Gừng
Zingiber officinale | |
---|---|
![]() |
|
Tình trạng bảo tồn | |
An toàn
|
|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Zingiberales |
Họ (familia) | Zingiberaceae |
Chi (genus) | Zingiber |
Loài (species) | Z. officinale |
Danh pháp hai phần | |
Zingiber officinale Roscoe, 1807[1] |
![]() |
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Gừng có danh pháp hai phần: Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |
---|---|
Năng lượng | 80 kJ (19 kcal) |
17.77g
|
|
Đường | 1.7 g |
Chất xơ thực phẩm | 2 g |
0.75 g
|
|
1.82 g
|
|
Vitamin | |
Thiamine (B1) |
(2%)
0.025 mg |
Riboflavin (B2) |
(3%)
0.034 mg |
Niacin (B3) |
(5%)
0.75 mg |
Pantothenic acid (B5) |
(4%)
0.203 mg |
Vitamin B6 |
(12%)
0.16 mg |
Folate (B9) |
(3%)
11 μg |
Vitamin C |
(6%)
5 mg |
Chất khoáng | |
Canxi |
(2%)
16 mg |
Sắt |
(5%)
0.6 mg |
Magiê |
(12%)
43 mg |
Phốt pho |
(5%)
34 mg |
Kali |
(9%)
415 mg |
Kẽm |
(4%)
0.34 mg |
|
|
Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (US recommendations) cho người trưởng thành. Source: USDA Nutrient Database |
Mục lục
Vị thuốc theo y học cổ truyền[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm tính pháp lý cho các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. |
Tên thuốc Bắc: khương, chữ Hán: 薑, tên khoa học: Zingiber officinale L., họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương, phơi khô: can khương, đem lùi: ổi khương...
Sinh khương[sửa | sửa mã nguồn]
Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone. Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh. Mỗi lần dùng 4 - 10gr.
Can khương[sửa | sửa mã nguồn]
Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đau bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh. Mỗi lần dùng 2 - 6gr
Ổi khương, Thán khương[sửa | sửa mã nguồn]
Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính (bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng), Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột. Mỗi lần dùng 2 -4gr
Khương bì[sửa | sửa mã nguồn]
Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quýt), phục linh bì (vỏ nấm phục linh), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phối thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân.
Cách sử dụng theo y dược cổ truyền[sửa | sửa mã nguồn]
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.đem lùi: ổi khương...
Thành phần hóa học[sửa | sửa mã nguồn]
Tinh dầu (1% đến 3%), bao gồm zingiberene, sesquiphellandrene và beta-bisabolene.[2]
Chất cay 1% đến 2.5% gingerols và shogaols, phần lớn trong số đó là 6-gingerol[3]
Các thành phần beta-sesquiphellandrene và (-) - zingi berene cao nhất trong gừng tươi, và phân hủy khi sấy và lưu trữ. Điều này lý giải vì sao y học cổ truyền Trung Quốc ưu tiên dùng thân rễ tươi trong điều trị cảm lạnh thông thường. Các gingerols dần dần phân hủy thành shogaols.
Sử dụng theo các nghiên cứu lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]
Điều trị và dự phòng buồn nôn và nôn mửa trong trường hợp say xe, buồn nôn khi mang thai và sau mổ, buồn nôn do thuốc gây ra, viêm xương khớp; đau bụng kinh; liệt dạ dày.
Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Zingiber officinale information from NPGS/GRIN”. www.ars-grin.gov. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2008.
- ^ Wagner H, Bladt S. Plant Drug Analysis: A Thin Layer Chromatography Atlas, 2nd ed. Berlin: Springer-Verlag; 1996. p. 293.
- ^ Wagner H, Bladt S. Plant Drug Analysis: A Thin Layer Chromatography Atlas, 2nd ed. Berlin: Springer-Verlag; 1996. p. 293.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Gừng |
![]() |
Wikispecies có thông tin sinh học về Gừng |
- Họ gừng Zingiberaceae tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Ginger tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)