DPRK-pop

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhạc pop Bắc Triều Tiên)

Nhạc pop Bắc Triều Tiên[1][2] hay nhạc nhẹ Bắc Triều Tiên[3] (tiếng Anh: North Korean pop music; viết tắt NK-pop hay DPRK-pop) là dòng nhạc pop phát triển riêng biệt tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời đại Kim Nhật Thành, chỉ có âm nhạc định hướng tư tưởng mới được cho phép. Đặc biệt nhạc jazz càng bị xem là ngoài vòng hợp lệ. Tuy nhiên nhiều nghệ sĩ đã tìm ra phong cách của mình xung quanh những giới hạn này khi viết lời nhạc định hướng tư tưởng nhưng có được sự tự do ở mức độ nhất định. Dưới thời Kim Jong-il, những dòng nhạc bị cấm trước đó, kể cả nhạc jazz, đã bắt đầu được chấp nhận và khuyến khích.[4]

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều ca khúc nhạc nhẹ CHDCND Triều Tiên thường được thể hiện bởi một nữ ca sĩ trẻ với một dàn nhạc điện, người chơi nhạc cụ gõ, đi kèm với các ca sĩ và vũ công. Một số bài hát như "Hwiparam" (Huýt sáo) - phổ nhạc từ lời bài thơ của Cho Ki-chon[5] - đã từng rất nổi tiếng tại Hàn Quốc.[6] Chúng phần lớn bị ảnh hưởng bởi nhạc pop Hàn Quốc và các bài hát có tiêu đề như "Đừng hỏi tên em", "Đời ta chính là một bài ca", "Ta sẽ nắm chặt lưỡi lê hơn nữa", "The Joy of Bumper Harvest Overflows Amidst the Song of Mechanisation",[7] "The Dear General Uses Distance-Shrinking Magic (Chukjibeop)",[8] "Song of Bean Paste", "Đất nước tôi ngập tràn niềm vui", "Pleasant Snack Time", "Em còn nuôi gà", "The Shoes My Brother Bought Fit Me Tight",[9] "Potato Pride"[10] và nhiều bài nữa.

Những bài như "Chúng ta là một" và "Cầu vồng thống nhất" hát về niềm hi vọng thống nhất Triều Tiên. Năm 2012, ban nhạc nữ đầu tiên của Triều Tiên là Ban nhạc Moranbong (hay ban nhạc Đồi hoa mẫu đơn / ban nhạc Đồi Moran) đã ra mắt với thế giới.[11] Đó là một nhóm khoảng 16 phụ nữ Triều Tiên (bao gồm 11 nhạc công và 5 ca sĩ) do đích thân Kim Jong-un tuyển chọn.[12]

DJ của đài phát thanh BBC, ông Andy Kershaw từng viết rằng, trong một chuyến thăm tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những bản thu âm duy nhất được phát là của các ca sĩ nhạc nhẹ như Jon Hye-yong, Kim Kwang-suk, Jo Kum-hwaRi Pun-hui, của các nhóm như Ban nhạc nhẹ Wangjaesan (Vương Tại Sơn / Núi Vương Tại), Đoàn nghệ thuật Mansudae (Vạn Thọ Đài) và Dàn nhạc điện tử Pochonbo (Phổ Thiên Bảo), tức những nghệ sĩ biểu diễn bằng một phong cách mà Kershaw ám chỉ đến "nhạc khí nhẹ cùng với giọng hát đại chúng".[7]

Nhạc pop hay nhạc nhẹ Triều Tiên được phát cho các du khách tới thăm Bình Nhưỡng nghỉ tại Khách sạn Koryo hoặc ở trong Cửa hàng bách hóa Số 1.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Dương Tống (theo CNN) (ngày 23 tháng 1 năm 2018). “Siêu sao nhạc pop Triều Tiên gây 'bão' ở Hàn Quốc”. NDH.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ Tuấn Vĩ (ngày 23 tháng 1 năm 2018). “Hyon Song Wol - ngôi sao pop Triều Tiên đã tới Hàn Quốc”. TTVH Online. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018. Hyon Song Wol, ngôi sao pop Triều Tiên đã tới Hàn Quốc để chuẩn bị cho màn diễn lịch sử tại Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang, diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng 2.
  3. ^ Việt Lâm (ngày 17 tháng 1 năm 2018). “Ban nhạc Moranbong của Triều Tiên: Sẽ tham gia Thế vận hội mùa Đông tại Hàn Quốc?”. TTVH Online. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2018. Việc thành lập ban nhạc mới, hiện đại hơn, được xem như một sự thừa nhận rằng một số ban nhạc nhẹ khác ở Triều Tiên, như Wangjaesan Light Music và Pochonbo Electronic Ensemble, đã lỗi thời.
  4. ^ Fyodor Tertitskiy (ngày 6 tháng 6 năm 2016). “The good things in North Korea (Những thứ hay ho ở Bắc Triều Tiên)”. NK News. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ Gabroussenko, Tatiana (2005). “Cho Ki-ch'ŏn: The Person Behind the Myths”. Korean Studies. 29: 79. doi:10.1353/ks.2006.0005.
  6. ^ Chun Su-jin (ngày 6 tháng 10 năm 2002). “Attention! Military more receptive to filmmakers”. Korea Joongang Daily.
  7. ^ a b Provine, Rob, Hwang, Okon and Kershaw, Andy. "Our Life Is Precisely a Song". 2000. In Broughton, Simon and Ellingham, Mark with McConnachie, James and Duane, Orla (Ed.), World Music, Vol. 2: Latin & North America, Caribbean, India, Asia and Pacific, pp 160-169. Rough Guides Ltd, Penguin Books. ISBN 1-85828-636-0
  8. ^ Wangjaesan Light Music Band, "The General Uses Warp. Korean Central Television
  9. ^ a b Broughton, Simon; Ellingham, Mark; McConnachie, James; Duane, Orla (2000). World Music: Latin and North America, Caribbean, India, Asia and Pacific, Volume 2 . London: Rough Guides. tr. 167. ISBN 9781858286365. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  10. ^ “Oh Potatoes!”. allaroundthisworld.com. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2015. "Potato Pride" is a North Korean propaganda tune in which the elder of the village receives his government ration of potatoes and shares it with his fellow villagers.
  11. ^ Patrick Boehler (ngày 6 tháng 7 năm 2013). “Moranbong style: North Korea's first girl band may be a sign of change”. South China Morning Post.
  12. ^ Beth Stebner (ngày 29 tháng 5 năm 2013). “North Korea's five-part girl band, formed by Supreme Leader Kim Jong Un, blast out hits like 'Let's Study!' and 'Our Dear Leader!'. New York Daily News. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]