Gisela của Áo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gisella của Áo
Gisella von Österreich
Thông tin chung
Sinh(1856-07-12)12 tháng 7 năm 1856
Laxenburg, Hạ Áo, Đế quốc Áo
Mất27 tháng 7 năm 1932(1932-07-27) (76 tuổi)
München, Bayern, Cộng hòa Weimar
An tángNhà thờ Thánh Michael, München
Phối ngẫu
Leopold của Bayern
(cưới 1873⁠–⁠1930)
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Gisella Louise Marie von Habsburg-Lothringen
Hoàng tộcNhà Habsburg-Lothringen
Nhà Wittelsbach (kết hôn)
Thân phụFranz Joseph I của Áo Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuElisabeth xứ Bayern
Tôn giáoCông giáo La Mã

Gisela của Áo (tiếng Đức: Gisela von Österreich; 12 tháng 7 năm 1856 – 27 tháng 7 năm 1932) là con gái của Franz Joseph I của ÁoElisabeth xứ Bayern và là Vương phi Bayern thông qua hôn nhân với Leopold của Bayern.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng nữ sinh vào ngày 12 tháng 7 năm 1856, là người con thứ hai của Franz Joseph I của ÁoElisabeth xứ Bayern và được đặt tên là Gisella Louise Marie, trong đó cái tên Gisella được đặt theo tên của Gisela xứ Bayern, Vương hậu Hungary và là vợ của István I, Quốc vương Công giáo đầu tiên của Hungary. Mẹ đỡ đầu của Gisela là bà ngoại Ludovika Wilhelmine của Bayern, đại diện bởi bà nội là Sophie Friederike của Bayern. [1] Dù được đặt tên là Gisella, nhưng Nữ Đại vương công thường chỉ viết tên mình với một chữ L. [2] Giống như chị gái là Sophie Friederike và em trai là Thái tử Rudolf, Gisela được nuôi dưỡng bởi bà nội của là Sophie Friderike của Bayern. Với bản tính điềm tĩnh giống bố, Gisela luôn giữ thái độ dè dặt với mẹ. Gisela có một mối quan hệ rất thân thiết với em trai và việc tự tử của Rudolf đã ảnh hưởng rất nhiều đến Hoàng nữ.

Hoàng đế Franz Joseph I có thói quen thu thập một số vật dụng cá nhân của gia đình, chẳng hạn như đôi giày đầu tiên mà mỗi đứa con của của Hoàng đế từng mang. Trong số những vật kỷ niệm này có một bài thơ do Gisela khi còn nhỏ viết cho Franz Joeph I vào một dịp Giáng sinh; bài thơ được cho là vật quý giá nhất trong bộ sưu tập. Gisela cũng thường vẽ tranh trong những năm cuối đời.

Hôn nhân và gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 4 năm 1873, ở tuổi 16, Gisela kết hôn với Leopold của BayernViên. Leopold là con trai của Vương tử Nhiếp chính Luitpold của BayernAuguste Ferdinande của Áo, do đó Leopold là anh họ của Gisela [a]. Leopold ban đầu phải lòng Amalie xứ Sachsen-Coburg và Gotha, người mà em trai của Hoàng hậu Elisabeth, Maximilian Emanuel xứ Bayern dự định kết hôn. Do đó, Hoàng hậu đã sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa Leopold và Gisela tại Cung điện Gödöllő, và Lepold biết rằng bản thân không thể từ chối lời đề nghị của Elisabeth.

Theo một bức thư gửi mẹ được viết năm 1872, Hoàng đế Franz Josesh I mong muốn một cuộc hôn nhân giữa con gái và Vương tôn họ Wittelsbach, vì lúc đó có rất ít Vương tử Công giáo. Có vẻ như Franz Joseph I cảm thấy phải đảm bảo ứng cử viên khả thi duy nhất mà Hoàng đế có thể giao phó Gisela (người mà anh ấy gọi là "cô gái yêu dấu của chúng tôi" trong các nghi thức đám cưới) để chăm sóc. Leopold đã nhận được số tiền hồi môn khổng lồ lên tới nửa triệu đồng guilders..

Gisela năm 1900.

Mẹ của Gisela vẫn vắng mặt trong lễ mừng đám cưới. Đôi vợ chồng trẻ được gia đình chồng chào đón tại München và sống tại dinh thự Palais Leopold ở Schwabing. Palais được đổi tên thành Giselastraße để vinh danh Gisela vào năm 1873.

Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]

Gisela và Leopold cùng các con, khoảng năm 1885.

Một năm sau đám cưới, Gisela hạ sinh đứa con đầu lòng và Hoàng hậu Elisabeth cũng có mặt trong lễ rửa tội. Gisela và Leopold có tổng cộng bốn người con:

Công việc từ thiện và Thế chiến thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc biệt là sau cái chết của em trai là Thái tử Rudolf, Gisela đã tích cực tham gia vào nhiều vấn đề xã hội và chính trị, thành lập các tổ chức từ thiện để hỗ trợ người nghèo, người mù và người điếc và đóng vai trò tích cực trong các tổ chức này. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nữ Đại vương công đã điều hành một bệnh viện quân đội ở Palais của mình trong khi chồng là Leopold đảm nhiệm vị trí nguyên soái ở mặt trận phía đông. Năm 1918, khi Cách mạng Đức nổ ra, nhiều người trong gia đình của Gisela đã chạy trốn khỏi thành phố, nhưng Gisela vẫn ở lại và tham gia cuộc bầu cử năm 1919 cho Quốc hội Weimar, nơi phụ nữ trên 20 tuổi lần đầu tiên được phép bỏ phiếu.

Gisela được quý trọng đến mức thường được biết đến với cái tên Thiên thần tốt lành từ Viên. Hoàng nữ là người bảo trợ cho Giselabahn (một tàu hỏa chạy từ Salzburg đến Tirol), tàu hơi nước có mái chèo vẫn đang hoạt động tên Gisela trên Hồ Traunsee và Trường cấp hai Gisela Gymnasium ở München.

Thời kỳ góa phụ và qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Gisela và chồng tổ chức lễ kỷ niệm đám cưới vàng vào năm 1923. Leopold qua đời năm 1930 và Gisela cũng qua đời sau đó 2 năm ở tuổi 76 tại München vào ngày 27 tháng 7 năm 1932. Gisela được chôn cất bên cạnh Leopold tại ColombariumNhà thờ Thánh Michael , München.

Huân chương[sửa | sửa mã nguồn]

Gisela đã nhận được các huân chương sau: [3]

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bà nội và bà ngoại của Gisela, Sophie FriederikeLudovika Wilhelmine của Bayern là em gái của Ludwig I của Bayern, ông nội của Leopold của Bayern.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hamann, Brigitte (1986). The reluctant empress. Internet Archive. New York : Knopf. ISBN 978-0-394-53717-7.
  2. ^ “Gisela (1856-1932)”. Planet-Vienna (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ Hof- und Staatshandbuch der Österreichisch-Ungarischen Monarchie (1915), Genealogy p. 1
  4. ^ “Elisabeth-orden”, Hof- und Staatshandbuch der Österreichisch-Ungarischen Monarchie, Vienna: Druck und Verlag der K.K. Hof- und Staatsdruckerei, 1899, tr. 192
  5. ^ Guía de forasteros en Madrid para el año de 1864 (bằng tiếng Tây Ban Nha). En la Imprenta Nacional. 1864. tr. 168. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2019.

Nguồn tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]