Quách Mạt Nhược
Quách Mạt Nhược | |
---|---|
![]() Quách Mạt Nhược | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 15 tháng 9 năm 1954 – 12 tháng 6 năm 1978 23 năm, 270 ngày |
Nhiệm kỳ | 21 tháng 9 năm 1949 – 21 tháng 12 năm 1964 15 năm, 91 ngày 26 tháng 2 năm 1978 - 12 tháng 6 năm 1978 106 ngày |
Phó Chủ tịch Chính phủ Nhân dân (Xếp hạng ba) | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 10 năm 1949 – 15 tháng 9 năm 1954 4 năm, 349 ngày |
Chủ tịch Liên hiệp Nghệ thuật Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | 1949 – 12 tháng 6 năm 1978 |
Tiền nhiệm | chức vụ thành lập |
Kế nhiệm | Chu Dương |
Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | 1949 – 12 tháng 6 năm 1978 |
Tiền nhiệm | chức vụ thành lập |
Kế nhiệm | Phương Nghị |
Hiệu trưởng Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | 1958 – 12 tháng 6 năm 1978 |
Tiền nhiệm | chức vụ thành lập |
Thông tin chung | |
Quốc tịch | ![]() |
Sinh | Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Đại Thanh | 16 tháng 11 năm 1892
Mất | 12 tháng 6 năm 1978 Bắc Kinh, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa | (85 tuổi)
Dân tộc | Khách Gia |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản |
Bạn đời | Vu Lập Quân Trương Quỳnh Hoa Sato Tomiko |
Quách Mạt Nhược (郭沫若; 16 tháng 11 năm 1892 - 12 tháng 6 năm 1978), ấu danh Văn Báo (文豹), nguyên tên là Khai Trinh (開貞), tự Đỉnh Đường (鼎堂), hiệu Thượng Võ (尚武), bút danh Cao Nhữ Hồng (高汝鸿), Mạch Khắc Ngang (麦克昂), Dịch Khảm Nhân (易坎人), Cốc Nhân (谷人), Ái Mưu (爱牟), Đỗ Thuyên (杜荃), Thạch Đà (石沱), người Lạc Sơn, Tứ Xuyên là nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà sử học, nhà chính trị Trung Quốc, Phó Chủ tịch Toàn quốc Chính hiệp, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện.
Quê gốc của ông ở phủ Đinh Châu, Ninh Hóa, tỉnh Phúc Kiến. Tổ tiên của ông, Quách Phúc, là hậu duệ của Phần Dương quận vương Quách Tử Nghi.
Ông từng làm hiệu trưởng Trường nghệ thuật mang tên Lỗ Tấn. Sau ngày thành lập Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Trung Quốc. Là nhà sử học chuyên về cổ sử Trung Quốc, Quách Mạt Nhược có nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu văn tự cổ (ghi trên mai rùa xương thú) và thể chế xã hội nô lệ. Ông còn là viện trưởng đầu tiên Viện khoa học xã hội Trung Quốc trong một thời gian dài. Ông từng bị phê phán trong Cách mạng văn hóa.
Quách Mạt Nhược còn tham gia Hội đồng hoà bình thế giới và từng là Phó chủ tịch. Năm 1951, ông được tặng Giải thưởng Hòa bình Lenin.
Các tác phẩm nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
- Tập thơ Nữ thần (1921)
- Trung Quốc cổ đại xã hội nghiên cứu (1928)
- Giáp cốt văn nghiên cứu (1928)
- Kịch Hổ Phù (1930)
- Chuyên khảo lịch sử Thập phê phán thư (1940)
- Kịch lịch sử Khuất Nguyên (1942)
- Tiểu thuyết Bài ca tuổi trẻ
- Hùng Kê tập
- Nô lệ chế thời đại
- Văn sử luận tập
- kịch lịch sử Võ Tắc Thiên (1962)
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Quách Mạt Nhược. |