Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dominica”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TjBot (thảo luận | đóng góp)
GhalyBot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 242: Dòng 242:
[[ml:ഡൊമനിക്കൻ റിപ്പബ്ലിക്]]
[[ml:ഡൊമനിക്കൻ റിപ്പബ്ലിക്]]
[[mr:डॉमिनिकन प्रजासत्ताक]]
[[mr:डॉमिनिकन प्रजासत्ताक]]
[[arz:جمهورية الدومينيكان]]
[[mzn:دومینیکن]]
[[mzn:دومینیکن]]
[[my:ဒိုမီနီကန်သမ္မတနိုင်ငံ]]
[[my:ဒိုမီနီကန်သမ္မတနိုင်ငံ]]

Phiên bản lúc 17:52, ngày 26 tháng 1 năm 2013

Thông tin khác
HDI?0,749
cao

Cộng hoà Dominicana (tiếng Tây Ban Nha: República Dominicana, Tiếng Việt: Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na[1]) là một quốc gia tại Caribe. Một phần ba phía tây hòn đảo Hispaniola thuộc Haiti, khiến cho Hispaniola một trong hai hòn đảo Caribê thuộc hai quốc gia. Cả về diện tích và dân số, Cộng hòa Dominicana là đất nước Caribê lớn thứ nhì (sau Cuba), với 48.442 km ² và có dân số ước tính 10 triệu người.[2][3]

Là nơi sinh sống của Taínos từ thế kỷ 7, lãnh thổ của nước Cộng hòa Dominicana đã được Christopher Columbus đặt chân vào năm 1492 và trở thành nơi có các khu định cư châu Âu đầu tiên thường trú tại châu Mỹ, tên là Santo Domingo, thủ đô của đất nước và thủ phủ đầu tiên của Tây Ban NhaTân Thế Giới. Tại Santo Domingo, trong số những kỷ lục đầu tiên khác ở châu Mỹ, trường đại học đầu tiên, nhà thờ đầu tiên, và lâu đài đầu tiên, còn có một di sản thế giới UNESCO đầu tiên.[2][4] Sau ba thế kỷ bị Tây Ban Nha cai trị, xen kẽ giữa các giai đoạn người Haitingười Pháp, quốc gia này độc lập năm 1821 nhưng đã nhanh chóng bị xâm chiếm bởi Haiti. Nó giành lại độc lập năm 1844, nhưng chủ yếu trải qua giai đoạn rối loạn chính trị và chế độ chuyên chế, và cũng có một thời gian ngắn trở lại ngắn trở lại thuộc cai trị của Tây Ban Nha, trong 72 năm tiếp. Hoa Kỳ chiếm đóng giai đoạn 1916-1924 và tiếp theo là giai đoạn thuộc chế độ độc tài quân sự của Rafael Leonidas Trujillo Molina đến năm 1961. Cuộc nội chiến cuối cùng vào năm 1965, đã kết thúc bằng sự can thiệp của Mỹ, và theo sau là sự cai trị độc tài của Joaquín Balaguer đến năm 1978. Kể từ 1978, Cộng hòa Dominicana đã chuyển sang chế độ dân chủ đại diện.

Cộng hòa Dominicana cũng đã được áp dụng một mô hình kinh tế tự do, điều đó đã khiến cho quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn nhất trong khu vực .[5] Mặc dù từ lâu đã nổi tiếng với sản xuất đường, nền kinh tế ngày nay chủ yếu là là lĩnh vực dịch vụ, có hệ thống viễn thông hiện đại. Tuy nhiên, thất nghiệp, chính quyền tham nhũng, phân phối thu nhập bất công, cung cấp điện không phù hợp vẫn là vấn đề lớn Dominicana.[6].

Dân di cư quốc tế mang lại rất nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia này, vì đất nước này là nơi đi và đên của cả hai luồng di dân lớn. Dân Haiti nhập cư và việc hội nhập của người Dominicana gốc Haiti là vấn đề lớn; tổng dân số có nguồn gốc Haiti được ước tính khoảng 800.000 .[7] Có một số lượng lớn người Dominicana hải ngoại, chủ yếu ở Hoa Kỳ, nơi nó khoảng 1,2 triệu người.[8] Họ giúp đỡ phát triển quốc gia bằng cách họ gửi hàng tỷ đô la cho các gia đình của họ, chiếm một phần mười GDP của Dominica.[6][9] Cộng hoà Dominica đã trở thành điểm đến du lịch lớn nhất của Caribe; các sân golf hoạt động quanh năm là một trong các điểm thu hút hàng đầu .[10] Tại quốc gia này có núi cao nhất Caribe, Pico Duarte, cũng như hồ Enriquillo, hồ lớn nhất của Caribê. Quisqueya, như người Dominicana thường gọi đất nước của họ, có nhiệt độ trung bình nhẹ (26 °C) và là rất thích hợp sự đa dạng sinh học .[10] Âm nhạc và thể dục thể thao có tầm quan trọng cao nhất trong văn hóa Dominicana, với merengue là điệu vũ và ca quốc gia và cũng như bóng chày là môn thể thao ưa thích .[2]

Lịch sử

Năm 1492, Cristoforo Colombo phát hiện ra hòn đảo này và đặt tên là La Espanola (Hispaniola); con trai Colombo, Diego trở thành Phó vương đầu tiên ở đảo này. Thủ đô Santo Domingo được thành lập năm 1496, là nơi định cư lâu đời nhất của người châu ÂuTây bán cầu. Đảo này là thuộc địa của Tây Ban Nha đến năm 1697. Hiệp ước Ryswick đã phân chia đảo thành hai phần: lãnh thổ phía Đông thuộc Tây Ban Nha (Santo Domingo) và lãnh thổ phía Tây thuộc Pháp (Haiti).

Năm 1795, Tây Ban Nha buộc phải giao cho Pháp phần lãnh thổ phía Đông.

Năm 1801, Toussaint Louverture cùng những người nô lệ trên đảo nổi dậy và nắm quyền kiểm soát toàn đảo. Năm 1809, người Dominicana đánh bại quân Pháp và lập nền cộng hòa đầu tiên. Năm 1814, Tây Ban Nha tái chiếm phần lãnh thổ phía Đông. Năm 1821, những kiều dân tuyên bố độc lập cho 'Cộng hòa Dominicana. Năm 1822, người Haiti xâm chiếm Santo Domingo và sáp nhập lãnh thổ này vào Haiti.

Thể chế cộng hòa độc lập, được tuyên bố năm 1844, đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến loạn: Tây Ban Nha trở lại xâm chiếm (1861-1865); những khó khăn về kinh tếchính trị tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tiến hành can thiệp quân sự và chiếm đóng (1916-1924). Tướng Rafael Trufillo, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, thiết lập chế độ độc tài chuyên chế. Năm 1961, Trufillo bị ám sát. Năm 1963, quân đội lật đổ Tổng thống Juan Bosch. Giai đoạn bất ổn về chính trị lại tiếp tục và Hoa Kỳ lại can thiệp bằng quân sự (1965) để chấm dứt cuộc nội chiến. Các cuộc xung đột vũ trang chấm dứt sau khi quân du kích thất bại năm 1973. Joaquin Balaguer giữ chức Tổng thống từ năm 1966 và duy trì quyền lực dựa vào quân đội. Năm 1978, J. Balaguer nhường chức Tổng thống lại cho Guzmán Fernández. Năm 1982, Jorge Blance kế vị G. Fernández. Năm 1986, J. Balaguer tái đắc cử Tổng thống. Năm 1996, chức Tổng thống thuộc về Leonel Fernández Năm 2000, Hipólito trở thành nhà lãnh đạo mới của Cộng hòa Dominicana.

Địa lí

Cộng hòa Dominicana là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribbean, nằm ở phía đông và chiếm đến hai phần ba đảo Hispaniola. Một phần ba ở phía tây của Hispaniola là đất nước Haiti. Địa hình của quốc đảo này gồm vùng đồng bằng ven biển, bốn dãy núi gần như song song trải dài theo hướng Tây-Đông, thung lũng đất đen màu mỡ Cibao trải rộng ở phía Bắc dãy Cordillera Central.

Kinh tế

Là một nền kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc vào Mỹ.

Mặc dù sản xuất đường là ngành kinh tế truyền thống, song hiện nay niken và sắt đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính Dominica là nước đứng đầu Mỹ Latinh và thứ 5 thế giới về khai thác vàng; điện năng sản xuất đạt 6,7 tỷ kWh, tiêu thụ 6,7 tỷ kWh. Du lịch là ngành thu nhiều ngoại tệ nhất; xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, nhập khẩu 3,6 tỷ USD, nợ nước ngoài: 3,6 tỷ USD.

Những sản phẩm từ các loại cây công nghiệp (mía, cà phê, ca cao, thuốc lá) và niken là nguồn xuất khẩu chủ yếu của đảo này. Việc thành lập khoảng 40 khu chế xuất công nghiệp và sự phát triển ngành du lịch tạo nên một nền kinh tế năng động không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mức sống vẫn còn thấp, mức lạm phát cao và kinh tế phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ.

Các tỉnh và đô thị

Cộng hòa Dominicana có 31 tỉnh và thủ đô quốc gia, Distrito Nacional (National District), nơi có Santo Domingo.

Các tỉnh được chia thành các đô thị (municipios; singular municipio).

  1. Azua
  2. Bahoruco
  3. Barahona
  4. Dajabón
  5. Distrito Nacional
  6. Duarte
  7. Elías Piña
  8. El Seibo
  9. Espaillat
  10. Hato Mayor
  11. Hermanas Mirabal
  1. Independencia
  2. La Altagracia
  3. La Romana
  4. La Vega
  5. María Trinidad Sánchez
  6. Monseñor Nouel
  7. Monte Cristi
  8. Monte Plata
  9. Pedernales
  10. Peravia
  11. Puerto Plata
  1. Samaná
  2. Sánchez Ramírez
  3. San Cristóbal
  4. San José de Ocoa
  5. San Juan
  6. San Pedro de Macorís
  7. Santiago
  8. Santiago Rodríguez
  9. Santo Domingo
  10. Valverde

* Thủ đô quốc gia là thành phố Santo Domingo, ở Distrito Nacional (DN)

Giáo dục - Y tế

Chương trình giáo dục miễn phí đến bậc trung học. Tuy nhiên, nhiều trẻ em vẫn không được đến trường do phải phụ giúp cha mẹ. Cả nước có khoảng 81% số học sinh đi học và khoảng 1/3 số đó tốt nghiệp. Các nguồn tài trợ cho giáo dục còn rất hạn chế. Cộng hòa Dominicana có một số trường đại họctrường thương mại.

Y tế Cộng hòa Dominicana có hệ thống bệnh viện và phòng khám công miễn phí, nhưng thiếu thốn các phương tiện và thiết bị. Phần lớn những người có khả năng tài chính đến khám tại các dịch vụ y tế tư nhân. Khu vực nông thôn hầu như chưa có bác sĩ.

Tham khảo

  1. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/
  2. ^ a b c “Embassy of the Dominican Republic, in the United States”. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ “Estimaciones y Proyecciones de la Población Dominicana por Regiones, Provincias, Municipios y Distritos Municipales, 2008”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2008. Context: Estimaciones; Población en Tiempo Real
  4. ^ “Colonial City of Santo Domingo”. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  5. ^ “CIA - The World Factbook -- Rank Order - GDP (purchasing power parity)”. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ a b “CIA - The World Factbook -- Dominican Republic”. Central Intelligence Agency (CIA). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2007.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pinadep
  8. ^ “United States - Selected Population Profile in the United States (Dominican (Dominican Republic))”. 2007 American Community Survey 1-Year Estimates. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2009.
  9. ^ “Dominican Republic (12/08)”. United States Department of State. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  10. ^ a b “Consulate-General of the Dominican Republic Bangkok Thailand”. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài