Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhân vật Wikimedia của năm”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Vinh dự nhắc tên: "rich media" nói đến các phương tiện có nhiều hình ảnh hay video
Dòng 224: Dòng 224:
== Truyền thông đa phương tiện ==
== Truyền thông đa phương tiện ==
{|class="wikitable sortable plainrowheaders" style="width: 100%;"
{|class="wikitable sortable plainrowheaders" style="width: 100%;"
|+Danh sách người Truyền thông của năm
|+Danh sách người Phương tiện giàu đẹp của năm
!scope="col"|Năm
!scope="col"|Năm
!class="unsortable" scope="col"|Hình ảnh
!class="unsortable" scope="col"|Hình ảnh

Phiên bản lúc 08:42, ngày 11 tháng 1 năm 2022

Nhân vật Wikimedia của năm
Alaa Najjar, người nhận giải 2021
Địa điểmTheo truyền thống được công bố tại Wikimania
Được trao bởiJimmy Wales
Lần đầu tiêntháng 8 năm 2011; 12 năm trước (2011-08)

Nhân vật Wikimedia của năm (tiếng Anh: Wikimedian of the Year) là giải thưởng thường niên vinh danh các biên tập viên Wikipedia và những người khác có đóng góp cho các dự án Wikimedia nhằm nêu bật những thành tựu chính trong phong trào Wikimedia. Giải được đồng sáng lập WikipediaJimmy Wales thành lập vào tháng 8 năm 2011. Wales lựa chọn và vinh danh người nhận giải tại hội nghị thường niên Wikimania của Wikimedia Foundation; ngoại trừ năm 2020 do hậu quả đại dịch COVID-19 nên tên người nhận được công bố tại buổi họp trực tuyến.[1] Từ năm 2011 đến năm 2017, giải thưởng có tên là Nhân vật Wikipedia của năm (Wikipedian of the Year).[2]

Năm 2011, danh hiệu đầu tiên được trao cho Rauan Kenzhekhanuly cho những đóng góp cho Wikipedia tiếng Kazakh. Năm 2012, giải được trao cho một biên tập viên gọi là "Demmy" vì đã tạo ra một con bot dịch 15.000 bài viết tiếng Anh ngắn sang tiếng Yoruba, một ngôn ngữ nói tại Nigeria. Năm 2013, Rémi Mathis của Wikimédia FranceWikipedia tiếng Pháp được xướng danh cho vai trò trong tranh cãi bài viết. Năm 2014, giải dành cho nhà báo Ukraina Ihor Kostenko, người tích cực quảng bá Wikipedia tiếng Ukraina trên các trang mạng xã hội và đã bị giết trong một cuộc bạo loạn. Wales vinh danh một nhân vật không tiết lộ danh tính vào năm 2015 và hy vọng một ngày nào đó sẽ nói về câu chuyện người đó. Năm 2016, giải thưởng chung đầu tiên đã được gửi tới Emily Temple-WoodRosie Stephenson-Goodknight cho những nỗ lực chống lại nạn quấy rối trên Wikipedia và gia tăng nội dung về phụ nữ. Những người nhận khác bao gồm Felix Nartey, Farhad FatkullinEmna Mizouni.

Ngoài giải thưởng chính, Susanna Mkrtchyan và Satdeep Gill là những người đầu tiên nhận được Vinh dự nhắc tên (Honorable mention) năm 2015. Năm 2021 có thêm các giải Người mới của năm (Newcomer of the Year), Danh hiệu năm thứ 20 (20th Year Honouree), Cách tân công nghệ (Tech Innovator) và Truyền thông đa phương tiện (Rich Media).

Danh sách người nhận

Danh sách Nhân vật Wikimedia của năm
Năm Hình ảnh Người nhận Dự án chính Lý do Gc
2011 Người đàn ông tóc ngắn với áo sơ mi chấm bi đỏ đang mỉm cười. Rauan Kenzhekhanuly Wikipedia tiếng Kazakh Kenzhekhanuly đã tuyển mộ được một cộng đồng ổn định để cải thiện Wikipedia tiếng Kazakh, trong một năm đã tăng từ 4 lên hơn 200 biên tập viên tích cực và 7.000 lên 130.000 bài viết. Wales đã bị các đồng nghiệp Wikipedia chỉ trích vì Kenzhekhanuly có quan hệ với chính quyền Kazakhstan. Năm 2015, Wales bày tỏ trên Reddit rằng không hề biết về các chức vụ trước đây của Kenzhekhanuly trong chính phủ Kazakhstan và nếu biết Kenzhekhanuly sẽ trở thành phó thống đốc tỉnh Kyzylorda, ông đã "từ chối trao giải".[3] [2]

[4]
2012
"Demmy" Wikipedia tiếng Yoruba "Demmy" tạo nên con bot dịch 15.000 bài viết tiếng Anh ngắn sang tiếng Yoruba, một ngôn ngữ nói ở Nigeria. [2]
2013 Người đàn ông tóc ngắn khoác áo đen đeo kính. Rémi Mathis Wikipedia tiếng Pháp Mathis là chủ tịch hội đồng quản trị Wikimédia Francebảo quản viên Wikipedia tiếng Pháp, đã nhận được vinh dự này khi giữ vai trò trong những tranh cãi quanh bài viết tiếng Pháp Đài phát thanh quân sự Pierre-sur-Haute (Station hertzienne militaire de Pierre-sur-Haute). [5]

[6]
2014 Người đàn ông mặc áo cam sọc xanh Ihor Kostenko Wikipedia tiếng Ukraina Nhà hoạt động Euromaidan Kostenko là biên tập viên Wikipedia tiếng Ukraina và tích cực quảng bá trên mạng xã hội. Kostenko bị giết trong bạo loạn ngày 20 tháng 2 năm 2020 và được truy tặng sau đó. [7]

[8]
2015
không tiết lộ Wikimedia Commons Wales công bố một biên tập viên người Venezuela nhưng giữ kín danh tính (in pectore) và mong muốn ngày nào đó có thể nêu rõ lý do mà không gây nguy hiểm cho người nhận. [9]
2016 Người phụ nữ mặc áo lam ngọc và mỉm cười. Emily Temple-Wood Wikipedia tiếng Anh Những người nhận giải chung đầu tiên cho nỗ lực chống lại nạn quấy rối trên Wikipedia và gia tăng nội dung về phụ nữ. Temple-Wood đã khởi tạo gần 400 bài viết và cải thiện hàng trăm bài viết khác, trong đó nhiều bài viết về các nữ khoa học gia, sức khỏe của phụ nữ và LGBT. Stephenson-Goodknight đã cải thiện hơn 3.000 bài viết, đồng khởi tạo không gian chào đón những người mới đóng góp vào trang, đồng sáng lập các dự án tiếp cận phụ nữ như "WikiWomen's User Group", "WikiProject Women" và chiến dịch "Women in Red". [10]

[11]

[12]

[13]
Người phụ nữ mặc áo đen, đeo hoa tai và mỉm cười. Rosie Stephenson-Goodknight Wikipedia tiếng Anh
2017 Người đàn ông da đen tóc ngắn mỉm cười. Felix Nartey Wikipedia tiếng Anh Nartey nhận giải vì nội dung bổ sung cho quê hương Ghana của mình và dẫn sắt một số sáng kiến để thúc đẩy tầm quan trọng của việc biên tập Wikipedia. Trong lời đề cử, Wales nói rằng Nartey đã giữ vai trò dẫn đầu trong việc tổ chức hội nghị Wiki Indaba lần thứ 2 năm 2017 tại Accra, cũng như xây dựng cộng đồng địa phương tại châu Phi. [14]
2018 Người đàn ông mặc áo sơ mi xanh và mỉm cười. Farhad Fatkullin Wikipedia tiếng Tatar Năm 2009, Fatkullin tham gia Phong trào Wikimedia. Fatkullin tự mô tả mình là người "yêu Wikipedia tiếng Tatar". Từ năm 2015, Fatkullin đóng góp cho Wikipedia bằng các phương ngữ Nga, bao gồm tiếng Tatar. [15]
2019 Người phụ nữ tóc ngắn đen pha cam đội mũ lam đậm và trắng, mỉm cười trước ống kính. Emna Mizouni Wikipedia tiếng Ả Rập Năm 2013, Mizouni tham gia thành lập tổ chức phi chính phủ Carthagina để nâng cao nhận thức về di sản lịch sử Tunisia. Bà bắt đầu đóng góp cho các dự án Wikimedia năm 2013 qua Wiki Loves Monuments. Mizouni cũng giúp tổ chức nhiều hội nghị Wikimedia lớn, bao gồm khai mạc WikiArabia và đồng chủ trì trong ủy ban chương trình Wikimania 2018. Năm 2016, Mizouni tham gia Ủy ban Liên kết và trở thành phó chủ tịch Ủy ban năm 2018. [16]
2020 Sandister Tei Wikipedia tiếng Anh Tei tích cực đóng góp cho những bài viết Wikipedia về Đại dịch COVID-19 tại Ghana. [1]
2021 Alaa Najjar Wikipedia tiếng Ả Rập Najjar được vinh danh tại hội nghị Wikimania 2021 tổ chức trực tuyến, cho những đóng góp tại Wikipedia tiếng Ả Rập về các dự án y tế, đặc biệt là dự án COVID-19. [17]

Vinh dự nhắc tên

Danh sách Vinh dự nhắc tên trong Nhân vật Wikimedia của năm
Năm Hình ảnh Người nhận Dự án chính Lý do Gc
2015 Susanna Mkrtchyan Wikipedia tiếng Armenia Mkrtchyan là thành viên ban giám đốc từ Wikimedia tiếng Armenia. Mkrtchyan được trao thưởng cho các hoạt động wiki ngoại tuyến như "Một người Armenia - Một bài viết", chiến dịch biên tập và dự án trại thanh niên nhằm hỗ trợ các biên tập viên mới của Armenia. [18]
Satdeep Gill Wikipedia tiếng Punjab Gill là người Ấn Độ đóng góp cho Wikipedia tiếng Punjab, được trao thưởng vì khuyến khích mọi người tại trường đại học của mình tham gia sửa đổi Wikipedia tiếng Punjab, biến nó trở thành Wikipedia ngữ hệ Ấn phát triển nhanh nhất trong năm. [9]
2016 Mardetanha Wikipedia tiếng Ba Tư Mardetanha đã tạo ra "Thư viện Wikipedia" phiên bản tiếng Ba Tư giúp các biên tập viên tìm nguồn dẫn cho bài viết. Ba nhà xuất bản ủng hộ bằng cách cho các biên tập viên quyền truy cập nghiên cứu vào sản phẩm của mình. [19]
Vassia Atanassova Wikipedia tiếng Bulgaria Atanassova thành lập cuộc thi "#100wikidays" thách thức các biên tập viên mỗi ngày tạo một bài viết Wikipedia trong một trăm ngày. Hơn 120 người tham gia và một phần ba số đó hoàn thành cuộc thi.
2017
-
Diego Gómez
-
Sinh viên Colombia bị truy tố vì vi phạm bản quyền khi chia sẻ một bài học thuật trên mạng, sau đó được tuyên bố trắng án. [20]
[21]
2018 Nahid Sultan Wikipedia tiếng Bengal Sultan là thành viên tích cực của Wikimedia Bangladesh. [22]

[23]
Jess Wade Wikipedia tiếng Anh Wade là nhà vật lý đã bắt đầu nỗ lực hàng năm trời để tạo ra các bài viết trên Wikipedia về những nhà khoa học và kỹ sư "đại diện tốt hơn cho phụ nữ và người da màu". Tính đến tháng 2 năm 2020, Wade đã có hơn 900 bài viết mới. [24]

[25]

[26]
2021 Netha Hussain Wikipedia tiếng AnhWikipedia tiếng Malayalam Là nhân viên y tế gốc Ấn Độ, Netha đã có những đóng góp vô giá cho nội dung y tế trên các dự án Wikimedia, nỗ lực tập trung trong giai đoạn 2020-21 về nội dung COVID-19. Bà cũng khởi tạo dự án An toàn vắc-xin để xử lý những thông tin sai lệch xung quanh vắc xin COVID-19. [27]
Carmen Alcázar Wikipedia tiếng Tây Ban Nha Alcázar được công nhận thu hẹp khác biệt giới trên Wikipedia tiếng Tây Ban Nha. [28]
[29]

Người mới của năm

Danh sách Người mới của năm
Năm Hình ảnh Người nhận Dự án chính Lý do Gc
2021 Carma Citrawati Wikisource tiếng Bali Carma Citrawati là tác gia và nhà hoạt động văn học tiếng Bali, tham gia Wikimedia vào năm 2019 để giúp phát triển WikiPustaka (Wikisource tiếng Bali) thành thư viện nguồn tư liệu tiếng Bali. Carma đã đi đầu trong nỗ lực số hóa và dịch các bản thảo cổ tiếng Bali chép trên lá cọ. [30]

Danh hiệu năm thứ 20

Danh sách Danh hiệu năm thứ 20
Năm Hình ảnh Người nhận Dự án chính Lý do Gc
2021 Lodewijk Gelauff Wiki Loves Monuments Lodewijk là người có nhiều đóng góp, cố vấn cho nhiều thành viên Wikimedia và là tình nguyện viên cho nhiều nhóm và nỗ lực của các cộng đồng Wikipedia. Lodewijk là một trong những người khởi xướng Wiki Loves Monument, cuộc thi ảnh hàng năm trên Wikipedia về di sản văn hóa và dẫn dắt dự án này trong một thập kỷ. [31]
[32]

Cách tân công nghệ

Danh sách Người cách tân công nghệ (Tech Innovator)
Năm Hình ảnh Người nhận Dự án chính Lý do Gc
2021 Jay Prakash Hỗ trợ, phát triển Công nghệ thông tin và phần mềm Prakash cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các cộng đồng Ấn Độ địa phương, sửa lỗi, xây dựng các công cụ mới và truyền bá tiếp cận kỹ thuật trên Wikimedia. [33]

Truyền thông đa phương tiện

Danh sách người Phương tiện giàu đẹp của năm
Năm Hình ảnh Người nhận Dự án chính Lý do Gc
2021 Ananya Mondal Wikimedia Commons Được biết đến với cái tên Butterfly Wikimedian (thành viên Wikimedia Bướm), Mondal bắt đầu dự án Wiki Loves Butterfly vào năm 2016 sau khi nhận ra không có bài viết nào về bướm trên Wikipedia tiếng Bengal là tiếng mẹ đẻ của mình. Dự án tiếp tục bổ sung thông tin và hình ảnh về bướm, đặc biệt là các loài ở phía đông và đông bắc Ấn Độ. [33]
[34]

Tham khảo

  1. ^ a b Quist, Ebenezer (ngày 16 tháng 10 năm 2020). “Ghanaian lady awarded by Wikipedia as its worldwide best worker for 2020” [Người phụ nữ Ghana được Wikipedia trao giải thành viên tốt nhất trên thế giới năm 2020] (bằng tiếng Anh). YEN.com.gh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ a b c Morris, Kevin (ngày 26 tháng 4 năm 2013). “Winners of Wikipedia's biggest award still haven't received prize money” [Người thắng giải lớn nhất của Wikipedia vẫn chưa nhận được tiền thưởng]. The Daily Dot (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Michel, Casey G. (ngày 2 tháng 4 năm 2015). “Wikipedia Founder Distances Himself from Kazakhstan PR Machine” [Nhà sáng lập Wikipedia tự đặt khoảng cách chính mình với bộ máy PR Kazakhstan]. Eurasianet (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Orlowski, Andrew (ngày 22 tháng 12 năm 2014). “What's Jimmy Wales going to do with $500k from the UAE?” [Jimmy Wales sẽ làm gì với $500k từ UAE?]. The Register (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ “Rémi Mathis”. École nationale des chartes (bằng tiếng Pháp). ngày 19 tháng 12 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Geuss, Megan (ngày 6 tháng 4 năm 2013). “Wikipedia editor allegedly forced by French intelligence to delete "classified" entry” [Biên tập viên Wikipedia bị tình báo Pháp buộc phải xóa mục nhập "đã phân loại"]. Ars Technica (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ “Ukraine Today: Ihor Kostenko given posthumous annual award (VIDEO)” [Ukraina ngày nay: Ihor Kostenko được truy tặng giải thưởng thường niên (VIDEO]. Kyiv Post (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ Savchuk, Iryna (ngày 15 tháng 8 năm 2014). “Ukrainian from the Heavenly Hundred becomes Wikipedian of the Year” [Một trong những anh hùng Ukraina Thiên Bách trở thành Nhân vật Wikipedia của năm]. Kyiv Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ a b Sutherland, Joe (ngày 31 tháng 7 năm 2015). “2015 Wikipedians of the Year unveiled in Mexico” [Nhân vật Wikipedia của năm 2015 được công bố tại México]. Diff (bằng tiếng Anh). Wikimedia Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ “Emily Temple-Wood macht Wikipedia weiblicher” [Emily Temple-Wood làm Wikipedia nữ tính hơn]. Geo (bằng tiếng Đức). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ Gordon, Maggie (ngày 9 tháng 11 năm 2017). “Wikipedia editing marathons add women's voices to online resource” [Cuộc đua biên tập Wikipedia thêm tiếng nói nữ giới vào tài nguyên trực tuyến]. Houston Chronicle (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ D’Alterio, Emily (ngày 12 tháng 3 năm 2019). “Women in culture and tech: Rosie Stephenson-Goodknight, academic, Wikipedian and champion of 'impractical' girls” [Phụ nữ trong văn hóa và công nghệ: Rosie Stephenson-Goodknight, học thuật, thành viên Wikipedia và nữ vô địch 'không thực dụng']. Europeana Pro (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ Zahneis, Megan (ngày 19 tháng 7 năm 2018). “Some Colleges Cautiously Embrace Wikipedia” [Một số cao đẳng thận trọng nắm bắt Wikipedia]. Chronicle (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Ofori-Boateng, Pamela (ngày 29 tháng 8 năm 2017). “Felix Nartey named Wikimedian of the Year 2017!” [Felix Nartey được xướng danh Nhân vật Wikimedia của năm]. Classic Ghana (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “Татарстанец Фархад Фаткуллин стал первым россиянином, признанным Википедистом 2018” [Công dân Tatar Farhad Fatkullin trở thành người Nga đầu tiên được Wikipedia ghi nhận vào năm 2018]. Татар-информ (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Nadiya, Jennene (ngày 17 tháng 10 năm 2019). “Emna Mizouni, première femme arabe à obtenir le prix "Wikimédienne de l'année" [Emna Mizouni, người nữ Ả Rập đầu tiên nhận giải thưởng "Nhân vật Wikimedia của năm"]. Tunisie Haut Debit (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ Bedirian, Razmig (ngày 16 tháng 8 năm 2021). “Arab medical professional Alaa Najjar honoured by Wikipedia for Covid-19 coverage” [Chuyên gia y tế Ả Rập Alaa Najjar được Wikipedia vinh danh về nội dung Covid-19]. The National (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ “Վիքիպեդիայի հիմնադրի անակնկալը Սուսաննա Մկրտչյանին” [Sự ngạc nhiên mà nhà sáng lập Wikipedia dành cho Susanna Mkrtchyan]. MediaMax (bằng tiếng Armenia). ngày 29 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2020.
  19. ^ Erhart, Ed (ngày 24 tháng 4 năm 2016). “Jimmy Wales names Emily Temple-Wood and Rosie Stephenson-Goodknight as Wikipedians of the Year” [Jimmy Wales xướng tên Emily Temple-Wood và Rosie Stephenson-Goodknight là Nhân vật Wikipedia của năm]. Diff (bằng tiếng Anh). Wikimedia Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2016.
  20. ^ Harmon, Elliot (ngày 21 tháng 12 năm 2017). “Diego Gómez Is Safe, but Threats to Curiosity Still Abound” [Diego Gómez an toàn nhưng vẫn còn mối đe dọa với lòng ham hiểu biết] (bằng tiếng Anh). Electronic Frontier Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ Wikimania 2017 Closing Ceremony [Lễ bế mạc Wikimania 2017] (bằng tiếng Anh). Wikimedia Foundation. ngày 17 tháng 8 năm 2017. Sự kiện xảy ra vào lúc 17:30. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  22. ^ Koebler, Jason (ngày 27 tháng 4 năm 2016). “Wikipedia's Piracy Police Are Ruining the Developing World's Internet Experience” [Cảnh sát chống vi phạm bản quyền của Wikipedia đang phá hỏng trải nghiệm internet của thế giới đang phát triển]. Vice (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  23. ^ Elsharbaty, Samir (ngày 26 tháng 7 năm 2018). “Farhad Fatkullin named Wikimedian of the Year for 2018” [Farhad Fatkullin được xướng danh Nhân vật Wikimedia của năm 2018]. Diff (bằng tiếng Anh). Wikimedia Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  24. ^ di Federica, Colonna (ngày 12 tháng 8 năm 2018). “Una scienziata al giorno” [Mỗi ngày một nhà khoa học]. PressReader (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  25. ^ Evans, Jocelyn (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “Physicist writes 900 Wikipedia entries to boost diversity in science” [Nhà vật lý viết 900 bài trên Wikipedia để tăng cường tính đa dạng khoa học]. ITV News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  26. ^ Devlin, Hannah (ngày 24 tháng 7 năm 2018). “Academic writes 270 Wikipedia pages in a year to get female scientists noticed” [Tác giả học thuật viết 270 bài Wikipedia một năm để thu hút sự chú ý của các nữ khoa học gia]. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ Wikimedia Foundation (ngày 15 tháng 8 năm 2021). “Meet Netha Hussain: Wikimedian of the Year 2021 Honourable Mention winner” [Gặp gỡ Netha Hussain: người thắng giải Vinh dự nhắc tên trong Nhân vật Wikimedia của năm 2021]. Diff (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  28. ^ Wikimedia Foundation (ngày 15 tháng 8 năm 2021). “Meet Carmen Alcázar: Wikimedian of the Year 2021 Honourable Mention winner” [Gặp gỡ Carmen Alcázar: người thắng giải Vinh dự nhắc tên trong Nhân vật Wikimedia của năm 2021]. Diff (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  29. ^ Riquelme, Rodrigo (ngày 15 tháng 8 năm 2021). “Una mexicana gana mención honorífica en los premios al Wikimedista del 2021” [Một phụ nữ México thắng giải Vinh dự nhắc tên trong Nhân vật Wikimedia của năm 2021]. El Economista (bằng tiếng Tây Ban Nha). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ Wikimedia Foundation (ngày 15 tháng 8 năm 2021). “Meet Carma Citrawati: Wikimedian of the Year 2021 Newcomer of the Year winner” [Gặp gỡ Carma Citrawati: người thắng giải Người mới của năm trong Nhân vật của năm 2021]. Diff (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  31. ^ Wikimedia Foundation, Meet the 2021 Wikimedians of the year [Gặp gỡ những Nhân vật Wikimedia của năm 2021] (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022
  32. ^ Wikimedia Foundation, Meet Lodewijk Gelauff: Wikimedian of the Year 2021 20th Year Honouree winner [Gặp gỡ Lodewijk Gelauff: người thắng giải Danh hiệu năm thứ 20 trong Nhân vật Wikimedia của năm 2021] (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022
  33. ^ a b Sharma, Unnati (ngày 17 tháng 8 năm 2021). “3 Indians win Wikimedia awards for helping provide free, accessible knowledge on the internet” [3 người Ấn Độ thắng giải Wikimedia cho việc hỗ trợ việc cung cấp tri thức miễn phí truy cập được trên internet]. ThePrint (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  34. ^ Wikimedia Foundation, “Meet Ananya Mondal: Wikimedian of the Year 2021 Rich Media winner” [Gặp gỡ Ananya Mondal: người thắng giải Truyền thông đa phương tiện trong Nhân vật Wikimedia của năm 2021], Diff (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021, truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022

Liên kết ngoài