Nguyễn Thị Oanh (sinh 1996)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thị Oanh
Thông tin cá nhân
Họ và tênNguyễn Thị Oanh
Biệt danhOanh 400 m
Quốc tịchViệt Nam
Sinh15 tháng 8, 1995 (28 tuổi)[1]
Thanh Oai, Hà Tây, Việt Nam
Cư trúHà Nội, Việt Nam
Học vấnĐại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Nghề nghiệpVận động viên điền kinh
Năm hoạt động2007–nay
EmployerTrung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Hà Nội
Cao1,70 m (5 ft 7 in)[1]
Nặng58.5 kg (129 lb)[1]
Thể thao
Quốc gia Việt Nam
Môn thể thaoĐiền kinh trong sân vận động (Track and field)
Nội dungChạy cự ly ngắn (200 m, 400 m, tiếp sức 4×400 m)
Câu lạc bộĐội điền kinh thành phố Hà Nội
Turned pro2011
Huấn luyện bởiVũ Ngọc Lợi
Thành tích và danh hiệu
Thành tích cá nhân tốt nhất
Thành tích huy chương
Điền kinh nữ
Đại diện cho Việt Nam
Giải đấu
Sự kiện 1 2 3
Asiad 1
Asian Beach Games 1
Asian Athletics Championships 1
SEA Games 3 1 4
Tổng số 3 3 5
Nội dung
Sự kiện 1 2 3
200 m 2
400 m 1
Tiếp sức 4×60 m 1
Tiếp sức 4×400m 3 2 2
Tổng số 3 3 5
Đại hội Thể thao châu Á
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Jakarta 2018 Tiếp sức 4×400 m
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Đà Nẵng 2016 Tiếp sức 4×60 m
Giải vô địch điền kinh châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Odisha 2017 Tiếp sức 4×400 m
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Kallang 2015 Tiếp sức 4×400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Kuala Lumpur 2017 Tiếp sức 4×400 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Tarlac 2019 Tiếp sức 4×400 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Naypyidaw 2013 Tiếp sức 4×400 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Palembang 2011 Tiếp sức 4×400 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Naypyidaw 2013 200 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Naypyidaw 2013 400 m
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Kallang 2015 200 m
Cập nhật 10/12/2019.

Nguyễn Thị Oanh (sinh ngày 15 tháng 08 năm 1995) là một vận động viên điền kinh người Việt Nam. Cô đang thi đấu cho đội điền kinh thành phố Hà Nội và thường xuyên góp mặt trên đội tuyển quốc gia từ năm 15 tuổi. Cô thường tham dự phân môn chạy trong bộ môn điền kinh, các cự ly cô thường thi đấu là các cự ly ngắn: 200 m, 400 m, tiếp sức 4×400 m,... Cô giành được một số thành tích như: 1 HCĐ Á vận hội, 1 HCB Giải vô địch châu Á, 3 HCV SEA Games và hàng loạt danh hiệu ở các giải quốc nội khác. Ngoài ra, cô cùng với 3 vận động viên khác đang nắm giữ kỷ lục SEA Gameskỷ lục quốc gia Việt Nam ở nội dung tiếp sức 4×400 m.[note 1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thị Oanh sinh năm 1995 ở Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, miền Bắc Việt Nam. Nguyên là một miền quê nằm bên tả ngạn sông Đáy ở đoạn chảy qua cầu Mai Lĩnh nhưng nay đã được đô thị hóa và trở thành phường Đồng Mai của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.[2][note 2] Trong gia đình cô còn có 1 chị gái và 2 em trai. Bố mẹ của cô đều xuất thân từ nông dân và làm thêm nghề buôn bán rau quả ở ngoài chợ.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

2007–2011: Giai đoạn đầu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đến với điền kinh từ năm lớp 5, được thầy Nguyễn Trọng Hổ phát hiện, 11 tuổi Oanh đã lên Trung tâm Thể thao Hà Đông tập luyện. Sau đó là Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia 1 ở Nhổn, Từ Liêm. Song song việc rèn luyện điền kinh vào ban ngày là việc học văn hóa vào các buổi tối.[2]

2011–2013: Bước đầu tạo dấu ấn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 2011, mới 15 tuổi cô đã có lần tham dự SEA Games đầu tiên khi được gọi vào đội tuyển điền kinh quốc gia để sang Indonesia dự SEA Games 26. Năm đó cô và các đồng đội giành được một tấm huy chương đồng nội dung tiếp sức 4×400 m, đánh dấu những đóng góp bước đầu của Oanh cho điền kinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
  • Tháng 7 năm 2013, cô tham dự Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới 2013Donetsk, Ukraine. Cô đã xuất sắc vượt qua hàng chục VĐV quốc tế ở lượt chạy vòng loại và lượt chạy bán kết để giành quyền vào lượt chung kết. Trong lượt chạy chung kết ngày 12/7 thì suýt chút nữa cô đã tạo nên kỳ tích khi cán đích ở vị trí thứ 4 với thành tích 53 giây 80, chậm hơn VĐV giành huy chương đồng người JamaicaTiffany James 0,24 giây.[3] Chính Tiffany James cũng là người duy nhất nhanh hơn Oanh ở lượt chạy bán kết thứ 2 vào ngày 11/7 trước đó.[4]
  • Tháng 12 năm 2013, cô tiếp tục tham dự SEA Games 27Naypyidaw, Myanmar. Cô đã giành được thêm 2 huy chương đồng cá nhân ở nội dung 200 m, 400 m. Còn ở nội dung tiếp sức 400 m thì cô và các đồng đội đã đổi màu huy chương sang bạc khi chỉ về sau các đồng nghiệp của Thái Lan.

2014–2016: Kỷ lục gia SEA Games[sửa | sửa mã nguồn]

2017–2019: Đấu trường châu lục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháng 7 năm 2017, tại Giải vô địch châu Á 2017 diễn ra ở Odisha, Ấn Độ. Cô giành được 1 HCB ở nội dung tiếp sức 4×400 m trong lần đầu tiên tham dự.[7]
  • Cuối năm 2017, ở nội dung tiếp sức 4×400 m tại SEA Games 29, Oanh và các đồng đội vẫn thể hiện sức mạnh vượt trội với phần còn lại của Đông Nam Á và bảo vệ thành công tấm huy chương vàng đã giành được ở Kallang 2 năm trước.[8]
  • Tháng 8 năm 2018, tại Á vận hội lần thứ 18 được tổ chức ở Jakarta, Indonesia. Cô cùng với các đồng đội Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Thị Ngọc, Quách Thị Lan đã giành được tấm huy chương đồng Á vận hội đầu tiên ở nội dung tiếp sức 4×400 m sau lần lỡ hẹn ở Incheon năm 2014. Trong chiến tích đó, Nguyễn Thị Oanh là người xuất phát đầu tiên và trao gậy cho Nguyễn Thị Hằng.[9]
  • Tháng 4 năm 2019, cô tiếp tục tham dự Giải vô địch châu Á 2019 diễn ra ở Doha, Qatar. Cô tham dự nội dung tiếp sức 4×400 m với hy vọng đổi màu huy chương. Tuy nhiên, Oanh và đồng đội đã không thể bảo vệ tấm huy chương bạc ở Odisha khi chỉ về đích thứ 5 chung cuộc.
  • Tháng 12 năm 2019, Oanh tiếp tục tham gia tranh tài ở SEA Games 30. Và không có gì bất ngờ khi cô cùng đồng đội vẫn xuất sắc bảo vệ thành công tấm huy chương vàng nội dung tiếp sức 4×400 m cho đội tuyển điền kinh Việt Nam.

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngoài đời, tuyển thủ gốc Hà Tây là một cô gái có ngoại hình khá nổi bật khi cao 1 mét 70 và vóc dáng được khen ngợi chuẩn siêu mẫu. Thậm chí, một số người còn gán cho cô biệt danh hoa khôi điền kinh Việt Nam.[1]
  • Hiện tại, cô vẫn chưa kết hôn.[10]

Trùng tên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trong làng điền kinh Việt Nam cũng có một vận động viên khá nổi bật và cùng tên với Oanh 400 m là vận động viên Nguyễn Thị Oanh (Oanh ỉn) sinh năm 1995 thuộc đoàn Bắc Giang. Cô là một vận động viên chuyên chạy các cự ly trung bình và dài. Các nội dung cô thường tham dự là 1.500 m, 5.000 m, vượt chướng ngại vật 3.000 m,... Cô tham dự rất nhiều các giải đấu quốc tế cùng đội tuyển điền kinh Việt Nam từ kỳ SEA Games 27 đến nay và cũng giành rất nhiều huy chương vàng về cho đội tuyển. Sau SEA Games 30, Oanh ỉn còn về nhất ở cuộc bầu chọn Vận động viên tiêu biểu toàn quốc năm 2019.[11]
  • Chính vì có tuổi đời gần bằng nhau, cùng thi đấu trong nhiều giải đấu quốc tế và giành nhiều thành tích về cho đội tuyển điền kinh Việt Nam nên gây ra không ít sự nhầm lẫn về 2 vận động viên tài năng này. Ngoài ra, ở ngoài đời 2 vận động viên cùng tên này cũng là những người bạn khá thân thiết.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ba vận động viên đó là Nguyễn Thị Thúy, Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Huyền.
  2. ^ Sự thay đổi hành chính diễn ra do xã Đồng Mai được cắt từ huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông năm 2006 và tỉnh Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội năm 2008.
  3. ^ Kỷ lục cũ là 3 phút 35 giây 53 do các VĐV Thái Lan lập nên từ SEA Games 1991 ở Philippines.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Thanh Mai (ngày 29 tháng 11 năm 2019). “Có số đo 3 vòng như người mẫu, hoa khôi điền kinh Nguyễn Thị Oanh càng thêm yêu đường chạy”. webthethao.vn. Công ty Cổ phần Thể thao 24h. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ a b c “VĐV điền kinh Nguyễn Thị Oanh mang về tấm HCV đầu tiên ngày 24/8”. dongluc.vn. Công ty Cổ phần Động Lực. ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Final result 400 Metres Girls at 8th IAAF World Youth Championships” [Kết quả chung kết 400 mét nữ tại Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới lần thứ 8]. www.worldathletics.org (bằng tiếng Anh). World Athletics. ngày 12 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Semi-final result 400 Metres Girls at 8th IAAF World Youth Championships” [Kết quả bán kết 400 mét nữ tại Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới lần thứ 8]. www.worldathletics.org (bằng tiếng Anh). World Athletics. ngày 11 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.[liên kết hỏng]
  5. ^ Athletics Women's 4x400m Relay Final (Day 6) 28th SEA Games Singapore 2015 trên YouTube
  6. ^ Chính Minh; Long Nguyên (ngày 12 tháng 6 năm 2015). “Điền kinh Việt Nam phá kỷ lục SEA Games 4x400m nữ: Nước mắt hạnh phúc”. danviet.vn. Báo điện tử Dân Việt. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ H. Nguyên (ngày 10 tháng 7 năm 2017). “Điền kinh Việt Nam đoạt thêm 1 HCB châu Á nội dung tiếp sức 4x400m nữ”. thanhuytphcm.vn. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ KL2017 29th SEA Games Athletics - Women's 4 x 400m FINALS 26/08/2017 trên YouTube
  9. ^ Điền kinh nữ ASIAD 2018: Tuyển Việt Nam giành HCĐ 4x400m trên YouTube
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tình dục không phải là doping
  11. ^ KC (ngày 31 tháng 12 năm 2019). “Nguyễn Thị Oanh giành danh hiệu VĐV tiêu biểu nhất năm 2019”. www.tdtt.gov.vn. Tổng cục Thể dục Thể thao. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tin tức[sửa | sửa mã nguồn]

YouTube