Tập đoàn quân hợp thành 6 (Nga)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tập đoàn quân hợp thành 6
Biểu tượng của Tập đoàn quân hợp thành 6
Hoạt động1939–1945
1960–1998
2010–nay
Quốc gia Liên Xô
 Nga
Quân chủng Hồng Quân
 Hải quân Liên Xô
 Lục quân Nga
Quy môNhiều quân đoàn và sư đoàn súng trường cơ giới
Bộ phận củaQuân khu Leningrad(1960–1998)
Quân khu phía Tây (2010– )
Bộ chỉ huyAgalatovo, Leningrad Oblast
Tham chiếnChiến dịch Ba Lan, Chiến dịch Barbarossa, Chiến dịch Barvenkovo–Lozovaya và các trận chiến khác

Tập đoàn quân 6 là một đơn vị quân sự chiến lược cấp tập đoàn quân của Hồng quân Liên Xô và sau này là Lực lượng Mặt đất của Nga cho đến năm 1998. Đơn vị được tái thành lập vào năm 2010.[1]

Thành lập lần đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn quân được thành lập lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1939 tại Quân khu đặc biệt Kiev từ Tập đoàn quân Volochiskaya (một đơn vị cỡ quân đoàn).

Tháng 9 năm 1939 đơn vị tham gia Chiến dịch Ba Lan. Vào thời điểm đó Tập đoàn quân bao gồm:

  • Quân đoàn súng trường số 6
  • Quân đoàn súng trường số 37 (Bao gồm các sư đoàn súng trường 80,139 và 141)[2]

Đơn vị bắt đầu tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai như một phần của Phương diện quân Tây Nam. Ban chỉ huy Tập đoàn quân bị giải tán vào ngày 10/8/1941 sau trận Uman.

Thành lập lần thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn quân được tái thành lập trong biên chế của Phương diện quân Nam trên cơ sở Quân đoàn súng trường 48 và các đơn vị khác. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1941, đơn vị bao gồm:[3]

  • Sư đoàn súng trường 169
  • Sư đoàn súng trường 226
  • Sư đoàn súng trường 230
  • Sư đoàn súng trường 255
  • Sư đoàn súng trường 273
  • Sư đoàn súng trường 275
  • Sư đoàn Kỵ binh 26
  • Sư đoàn Kỵ binh 28
  • Trung đoàn súng trường 47 (Sư đoàn súng trường 15 NKVD)
  • Trung đoàn pháo binh cấp quân đoàn 269
  • Trung đoàn pháo binh cấp quân đoàn 274
  • Trung đoàn pháo binh cấp quân đoàn 394
  • Trung đoàn lựu pháo 522
  • Trung đoàn pháo binh 671 thuộc Bộ tư lệnh Tối cao
  • Sư đoàn pháo phòng không 14
  • Sư đoàn pháo phòng không độc lập 27
  • Sư đoàn xe tăng 8[4]

Sau khi tham gia các hoạt động phòng thủ trong Donbas, chiến dịch Barvenkovo-Lozovaia, Tập đoàn quân 6 cùng với Tập đoàn quân 57 bị bao vây trong khu vực Izium với hơn 200.000 thương vong. Đơn vị bị giải tán sau đó.

Thành lập lần thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn quân 6 được cải tổ lần thứ ba vào tháng 7 năm 1942 từ Tập đoàn quân dự bị 6, bao gồm:

  • Sư đoàn súng trường 45
  • Sư đoàn súng trường 99
  • Sư đoàn súng trường 141
  • Sư đoàn súng trường 160
  • Sư đoàn súng trường 174
  • Sư đoàn súng trường 212
  • Sư đoàn súng trường 219
  • Sư đoàn súng trường 309
  • Lữ đoàn súng trường 141

Vào tháng 9 năm 1943, đơn vị bao gồm:

  • Quân đoàn súng trường cận vệ 4 (Bao gồm các sư đoàn súng trường cận vệ 38, sư đoàn súng trường 263 và 267)
  • Quân đoàn súng trường cận vệ 26 (Bao gồm các sư đoàn súng trường cận vệ 25, 35 và 47)
  • Quân đoàn súng trường 33 (Bao gồm các sư đoàn súng trường 20, 78 và 243)[5]

Năm 1944, Tập đoàn quân tham gia vào Chiến dịch tấn công Nikopol–Krivoi Rog, chiến dịch Bereznogova-Snigorovka và chiến dịch Odessa. Đơn vị bị giải tán vào tháng 6 năm 1944.

Thành lập lần thứ tư[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn quân 6 được tái thành lập vào tháng 12 năm 1944 từ các đơn vị của Tập đoàn quân cận vệ 3 và Tập đoàn quân 13. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1945, Tập đoàn quân bao gồm:

  • Quân đoàn súng trường 22 (Bao gồm các sư đoàn súng trường 218 và 273)
  • Quân đoàn súng trường 74 (Bao gồm các sư đoàn súng trường 181 và 309)
  • Sư đoàn súng trường 359 và các đơn vị khác[6]

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Tập đoàn quân số 6 rút khỏi Đức và đóng quân một thời gian ngắn tại Quân khu Orel trước khi bị giải tán tại Quân khu Voronezh vào cuối năm 1945.

Thành lập lần thứ năm[sửa | sửa mã nguồn]

Tập đoàn quân được thành lập lần thứ năm từ Quân đoàn súng trường 31 vào ngày 2 tháng 4 năm 1952 tại Murmansk, Murmansk Oblast.[7] Đơn vị bao gồm

  • Sư đoàn súng trường 45 (Pechenga, Murmansk Oblast);
  • Sư đoàn súng trường 67 (Murmansk, Murmansk Oblast);
  • Sư đoàn súng trường 341 (Alakurtti, Murmansk Oblast);
  • Sư đoàn súng trường 367 (Sortavala, Cộng hòa Kareliya).

Tập đoàn quân bị giải tán tại Murmansk vào đầu năm 1960.[7]

Quân đội được cải tổ một lần nữa vào tháng 5 đến tháng 6 năm 1960 với trụ sở chính tại Petrozavodsk.[8] Vào ngày 15 tháng 1 năm 1974, nó được trao tặng Huân chương Cờ đỏ.[7]

Vào năm 1988 đơn vị bao gồm:

  • Sư đoàn súng trường cơ giới 16 (Petrozavodsk) (dự bị động viên)[9]
  • Sư đoàn súng trường cơ giới 109 (Alakurtti) (dự bị động viên)[10]
  • Sư đoàn súng trường cơ giới 116 (Nagorniy/Нагорный) (Murmansk) (dự bị động viên)[11]
  • Sư đoàn súng trường cơ giới 54[12]
  • Sư đoàn súng trường cơ giới 111
  • Sư đoàn súng trường cơ giới 131 (Pechenga)
  • Phi đội Trực thăng Độc lập số 88 (Apatity, Murmansk Oblast, từ năm 1977) Giải tán vào năm 1991/1994.[13]
  • Tiểu đoàn công binh-đặc công độc lập 840
  • Lữ đoàn tên lửa số 6 (Pinozero) và các đơn vị khác[14][14]

Vào tháng 1 năm 1996, Tập đoàn quân 6 bao gồm:

  • Lữ đoàn Pháo binh 161
  • Trung đoàn MRL 182
  • Trung đoàn Trực thăng biệt động 485
  • Sư đoàn Súng trường Cơ giới 54 (Allakurtti)
  • Sư đoàn Súng trường Cơ giới 131 (Pechenga).[15]

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Tập đoàn quân 6 giải tán vào năm 1997-1998

Thành lập lần thứ sáu[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ hợp TOS 1A "Solntsepёk" tại bãi tập Sapyornoye (Vùng Leningrad) của Trung đoàn Phòng vệ NBC số 6. Ngày 4 tháng 2 năm 2020.

Vào năm 2010, Tập đoàn quân được tái thành lập, bao gồm:[16]

  • Ban chỉ huy quân sự Tập đoàn quân 6, Agalatovo, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn chỉ huy 95, Gorelovo, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn thông tin 132, Agalatovo, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn súng trường cơ giới độc lập 25, Luga, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ độc lập 138, Kamenka, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn pháo binh cận vệ số 9, Luga, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn tên lửa phòng không 5, Lomonosov, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn tên lửa 26, Luga, Leningrad Oblast
  • Trung đoàn công binh 30, Kerro, Leningrad Oblast
  • Trung đoàn phòng sinh hóa xạ độc lập 6, Sapyornoye, Leningrad Oblast
  • Lữ đoàn hậu cần 51, Saint Petersburg, Leningrad Oblast

Danh sách tư lệnh trong Chiến tranh thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 6th Army- б. Восточная (первоначально - Винницкая, затем - Волочиская армейская группа КОВО) (0000 Там же, а также "Другая война. 1939-1945". М., 1996, с.248.) КОВО. Lenskii 2001.
  2. ^ Leo Niehorster, Order of Battle, ngày 22 tháng 6 năm 1941
  3. ^ Bonn/Glantz, Slaughterhouse, Aberjona Press, 2005, p.311
  4. ^ tashv.nm.ru, [Combat composition of the Soviet Army, ngày 1 tháng 9 năm 1941], accessed October 2011
  5. ^ BSSA via tashv.nm.ru
  6. ^ Combat Composition of the Soviet Army Lưu trữ 2010-06-12 tại Wayback Machine, ngày 1 tháng 1 năm 1945
  7. ^ a b c Holm, Michael. “6th Combined Arms Army”. www.ww2.dk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  8. ^ Valentin Varennikov "Unique," Book 2, page 73.
  9. ^ Holm, Michael. “16th Motorised Rifle Division”. www.ww2.dk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ Holm, Michael. “109th Motorised Rifle Division”. www.ww2.dk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ “116th Motorised Rifle Division”. www.ww2.dk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ “54th Motorised Rifle Division”. www.ww2.dk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  13. ^ Holm, Michael. “88th independent Helicopter Squadron”. ww2.dk. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2016.
  14. ^ a b Holm, Michael. “6th Missile Brigade”. www.ww2.dk. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2016.
  15. ^ Andrew Duncan, 'Russian forces in decline - Part 2,' Jane's Intelligence Review, October 1996, p.444
  16. ^ Institute for the Study of War, Russia's Military Posture: Ground Forces Order of Battle, March 2018. Washington D.C.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]