Mạnh Phát

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mạnh Phát
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Mạnh Phát
Ngày sinh
1926
Nơi sinh
Nghệ An, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
(47 tuổi)
Nơi mất
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpCa sĩ
Nhạc sĩ
Gia đình
Vợ
Minh Diệu
Sự nghiệp âm nhạc
Bút danhMạnh Phát
Thúc Đăng
Tiến Đạt
Dòng nhạc
Ca khúc"Ai về quê tôi"
"Hoa nở về đêm"
"Ngày xưa anh nói"
"Sương lạnh chiều đông"
| module = Sự nghiệp âm nhạc
Ca sĩ trình bày thành công

Mạnh Phát (tên đầy đủ: Lê Mạnh Phát, 1926 - 1973) là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc tiền chiếnnhạc vàng, có nhiều sáng tác được yêu thích[1] như "Ai về quê tôi", "Hoa nở về đêm", "Ngày xưa anh nói", "Sương lạnh chiều đông",... Ông còn ký các tên khác trên nhạc phẩm là Tiến ĐạtThúc Đăng.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên đầy đủ là Lê Mạnh Phát, sinh năm 1926 tại tỉnh Nghệ An. Năm 1940, ông cùng gia đình di cư vào Sài Gòn. Sau khi học xong bậc trung học, ông được mời hát cho hai hãng đĩa Béka và Asia. Thời đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, ông thường hát trên Đài phát thanh Pháp Á chung với nữ ca sĩ Minh Diệu, cũng là vợ ông sau này.

Từ cuối năm 1949 đến năm 1955, ông bắt đầu soạn nhạc với bút danh Tiến Đạt và Thúc Đăng. Một số sáng tác của ông giai đoạn này là Ai về quê tôi, Anh đã về, Hồn trai Việt, Mong người trở lại, Trăng sáng trong làng,... Năm 1958, Mạnh Phát đóng vai chính trong phim Tình quê ý nhạc, cùng tên với một bản nhạc của ông.

Đến đầu thập niên 1960, cũng như một số nhạc sĩ cùng thời khác như Châu Kỳ, Hoài Linh, Minh Kỳ..., Mạnh Phát chuyển sang sáng tác nhạc vàng theo thể điệu bolero. Phần lớn các ca khúc của ông ở giai đoạn này như Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói (chung với Thanh Tuyền), Sương lạnh chiều đông, Phố vắng em rồi (thơ Nguyễn Đan Thanh), Vọng gác đêm sương,... trở nên phổ biến và vẫn còn được yêu thích cho đến tận nay.

Năm 1962, ông cùng Nguyễn Văn Đông đưa nữ sinh Phạm Như Mai (khi đi hát lấy nghệ danh là Thanh Tuyền) từ Đà Lạt về Sài Gòn nuôi dưỡng, lăng-xê, tạo nên sự nghiệp ca hát lẫy lừng cho bà. Thanh Tuyền sống tại nhà của Mạnh Phát - Minh Diệu và nhận Mạnh Phát - Minh Diệu là cha mẹ nuôi, được chỉ dạy nhiều về âm nhạc.[2]

Ngoài ra, ông còn phụ trách chương trình Tiếng Ca Gửi Người Tiền Tuyến trên Đài Tiếng nói Quân đội của VTVN.[3]

Ông mất ngày 2 tháng 1 năm 1973 vì bệnh xơ gan cổ trướng tại Sài Gòn hưởng dương 47 tuổi

Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chương trình đại nhạc hội trực tiếp thu hình Asia 50: Anh Không Chết Đâu Anh do Trung tâm Asia thực hiện vào năm 2005, ca sĩ Thanh Tuyền kể lại câu chuyện bài Chuyến đi về sáng đứng tên Mạnh Phát nhưng thật ra do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác. Khi đó vợ Trần Thiện Thanh đang ở cữ, gia cảnh túng thiếu nên ông đã bán lại bài này cho nhạc sĩ Mạnh Phát kèm điều kiện Mạnh Phát được sửa tùy ý. Cũng trong chương trình này, bà Trần Thị Liên (vợ đầu của Trần Thiện Thanh) cho biết nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là tác giả của bài Qua xóm nhỏ.

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tên ca khúc Bút danh sử dụng Đồng sáng tác với
Năm
1 Ai về quê tôi Tiến Đạt 1953
2 Áo tím ngày xưa Lan Đài 1962
3 Anh đã về 1955
4 Anh đi chiều ấy Thúc Đăng
5 Anh đi phố vắng Thúc Đăng
6 Anh về vui khúc tình ca
7 Bến nước tình quê Lê Mộng Bảo 1955
8 Buồn ơi giã biệt 1963
9 Bước chân kỷ niệm Thúc Đăng
10 Chiều nhớ bạn Thúc Đăng
11 Cánh nhạn về Thu Hồ
12 Chiều xa gác trọ
13 Chiều xưa Tiến Đạt
14 Chỉ có một mình anh Thúc Đăng Thanh Phương 1965
15 Chuyến đi về sáng Trần Thiện Thanh 1962
16 Chuyến xe kỷ niệm Thúc Đăng
17 Chuyến xe thơ mộng Thúc Đăng
18 Cô hàng dừa Xiêm
19 Cô gái sông Hương 1953
20 Cung thương ngày cũ Nguyễn Văn Đông 1963
21 Dấu chân kỷ niệm Thúc Đăng Thanh Phương 1965
22 Đêm không trăng sao 1964
23 Đêm vui đại lộ
24 Đêm trắng hậu phương Thúc Đăng Dzũng Đạt 1966
25 Đợi sáng 1962
26 Đừng quên nhau Minh Kỳ 1959
27 Đường tơ chưa dứt Hoài Linh 1961
28 Em gái bến Thanh Hà Thu Hồ
29 Gặp anh Trần Thiện Thanh 1962
30 Gió biển Thúc Đăng 1957
31 Gió chuyển mùa thương 1963
32 Gửi cánh mây trời 1964
33 Hoa nở một lần thôi[4] 1962
34 Hoa nở về đêm 1962
35 Hồn trai Việt Tiến Đạt
36 Kéo gỗ làm đình 1953
37 Khi mình còn thương 1964
38 Khúc nhạc đồng quê Thúc Đăng 1954
39 Lỗi hẹn Huy Lai 1966
40 Mong người chiến sĩ Thúc Đăng
41 Mong người trở lại Tiến Đạt
42 Năm 19 tuổi
43 Ngày nào em với tôi Minh Kỳ 1964
44 Ngày xưa anh nói Thúc Đăng Thanh Tuyền 1966
Ngàn năm mây bay Trần Thiện Thanh
45 Người ấy là em Thu Hồ 1961
46 Nhớ một người Hoài Linh 1961
47 Nhớ mùa hoa tím 1961
48 Nhớ viết thư cho em Trần Thiện Thanh 1962
49 Nỗi buồn gác trọ Hoài Linh 1964
50 Phố vắng em rồi Nguyễn Đan Thanh 1965
51 Qua xóm nhỏ Trần Thiện Thanh 1962
52 Rồi một ngày[5] 1962
53 Sao anh lỗi hẹn Y Vân 1963
54 Sao khuya 1966
55 Sương lạnh chiều đông 1963
56 Tàu nhổ neo rồi Trần Thiện Thanh 1962
57 Thành đô ơi giã biệt Thúc Đăng 1965
58 Thư về thăm mẹ 1968
59 Tiến lên Việt Nam Thúc Đăng
60 Tiếng chuông chiều Hoài Linh 1961
61 Tiếng hát đôi mươi Thúc Đăng Bảo Thu
62 Tiếng hát ngày xưa Thúc Đăng Nhật Ngân
63 Tiếng hát trên sông Tiến Đạt
64 Tìm đến ngày mai Hoài Linh
65 Tơ vàng
66 Tôi gặp em 1965
67 Tôi vẫn đi tìm Trọng Khương 1962
68 Trăng sáng trong làng Tiến Đạt 1954
69 Trở về mái nhà xưa
70 Trọn ước Thúc Đăng
71 Vầng trăng ai xẻ làm đôi Tuấn Khanh 1965
72 Viết cho anh 1964
73 Vọng gác đêm sương 1962
74 Xa nhau mới biết đêm dài Hoàng Ngọc Liên 1964
75 Xuân về gác nhỏ Thúc Đăng 1966

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Dạ Ly (15 tháng 1 năm 2019). “Hé lộ bóng hồng làm nên 'Hoa nở về đêm' của nhạc sĩ Mạnh Phát”. Thanh niên. Truy cập 8 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Mộc Lan (14 tháng 10 năm 2017). “Thanh Tuyền tiết lộ về thời 'cứ bước xuống giường là phải hát'. VTC News.
  3. ^ Đài Tiếng nói Quân đội. Thế giới Tự do, XIV(1), 36-38.
  4. ^ Chuyến đi về sáng 2
  5. ^ Khác với bài của Hoàng Thi Thơ.