Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 74: Dòng 74:


==Bộ trưởng qua các thời kỳ==
==Bộ trưởng qua các thời kỳ==
{| table border="1" cellpadding="2" cellspacing="0" width=100%; style="background:#efefef;
{| class="wikitable" border="1" cellpadding="2" cellspacing="0" width="100%;" style="background:#efefef;" table
|-
|-
|- align=center
|- align=center
Dòng 213: Dòng 213:
|[[Tập tin:Bộ trưởng Tô Lâm.jpg|trái|80x80px|thế=]]
|[[Tập tin:Bộ trưởng Tô Lâm.jpg|trái|80x80px|thế=]]
|08/04/2016-nay
|08/04/2016-nay
|[[Thượng tướng Công an Nhân dân Việt Nam|Thượng tướng]] (2014)
|[[Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam|Thiếu tướng]] (2007)
[[Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam|Trung tướng]] (2010)

[[Thượng tướng Công an Nhân dân Việt Nam|Thượng tướng]] (2014)
|<nowiki>-</nowiki>
|<nowiki>-</nowiki>
|Giáo sư (2015)
|Giáo sư (2015)

Phiên bản lúc 01:04, ngày 28 tháng 1 năm 2019

Bộ trưởng Bộ Công an
Việt Nam
Quốc huy Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam
Đương nhiệm
Tô Lâm

từ 08/04/2016
Bộ Công an
Chức vụBộ trưởng
(thông dụng)
Đồng chí Bộ trưởng (Đảng viên Cộng sản gọi nhau)
Thành viên củaBộ Chính trị
Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương
Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Chính phủ Việt Nam
Báo cáo tớiThủ tướng
Trụ sởSố 47, Phạm Văn Đồng, Hà Nội
Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước
theo sự đề cử của Thủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳKhông nhiệm kỳ
Thành lập19/08/1945

Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi tắt là Bộ trưởng Công an, là thành viên chính phủ Việt Nam đứng đầu Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương. Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay là ông Tô Lâm. Ông tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng trước Quốc hội Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 2016.

Lịch sử

  • Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, các lãnh đạo Việt Minh đã cho thành lập nhiều đơn vị cảnh sát ở các địa phương để giữ gìn trật tự trên cơ sở các đội tự vệ của Việt Minh. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ là Sở trinh sát và ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cuộc. Mãi đến đầu năm 1946, theo Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đơn vị cảnh sát này được hợp nhất dưới tên gọi Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Theo Sắc lệnh này, "Việt Nam Công an vụ sẽ do một ông Giám đốc điều khiển, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Nội vụ. Ông Giám đốc có thể có một Phó Giám đốc giúp việc. Những chức chánh, phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ sẽ do Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ".[1] Chỉ một ngày sau, ông Nguyễn Dương được bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu ngành Công an Việt Nam với chức vụ Giám đốc Việt Nam Công an vụ.[2]
  • Ngày 18 tháng 4 năm 1946, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định 121-NV/NĐ, quy định tổ chức ngành Công an vụ thành 3 cấp:
  1. Cấp trung ương gọi là Nha Công an Việt Nam
  2. Cấp kỳ có tên gọi là Sở Công an Kỳ
  3. Cấp tỉnh có tên gọi là Ty Công an Tỉnh
  • Cũng theo Nghị định trên, "Cơ quan công an trung ương đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông Tổng giám đốc Việt Nam công an vụ.". Giúp việc cho Tổng giám đốc Việt Nam công an vụ là một Phó giám đốc.[3] Ngày 2 tháng 5 năm 1946, ông Lê Giản được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Việt Nam Công an vụ.[4].
  • Ngày 8 tháng 6 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 100/SL chấp thuận cho ông Nguyễn Dương từ chức Giám đốc Việt Nam Công an vụ và cử ông Lê Giản lên thay.[5]. Do tình trạng chiến tranh, nhu cầu điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn bộ máy để đảm bảo tính cơ động gọn nhẹ, ngày 5 tháng 4 năm 1948, Bộ trưởng Nội vụ Phan Kế Toại ký Nghị định số 291/NĐ tổ chức lại bộ máy ngành Công an[6]. Theo đó Nha Công an Việt Nam đổi tên thành Nha Công an Trung ương. Tên gọi Việt Nam Công an vụ và tổ chức Sở Công an Kỳ không còn sử dụng. Người đứng đầu ngành Công an bấy giờ là ông Lê Giản với chức danh Giám đốc Nha Công an Trung ương. Ngày 6 tháng 9 năm 1952, ông Trần Quốc Hoàn thay Lê Giản làm Giám đốc Nha Công an.[7]
  • Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Nha Công an được nâng cấp thành Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, do một Thủ trưởng, còn gọi Thứ trưởng Thứ bộ Công an phụ trách[8][9]. Ông Trần Quốc Hoàn giữ chức Thứ trưởng Thứ bộ Công an. Chỉ 6 tháng sau, 27 tháng 8 năm 1953, Bộ Công an được thành lập trên cơ sở Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, trở thành một bộ riêng biệt[10]. Trần Quốc Hoàn trở thành Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên.
  • Từ năm 1975 đến 1998, Bộ Công an hợp nhất với Bộ Nội vụ. Chức vụ Bộ trưởng cũng được đổi thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Từ năm 1998, dùng lại chức danh cũ Bộ trưởng Bộ Công an.

Chức năng và nhiệm vụ

Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Công an, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Công an và có trách nhiệm:

  • Tổ chức thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ
  • Tổ chức thực hiện những công việc được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền
  • Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định
  • Tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

Bộ trưởng là Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chịu trách nhiệm trước Đảng về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và có trách nhiệm:

  • Tổ chức thực hiện những công việc được Tổng bí thư giao hoặc ủy quyền
  • Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định
  • Tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
  • Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn
  • Chỉ đạo và tổ chức phối hợp các lực lượng, cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chỉ đạo xử lý kịp thời những tình huống đột xuất về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.

Quyền hạn

Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể sau:

  • Quyết định về việc tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định; quyết định công nhận, cho thôi Tập sự Phó Vụ trưởng và cấp tương đương;
  • Trình Chính phủ về thành lập, hợp nhất, chấm dứt hoạt động, giải thể Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương;
  • Quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể Cục và các vấn đề liên quan đến bộ máy, biên chế của Cơ quan thuộc Bộ và quyết định về danh sách bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tá; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ Phó Tổng cục trưởng, Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức vụ, chức danh tương đương, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định việc phong, thăng các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân;
  • Quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân
  • Phân công một Thứ trưởng làm Thứ trưởng Thường trực, giúp Bộ trưởng điều hành công việc chung của Bộ và phân công các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác và điều chỉnh lĩnh vực công tác đã phân công;
  • Trực tiếp giải quyết công việc có tính cấp bách và quan trọng mặc dù thuộc lĩnh vực đã được phân công của một Thứ trưởng, hay do Thứ trưởng đó đi vắng; quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng;
  • Định kỳ chủ trì họp với các Thứ trưởng và nếu xét thấy cần thiết, với Trợ lý Bộ trưởng để thống nhất chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành công việc của Bộ;
  • Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để trở thành Bộ trưởng Bộ Công an

  • Là công dân Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam
  • Là Ủy viên Bộ Chính trị
  • Là Đại biểu Quốc hội
  • Ít nhất là 35 tuổi và giữ quân hàm Trung tướng
  • Từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an

Bộ trưởng qua các thời kỳ

TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Hình Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
Công an Vụ (1946-1948)
1 Nguyễn Dương 2/1946-6/1946 - - Giám đốc Công an vụ
2 Lê Giản Tập tin:Lê Giản.png 6/1946-4/1948 - - Giám đốc Công an vụ
Nha Công an Việt Nam (1948-1953)
1 Lê Giản Tập tin:Lê Giản.png 4/1948-6/1952 - - Giám đốc Nha Công an Trung ương
2 Trần Quốc Hoàn
(1916-1986)
Tập tin:Tran Quoc Hoan.jpg
6/1952-2/1953 - Giám đốc Nha Công an Trung ương
Bộ Công an (1953-1975)
1 Trần Quốc Hoàn
(1916-1986)
Tập tin:Tran Quoc Hoan.jpg
1953-1975 - Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên
Bộ Nội vụ (1975-1998)
1 Trần Quốc Hoàn
(1916-1986)
Tập tin:Tran Quoc Hoan.jpg
1975-1981 - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
2 Phạm Hùng
(1912-1988)
1981-1987 - -
3 Mai Chí Thọ
(1922-2007)
Tập tin:Maichitho.jpg
1987-1991 Đại tướng (1989) - Huân chương Sao vàng (2007)
4 Bùi Thiện Ngộ
(1929-2006)
1991-1996 Trung tướng (1989)
Thượng tướng (1992)
- -
5 Lê Minh Hương
(1936-2004)
Tập tin:Le Minh Huong.jpg
11/1996-1998 Thượng tướng (1988) - Ủy viên Bộ Chính trị (2001-2005)
Bộ Công an (1998-nay)
1 Lê Minh Hương
(1936-2004)
Tập tin:Le Minh Huong.jpg
1998-28/01/2002 Thượng tướng (1988) - Ủy viên Bộ Chính trị (2001-2005)
2 Lê Hồng Anh
(1949-)
Tập tin:Le Hong Anh.jpg
28/01/2002- 03/08/2011 Đại tướng (2005) Ủy viên Bộ Chính trị (2011-2016)
3 Trần Đại Quang
(1956-2018)
03/08/2011- 08/04/2016 Thiếu tướng (2003)
Trung tướng (2007)

Thượng tướng (2011)

Đại tướng (2012)

Giáo sư (2009)

Ủy viên Bộ Chính trị (2011-2018)

4 Tô Lâm

(1957-)

Tập tin:Bộ trưởng Tô Lâm.jpg
08/04/2016-nay Thiếu tướng (2007)

Trung tướng (2010)

Thượng tướng (2014)

- Giáo sư (2015)

Ủy viên Bộ Chính trị (2016-nay)

Chú thích

Liên kết ngoài