Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo
![]() |
Dẫn nhậpKitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo nhất thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa, cũng như các xác tín và hệ phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành. Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất với 2,2 tỉ tín hữu, chiếm khoảng 32% dân số thế giới. [ Đọc tiếp ] Khái niệm Thánh hóa được sử dụng rộng rãi trong các tôn giáo, nhưng phổ biến nhất có lẽ là trong vòng các giáo phái thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo. Mặc dù thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ những vật thể được biệt riêng ra cho một mục đích đặc biệt, trong thần học Cơ Đốc, thánh hóa là hành động của Thiên Chúa thể hiện một sự thay đổi triệt để trong đời sống của tín hữu, khởi đầu với thời điểm người ấy được cứu rỗi hay được xưng công chính và tiếp tục kéo dài suốt cuộc đời. Ở đây, "thánh khiết" nên được hiểu là "thật sự giống Thiên Chúa". Sự nên thánh là một quá trình mà trong đó tình trạng đạo đức được làm cho phù hợp với tình trạng pháp lý của người đó trước mặt Thiên Chúa. Đó là sự tiếp nối cho những gì đã được bắt đầu bằng sự tái sanh, là lúc một sự sống mới được trao cho và đổ vào lòng tín hữu. Nói cụ thể hơn, sự nên thánh là việc Chúa Thánh Linh áp dụng công tác được Chúa Giê-xu Cơ Đốc làm trọn vào đời sống của tín hữu.
![]()
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Chúa bay lượn trên mặt nước.” (St 1,1-2) Thiên Chúa tạo ra ánh sáng và bóng tối tượng trưng cho ngày và đêm, cái “vòm” mà Ngài tạo ra để phân rẽ khối nước thì gọi là “trời”. Từ khối nước, ngài phân rẽ thành “đất” và “biển”; thực vật có mang hạt giống thì mọc trên khắp mặt đất. “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi” (St 2,2) [ Đọc tiếp ] ![]() Thánh Giuse (tiếng Do Thái: יוֹסֵף "Yosef"; tiếng Hy Lạp: Ἰωσήφ; đôi khi cũng được gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse, Giuse thành Nazareth hoặc Giô-sép) là một vị thánh của Kitô giáo. Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc Âm Luca và atthew (còn những văn bản ra đời sớm của Phúc Âm như các thư Sứ đồ Phaolô hay Phúc Âm Máccô không đề cập đến người chồng của Maria). Tuy các thông tin đề cập trong hai sách trên không hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng chúng cùng mô tả Giuse là chồng của Maria và cha về mặt pháp lí của Giêsu. Theo Phúc Âm Luca, Giuse là người thuộc chi họ Giuđa, hậu duệ đời thứ 40 của vua David, sinh trú tại Bêlem. Ông thuộc tầng lớp gia đình bình dân của xã hội thời đó. Ông đính hôn với Maria - một thiếu nữ quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa. [ Đọc tiếp ] INRI là những kí tự viết tắt cho câu viết tiếng Latinh: IESVS NAZARENVS REX IVDAEORVM, nghĩa là: "Giê-su người Nazareth, Vua dân Do Thái". Chữ này xuất hiện trong Phúc âm John (19:19) của Tân Ước. Những đoạn khác tương tự có trong Matthew (27: 37); Mark (15: 26) và Luke (23: 38). ![]() Nhiều tượng thánh giá có cả một tấm bảng hay tấm giấy da đúng kiểu mang những kí tự INRI viết lên đó, thỉnh thoảng được khắc trực tiếp lên thánh giá, thông thường nó chỉ được treo ở bên trên tượng Giê-su. [ Đọc tiếp ] ![]() Hình ảnh Thánh Giuse trong hội họa xuất hiện khá nhiều và sớm, chủ yếu là ở các mảng tranh quanh 4 chủ đề "Chúa Giáng sinh", "Gia đình Thánh" , "Giấc mơ của Giuse" và "Hành trình trốn sang Ai Cập". Trong những mảng tranh này, nhìn chung, Giuse luôn được mô tả như là một "nhân vật phụ" với hình ảnh là một người đàn ông nhân hậu, khiêm nhường và tận tụy... Tranh vẽ riêng về Giuse như là một "nhân vật chính" ra đời khá muộn. Mãi đến thế kỷ 17 mới có những bức tranh nói về nhân vật chính là Giuse đầu tiên. Một số ít, thể hiện hình ảnh Giuse đang bế Chúa Hài đồng Giêsu. Còn lại, phần lớn, xoay quanh chủ đề " Giấc mơ của Thánh Giuse ". Một tác phẩm của Guido Reni (1575-1642), họa sĩ được xem là nổi tiếng nhất ở Ý trong [thế kỷ 17 với phong cách Baroque tao nhã, mẫu mực có tựa là " Thánh Giuse với Chúa hài đồng Giêsu". Trong tranh, Giuse được thể hiện đúng như trong Kinh Thánh, là một người đàn ông đã luống tuổi và là một người cha nhân từ. Chiếc áo choàng rộng của ông như đang bao bọc lấy Chúa Hài đồng. Và ánh sáng, như đang tỏa ra từ Chúa Hài đồng đã mang lại cho bức tranh một dáng vẻ thánh thiện... [ Đọc tiếp ] ![]()
Bài viết chọn lọcTổng quan: Nhân vật:
Thư mụcChủ đề khác![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]()
|