truyện tranh lớn quá, còn manga thì thường kèm theo anime nên dễ viết nếu người đó am hiểu đề tài (dĩ nhiên còn phải hỏi ý kiến của Khov nữa). Mình đang viết lại bài Elfen Lied từ tiếng Tây Ban Nha để đưa nó lên FA, nếu muốn bạn cũng có thể giúp (xem Sandbox của mình) --عبقور*=talk-butions 00:39, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã tải lên commons, mình đang bận dịch nên chưa đánh giá chất lượng ngay được --عبقور*=talk-butions 02:32, ngày 7 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Việc thêm bớt thể loại Bản mẫu - tiêu bản bạn có thể nhờ bot của anh Tân, vừa nhanh vừa đỡ mất công.--DMT (thảo luận) 02:06, ngày 18 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trận Đan Mạch

Hơi khó xử, vì chỉ có 37 chú thích thì hơi ít đấy (nếu so với độ dài của bài) --عبقور*=talk-butions 07:12, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quên, mình tưởng đã làm khi nâng cấp bài Weserübung, đã xếp loại B :) --عبقور*=talk-butions 08:02, ngày 25 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bình chọn Ứng cử viên bài viết chọn lọc

Đề nghị các thành viên dự án WW2 cho ý kiến bình chọn ứng cử viên BVCL của dự án tại đây. --Двина-C75MT 08:56, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Số liệu vênh nhau

Lúc đó thì chỉ còn cách: "theo ông X thì..."; "theo ông Y thì..."; "theo ông Z thì...". Sau đó, có thể có phân tích đánh giá mức độ tin cậy của các số liệu. Mình đã làm tại đây. --Двина-C75MT 05:48, ngày 8 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Trận chiến nước Pháp

Theo mình thì Volga nên sửa lại cách trình bày phần tình hình "Tình hình quốc tế trước chiến tranh". Không nên để gạch/chấm đầu dòng mà nên xâu chuỗi các sự kiện lại thành một quá trình. --Двина-C75MT 11:15, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Không chiến tại Anh Quốc

Xin lỗi Volga, thấy xoá mất 1 đoạn nên tôi tưởng đó là 1 IP có ý đồ phá hoại!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:21, ngày 18 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đề cử

Trận chiến nước Pháp đã đến tầm có thể đề cử BVCL. Tôi định đề cử. Volga thấy sao? --Двина-C75MT 06:00, ngày 16 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bạn nên mời những người Dự án đó, hoặc là những người quan tâm tới chủ đề đó vào trang đề cử nội bộ (Trần Nguyễn Minh Huy còn hoạt động mà, Pq cũng hay quan tâm đến các bài viết chọn lọc). Đề cử nội bộ: thật ra quá trình này sẽ giúp cho các bài iết khi ra đề cử sẽ xong rất nhanh.--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:10, ngày 21 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bản mẫu chiến dịch Dniepr - Karpat

Mình lấy bản mẫu này từ {{:ru:Днепровско-Карпатская операция}} của wiki tiếng Nga, còn Khov lấy từ {{:en:Template:Campaignbox Dnieper–Carpathian Offensive}} của wiki tiếng Anh. Tên các chiến dịch đều giống nhau. Có điều khác là Khov chia chiến dịch này làm hai giai đoạn (cả en.wiki và ru.wiki đều không chia). Có lẽ đó là ý kiến riêng của bạn ấy. Biết đâu lại là một phát hiện hay. Nên lấy cái của Khov trước đã. --Двина-C75MT 09:14, ngày 4 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nguồn không hợp lệ

Có vài nguồn chỉ tên sách nhưng không chỉ trang, phải bỏ đi theo quy định trích nguồn của Wiki. Nếu 1 ý có 2 nguồn thống nhất, thì chỉ giữ 1 nguồn có uy tín hơn. Taza (thảo luận) 16:45, ngày 11 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trận chiến nước Pháp

Volga bổ sung cho hai nguồn số 60 và 107: Mồ côi. --Двина-C75MT 04:18, ngày 13 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

  • Cậu đừnng tăng kích thước bản đồ lớn qua 305px, vì trên màn hình 800x600 hoặc thấp hơn, hoặc duyệt bằng điện thoại nhìn bố cục kỳ dị lắm. Taza (thảo luận) 14:28, ngày 13 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Tôi biết. Panzer tiếng Đức có nghĩa là xe tăng. Tôi sử dụng từ Thiết giáp thay cho Xe tăng để ngụ ý rằng một sư đoàn Panzer là một đơn vị hợp thành bộ binh - pháo - xe tăng. Việc tôi có sử dụng (Đức) hay không chỉ thuần túy tùy vào ngữ cảnh đoạn văn, có đủ để người đọc phân biệt được hay không. Taza (thảo luận) 05:51, ngày 17 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Volga ạ, phần "Fall Gelb - Vùn đất thấp và Bắc Pháp" còn thiếu một phần thông tin rất quan trọng: đó là sau khi 330'000 quân Đồng Minh đã sơ tán kịp thì còn bao nhiêu bị bắt, bị chết ở trong túi từ bờ sông Dyle đến các cảng ở Flanders? Vì theo thông tin phía trên, thì trong túi ở đây có tổng cộng hơn 1 triệu quân. Thiếu thông tin này khiến cho ấn tượng cuối là thắng lợi của Đức chỉ mang tính chiến thuật. Pls research for it. Taza (thảo luận) 01:56, ngày 18 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời
  • Bài viết cần tu chỉnh lại phần dẫn nguồn Volga ạ, cậu có thể giúp khảo cứu được chứ?

1) Nguồn của Churchill thiếu số trang, còn quyển sách của de Gaulle cậu đã dịch luôn cả tựa đề gốc, tôi không tìm được. Ngoài ra, một số nguồn thiếu số trang khác, tôi cũng đã đánh dấu để thay. Cậu có thể giúp tìm lại số trang của các nguồn này không? Tôi sẽ gắng tìm một số nữa.

2) Có 2 nguồn đặc biệt quan trọng là Shirer và Frieser được trích dẫn từ nhiều ấn bản khác nhau, lộn xộn và gây khó khăn cho người đọc truy nguồn. Nguồn của Shirer có ở ấn bản 1960 online, còn nguồn của Frieser thì không search được, tôi phải đặt mua bản in. Taza (thảo luận) 16:12, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Luftflotte

Thực ra cũng như các quân hàm, các thuật ngữ biên chế quân đội cũng chưa hình thành thống nhất. Cách đơn giản nhất là so sánh tương đương qua nhiều cơ cấu đơn vị (thông thường qua cơ cấu của Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Trung) để chọn từ tiếng Việt có nghĩa tương đương gần đúng nhất.

Trong một số ngôn ngữ, nhiều thuật ngữ Hàng không xuất phát từ Hàng hải, thấy rõ nhất trong Anh, Pháp, Đức. Ngay trong tiếng Việt, thi thoảng vẫn có người sử dụng "tàu bay" chính là bị ảnh hưởng cách này. Tuy vậy, trong tiếng Hoa, "hạm" (艦) dùng để chỉ tàu có boong rộng, "đỉnh" (艇) dùng để chỉ tàu có boong hẹp dài. Theo nghĩa gốc thì Luftflotte khó mà dịch thành Hạm đội Không quân được.

Vì vậy, ta tạm lấy các thuật ngữ tương đương để dịch như sau:

  • Luftflotte: Nguyên nghĩa tiếng Đức là Tập đoàn Không quân. Một số tài liệu dịch là "Tập đoàn quân Không quân". Về nghĩa hiện đại nó tương đương với Không lực mang số.
  • Fliegerkorps: Quân đoàn Không quân
  • Fliegerdivision: Sư đoàn Không quân
  • Geschwader: Không đoàn
  • Gruppen: Liên đoàn
  • Staffeln: Phi đoàn
  • Schwarm: Phi đội

Vài ý kiến chủ quan. Thái Nhi (thảo luận) 16:02, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao/Chiến tranh thế giới thứ hai.pq (thảo luận) 05:27, ngày 5 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cứu sao

Volga xem có thể cứu sao bài Erwin Rommel được không ? Hiện nay các thành viên kì cựu của dự án chuyên viết bài chọn lọc chỉ còn anh và Taza.--Prof MK (thảo luận) 09:53, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Di chuyển

Tôi thấy Volga đang có các di chuyển các quận Nam Carolia. Tôi thấy đơn cử như tên Quận Barnwell, South Carolina là không tồn tại ở Tiếng Việt nên không cần có đổi hướng đến Quận Barnwell, Nam Carolina.--Mannschaft (thảo luận) 08:01, ngày 18 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xem lịch sử bài trên thì tôi thấy Volga đang tạo ra các bài mới có tên tiếng Anh và đổi hướng nó về bài đã có ở Tiếng Việt. Và ý tôi là không nên đổi như thế này chứ không phải bỏ bớt phần sau dấu phẩy như South Carolina hay Carolina--Mannschaft (thảo luận) 08:15, ngày 18 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã sai . Có lẽ kiến thức lâu tôi không dùng nên nó bị mai một và tôi giờ phải đi học 1 lớp bổ túc về wikipedia thôi --Mannschaft (thảo luận) 09:35, ngày 18 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời