Tổng thống Hàn Quốc
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 11 năm 2017) |
Tổng thống Hàn Quốc | |
---|---|
![]() Con dấu Tổng thống | |
![]() Hiệu kỳ Tổng thống | |
Chức vụ | Tổng thống (대통령) (Không chính thức) Excellency (대통령 각하) (Trong thư tín quốc tế, được sử dụng chính thức trước đây) |
Dinh thự | Dinh Tổng thống Hàn Quốc (từng là tòa nhà Bộ Quốc phòng) |
Nhiệm kỳ | 5 năm, không tái cử |
Người đầu tiên giữ chức | Lý Thừa Vãn 24 tháng 7 năm 1948 |
Website | (tiếng Anh) english.president.go.kr (tiếng Hàn) president.go.kr |
Đại Hàn Dân Quốc Đại thống lĩnh (tiếng Hàn: 대한민국대통령; Hanja: 大韓民國大統領; Romaja: Daehan Minguk Dae-tongryeong), hay thông dụng hơn trong tiếng Việt là Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Đại Hàn hoặc Tổng thống Nam Hàn, theo hiến pháp của nước này, là nguyên thủ quốc gia, điều hành chính quyền, và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của đất nước. Hiến pháp và Luật Bầu cử Tổng thống sửa đổi năm 1987 cho phép lựa chọn tổng thống bằng phương pháp đầu phiếu kín, trực tiếp. Trước đó suốt 16 năm, tổng thống Hàn Quốc được bầu ra bằng hình thức gián tiếp. Nhiệm kỳ của tổng thống Hàn Quốc là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Nếu xảy ra tình huống không có tổng thống, sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống ngay trong vòng 60 ngày và trong thời gian đó trách nhiệm của tổng thống sẽ do thủ tướng hoặc một thành viên cao cấp của nội các tạm gánh vác. Trong khi đương chức, tổng thống được miễn truy tố về các trách nhiệm hình sự ngoại trừ việc nổi dậy hoặc phản quốc.
Từ ngày 10 tháng 5 năm 2022, Yoon Suk-yeol là tổng thống Hàn Quốc sau cuộc bầu cử ngày 9 tháng 3 năm 2022.
Danh sách tổng thống Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

-
Lee Seung-man
Nhiệm kỳ thứ 1, 2 và 3
(1948–1960) -
Yun Bo-seon
Nhiệm kỳ thứ 4
(1960–1962) -
Park Chung-hee
Nhiệm kỳ thứ 5, 6, 7, 8 và 9
(1963–1979) -
Choi Kyu-hah
Nhiệm kỳ thứ 10
(1979–1980) -
Chun Doo-hwan
Nhiệm kỳ thứ 11 và 12
(1980–1988) -
Roh Tae-woo
Nhiệm kỳ thứ 13
(1988–1993) -
Kim Young-sam
Nhiệm kỳ thứ 14
(1993–1998) -
Kim Dae-jung
Nhiệm kỳ thứ 15
(1998–2003) -
Roh Moo-hyun
Nhiệm kỳ thứ 16
(2003–2008) -
Lee Myung-bak
Nhiệm kỳ thứ 17
(2008–2013) -
Park Geun-hye
Nhiệm kỳ thứ 18
(2013–2017) -
Moon Jae-in
Nhiệm kỳ thứ 19
(2017–2022) -
Yoon Suk-yeol
Nhiệm kỳ thứ 20
(2022–nay)
Những thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]
Cho đến thời điểm Tháng 3 năm 2023, 3 cựu tổng thống Hàn Quốc vẫn còn sống là:
Tên | Thời gian tại nhiệm | Tuổi |
---|---|---|
Lee Myung-bak | 2008–2013 | 81 năm, 88 ngày |
Park Geun-hye | 2013–2017 | 71 năm, 43 ngày |
Moon Jae-in | 2017–2022 | 70 năm, 53 ngày |
- Tổng thống đầu tiên giữ chức vụ Tổng thống Hàn Quốc chính thức là Lee Sung-man. Ông được Quốc hội đầu tiên của Hàn Quốc bầu vào chức vụ này ngày 24 tháng 7 năm 1948. Trước đó, ông cũng từng giữ chức vụ Tổng thống đầu tiên của Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc từ 1919 – 1925.
- Tổng thống lớn tuổi nhất khi nắm giữ chức vụ Tổng thống Hàn Quốc cũng là Kim Dae-jung. Ông được bầu vào chức vụ này khi đã 74 tuổi.
- Tổng thống trẻ tuổi nhất khi được bầu vào chức vụ Tổng thống Hàn Quốc là Park Chung-hee. Khi đó ông mới có 44 tuổi, 175 ngày.
- Park Chung-hee cũng là người có thời gian tại vị lâu nhất: 15 năm, 313 ngày. Nếu tính cả thời gian ông giữ quyền Tổng thống là 17 năm, 217 ngày
- Người có thời gian tại vị ngắn nhất là Choi Kyu-hah. Ông chỉ giữ chức vụ Tổng thống Hàn Quốc chỉ vỏn vẹn có 254 ngày. Nếu tính luôn thời gian ông tạm quyền Tổng thống cũng chỉ được 295 ngày.
- Tổng thống sống thọ nhất là Yun Bo-seon. Ông qua đời ngày 18 tháng 7 năm 1990, thọ 92 tuổi, 326 ngày.
- Tổng thống có tuổi thọ kém nhất là Park Chung-hee. Ông bị ám sát chết khi mới 61 tuổi, 346 ngày.
- Tổng thống vừa qua đời gần đây nhất là Chun Doo-hwan. Ông qua đời ngày 23 tháng 11 năm 2021 ở tuổi 90.
- Tổng thống đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này (2017) bị phế truất là Park Geun-hye. Bà bị phế truất sau khi bị Quốc hội Hàn Quốc hạch tội vì vụ bê bối liên quan đến mức độ tiếp cận với chức vụ tổng thống của một phụ tá.
- Park Geun-hye là nữ Tổng thống đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Hàn Quốc.
- Moon Jae-in là vị tổng thống có gốc Bắc Triều Tiên di dân sang Hàn Quốc