Nhạc đại chúng
Nhạc đại chúng hay nhạc bình dân, nhạc quần chúng, hay ở Việt Nam và một số nước đồng nhất với nhạc nhẹ[1], là bất kỳ thể loại nhạc nào "có sức hút rộng khắp"[2][3] và thường được phân phối đến lượng khán giả lớn thông qua ngành công nghiệp âm nhạc. Nó trái ngược với cả nhạc nghệ thuật[4][5][6] và nhạc dân gian, những thể loại nhạc mà thường được phổ biến thông qua học tập, hay hình thức truyền miệng hướng tới lượng khán giả nhỏ hơn, mang tính địa phương.[4][5][6] Mặc dù nhạc đại chúng hay nhạc nhẹ đôi khi được hiểu như là "nhạc pop" nhưng hai thuật ngữ này không thể hoán đổi cho nhau được. Nhạc đại chúng là một thuật ngữ chung về âm nhạc của mọi lứa tuổi hướng tới những thị hiếu phổ thông, đại chúng,[7] trong khi nhạc pop thường chỉ đến một thể loại âm nhạc cụ thể. Nhạc pop là một phần của nhạc đại chúng, nhạc đương đại.
Nhạc đại chúng là một trong 3 dòng nhạc phổ biến trên thế giới, nó nằm giữa nhạc dân gian (thường có tính giới hạn địa phương và bình dân nhất) và nhạc cổ điển (có tính hàn lâm) nhưng có tính phổ quát nhất trên toàn cầu. Thường các tác phẩm nhạc đại chúng được hiểu là nhạc sáng tác theo các trào lưu sau nhạc cổ điển, nhưng có thể có sự pha trộn với nhạc cổ điển và nhạc dân gian - cổ truyền.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Văn hoá đại chúng
- Danh hiệu nhạc đại chúng được phong tặng
- Tân nhạc Việt Nam hay nhạc đại chúng Việt Nam
- Ryūkōka (nhạc đại chúng Nhật Bản)
- Nhạc đại chúng Bắc Âu (Scandipop)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thân Văn (2003). “Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam”. (theo Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8 và số 9 năm 2003). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2018.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
- ^ The New Grove Dictionary of Music and Musicians, quyển 15, tr. 87, mục Popular music, nguyên văn: "...music of, and since, the 'TIn Pan alley' era, i.e. the 1880s onwards in the USA and the early years of the 20th century in Europe. [] the music that, with the growth of industrialization in the 19th century, began to develop distinctive characteristics in line with the tastes and interests of the expanding urban middle classes."
- ^ popular music. CollinsDictionary.com. Collins English Dictionary - Complete & Unabridged 11th Edition. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012
- ^ a b Arnold, Denis (1983). The New Oxford Companion Music, Volume 1: A-J. Oxford University Press. tr. 111. ISBN 0-19-311316-3.
- ^ a b Arnold, Denis (1983). The New Oxford Companion to Music, Volume 2: K-Z. Oxford University Press. tr. 1467. ISBN 0-19-311316-3.
- ^ a b Tagg, Philip (1982), “Analysing Popular Music: Theory, Method and Practice”, Popular Music (2), tr. 41
- ^ Allen, Robert. "Popular music". Pocket Fowler's Modern English Usage. 2004.