Lục giác Sao Thổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tập tin:Saturn NorthPole.jpg
Sao Thổ - hình lục giác xoáy ở cực Bắc và các vành đai.
Ảnh chụp gần hơn (2016)

Hình lục giác trên Sao Thổ là một mô hình đám mây hình lục giác xấp xỉ liên tục xung quanh cực bắc của Sao Thổ, nằm ở khoảng 78°B.[1][2][3] Các cạnh của hình lục giác dài khoảng 14.500 km,[4][5][6][7] lớn hơn đường kính Trái Đất khoảng 2.000 km. Lục giác Sao Thổ có thể rộng ít hơn 29.000 km,[8] cao 300 km và có thể là một dòng khí phản lực được tạo ra từ các khí trong khí quyển di chuyển với vận tốc 320 km/h.[4][9] Nó quay với chu kỳ 10h 39m 24s, bằng với khoảng thời gian Sao Thổ phát xạ vô tuyến từ bên trong của nó.[10] Cơn bão lục giác không dịch chuyển theo kinh độ như các đám mây khác trong khí quyển nhìn thấy được.[11]

Lục giác Sao Thổ được phát hiện trong suốt sứ mệnh của tàu Voyager vào năm 1981, và sau đó được tàu Cassini-Huygens viếng thăm lại sau đó vào năm 2006. Trong phi vụ Cassini, cơn bão lục giác này đã biến đổi từ màu xanh lam sang màu vàng kim hơn. Cực nam Sao Thổ không có bão lục giác, như Kính viễn vọng không gian Hubble xác nhận. Tuy nhiên, nó có một bão xoáy, và cũng có một bão xoáy nằm bên trong cơn bão lục giác ở phía bắc hành tinh.[12] Nhiều giả thuyết cho mô hình đám mây lục giác đã được phát triển.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Godfrey, D.A. (1988). “A hexagonal feature around Saturn's north pole”. Icarus. 76 (2): 335–356. Bibcode:1988Icar...76..335G. doi:10.1016/0019-1035(88)90075-9.
  2. ^ Sanchez-Lavega, A.; Lecacheux, J.; Colas, F.; Laques, P. (1993). “Ground-Based Observations of Saturn's North Polar Spot and Hexagon”. Science. 260 (5106): 329–32. Bibcode:1993Sci...260..329S. doi:10.1126/science.260.5106.329. PMID 17838249. S2CID 45574015.
  3. ^ Overbye, Dennis (6 tháng 8 năm 2014). “Storm Chasing on Saturn”. New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ a b Fletcher, L.N.; và đồng nghiệp (3 tháng 9 năm 2018). “A hexagon in Saturn's northern stratosphere surrounding the emerging summertime polar vortex”. Nature Communications. 9 (3564): 3564. doi:10.1038/s41467-018-06017-3. PMC 6120878. PMID 30177694.
  5. ^ Imster, Eleanor (12 tháng 8 năm 2014). “The Eye of Saturn”. Earth & Sky. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ Williams, Matt (10 tháng 5 năm 2017). “Saturn's Hexagon Will be the Star of the Cassini Finale”. Universe Today. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ “New images show Saturn's weird hexagon cloud”. NBC News. 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ NOTE: A planar hexagon width (diameter) is twice the side (radius); but since the planet Saturn b approximates an oblate spheroid, the radius of such an hexagon may be a bit greater than its side length (ie, 14,500 km), making the width (diameter) a bit greater than 29,000 km.
  9. ^ Wall, Mike (4 tháng 9 năm 2018). “Bizarre Hexagon on Saturn May Be 180 Miles Tall”. Space.com. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2018.
  10. ^ Godfrey, D. A. (1990). “The Rotation Period of Saturn's Polar Hexagon”. Science. 247 (4947): 1206–8. Bibcode:1990Sci...247.1206G. doi:10.1126/science.247.4947.1206. PMID 17809277. S2CID 19965347.
  11. ^ Baines, Kevin H.; Momary, Thomas W.; Fletcher, Leigh N.; Showman, Adam P.; Roos-Serote, Maarten; Brown, Robert H.; Buratti, Bonnie J.; Clark, Roger N.; Nicholson, Philip D. (2009). “Saturn's north polar cyclone and hexagon at depth revealed by Cassini/VIMS”. Planetary and Space Science. 57 (14–15): 1671–1681. Bibcode:2009P&SS...57.1671B. doi:10.1016/j.pss.2009.06.026.
  12. ^ Sánchez-Lavega, A.; Pérez-Hoyos, S.; French, R. G. (2002). “Hubble Space Telescope Observations of the Atmospheric Dynamics in Saturn's South Pole from 1997 to 2002”. American Astronomical Society. 34: 13.07. Bibcode:2002DPS....34.1307S. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]