Mơ tròn
Paederia foetida | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiosperms |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Gentianales |
Họ (familia) | Rubiaceae |
Chi (genus) | Paederia |
Loài (species) | P. foetida |
Danh pháp hai phần | |
Paederia foetida L., 1767 [1] | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Mơ tròn còn gọi là ngưu bì đống, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô,[3] (tên khoa học: Paederia foetida), là một loài thực vật có hoa thuộc họ Thiến thảo, bộ Long đởm, có nguồn gốc từ khu vực ôn đới và nhiệt đới Châu Á; và lan rộng đến các vùng như quần đảo Mascarene, Melanesia, Polynesia, Hawaii,[4] nó cũng được phát hiện thấy ở Bắc Mỹ trong một số nghiên cứu gần đây.[2] Thân và lá của nó có mùi hôi nồng đặc trưng của lưu huỳnh, do tinh dầu có nhiều trong lá chứa hợp chất của lưu huỳnh, phần lớn là dimethyl disulfide,[5] nên cũng còn gọi là "lá Thúi Đ**" (tên này theo tiếng Bru, tiếng Thái Đen dùng để chỉ một vài loài Mơ dây).[3]. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1767.[6]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Mơ tròn có nguồn gốc ở miền Nam Bangladesh và Bhutan; Campuchia, Đài Loan và Trung Quốc (Hồng Kông và Ma Cao, và các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Ấn Độ (Andhra Pradesh, Warangal, Arunachal Pradesh, Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Sikkim, ở phía bắc của Tây Bengal, quần đảo Andaman và Nicobar), Indonesia, Nhật Bản (Honshu, Kyushu, Shikoku, cũng như trong quần đảo Ryukyu); Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.[2]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Mơ tròn là cây thân leo lâu năm lá rộng, có thể leo cao đến 9 m. Lá màu xanh sáng nhạt, hình ôvan mũi mác, dài đến 21 cm và rộng 7 cm, có mùi lưu huỳnh. Hoa màu trắng dài 1.5 cm, họng hoa có màu đỏ sắc tím.[7]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Mơ tròn đôi khi được trồng làm cảnh và dùng như một vị thuốc trong y học dân gian.[2] Quả có thể làm đen răng và giảm đau răng.[8] Theo Tuệ Tĩnh, dây và lá Mơ tròn tác dụng như Mơ lông có thể dùng để trị bệnh kiết lỵ.[9]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ This species was first described botanically and published in Mantissa Plantarum 1: 52. 1767. “Name - Paederia foetida L.”. Tropicos. Saint Louis, Missouri: Missouri Botanical Garden. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a b c d GRIN (ngày 17 tháng 10 năm 2001). “Paederia foetida information from NPGS/GRIN”. Taxonomy for Plants. National Germplasm Resources Laboratory, Beltsville, Maryland: USDA, ARS, National Genetic Resources Program. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a b BS Trang Xuân Chi. “Công dụng của lá mơ”.
- ^ “Germplasm Resources Information Network (GRIN)-Eintrag”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2013.
- ^ K.C.Wong; G.L.Tan (Jan/Feb, 1994). “Steam volatile constituents of the aerial parts of Paederia foetida L. (abstract)”. Flavour and Fragrance Journal. Universiti Sains Malaysia, Penang, Malaysia: John Wiley & Sons, Inc. 9 (1): 25–28. doi:10.1002/ffj.2730090106. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) - ^ The Plant List (2010). “Paederia foetida”. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013.
- ^ (tiếng Đức)Paederia foetida - Stinkwein, Chinesischer Fieberwein, Skunk Vine, Chinese Fever Vine
- ^ H. Panda: Herbs Cultivation and Medicinal Uses. National Institute Of Industrial Research, Delhi 1999, ISBN 8-18662-346-9 (Mơ tròn tại Google Books).
- ^ Nguyễn, Bá Tĩnh (2007). Tuệ Tĩnh toàn tập. Nhà xuất bản Y học. tr. 190.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Paederia foetida tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Paederia foetida tại Wikispecies
- Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Paederia foetida”. International Plant Names Index.
- Một vài thông tin về công dụng lá mơ lông [1] Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine và [2].
- Chi Mơ dây
- Thực vật được mô tả năm 1767
- Gentiana
- Thực vật Ấn Độ
- Thực vật Bangladesh
- Thực vật Bhutan
- Thực vật Campuchia
- Thực vật Đài Loan
- Thực vật Indonesia
- Thực vật Lào
- Thực vật Malaysia
- Thực vật Myanmar
- Thực vật Nepal
- Thực vật Nhật Bản
- Thực vật Philippines
- Thực vật Singapore
- Thực vật Thái Lan
- Thực vật Trung Quốc
- Thực vật Việt Nam
- Thực vật Malesia