Thảo luận:Hàn Quốc/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên bài

Tại sao tên của bài này không là "Đại Hàn" khi chúng ta nhìn thấy tên chữ Hán của quốc gia này là 大韓民國 và tên Latinh hóa là Daehan Minguk? Mekong Bluesman 08:20, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xem tên gọi Triều Tiên.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:24, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đã đọc. Tôi muốn hỏi vì:
  1. Họ tự gọi họ là Đại Hàn (với tên dài là Đại Hàn Dân Quốc, hay Đại Hàn Minh Quốc)
  2. Chúng ta nhận tên Đại Hàn (vì khi gõ vào ô tìm kiếm thì nó dẫn tới bài này)
  3. Nhưng Đại Hàn bị redirected đến Hàn Quốc mà không phải là Hàn Quốc bị redirected đến Đại Hàn
Theo logic thì ... không ổn.
Mekong Bluesman 09:00, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Chắc Mekong Bluesman đã đọc en:Names of Korea "Today, South Koreans use Hanguk to refer to Korea as a whole, Namhan (남한, 南韓; "South Han") for South Korea, and Bukhan (북한, 北韓; "North Han") for North Korea." Tôi không thấy chữ "Đại Hàn" trong dòng này.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:07, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi không viết rõ!
Tôi muốn nói là một người đọc bài này sẽ thấy bảng tóm tắt nói tên chính thức của quốc gia này là 大韓民國 trong chữ Hán và Daehan Minguk sau khi được Latinh hóa. Từ sự nhận xét đó họ có câu hỏi là tại sao không Đại Hàn. Họ sẽ gõ thử Đại Hàn và thấy là Đại Hàn cũng được chấp nhận. Từ đó họ sẽ hỏi là tại sao Đại Hàn không phải là tên chính (tên của bài) và các tên khác nên được redirected về tên Đại Hàn.
Mong là như vậy làm rõ câu hỏi của tôi.
Mekong Bluesman 09:16, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Theo lôgíc này thì tên bài có thể đặt là Đại Hàn Dân Quốc (như Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa). Tuy nhiên có rất nhiều lôgíc trong cách đặt tên bài, chắc tên bài này được đặt theo lôgíc của bài tên gọi Triều Tiên. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:21, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi mới bổ sung. Xin xem Tên gọi Triều Tiên. Avia (thảo luận) 09:35, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

OK! Nhưng Avia chưa nói là cái tên phổ thông cho North Korea tại Việt Nam là gì. Mekong Bluesman 09:57, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hiện nay phổ biến trong sách báo là "CHDCND Triều Tiên", trong giao tiếp thì gọi là Bắc Triều Tiên. Avia (thảo luận) 10:12, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tiết khí đại hàn

Bài Đại hàn không đổi hướng đến đây, vậy thì chẳng có độc giả nào lại gõ vào từ Hàn Quốc để xem tiết khí đại hàn. Do đó, tôi bỏ dablink đó đi vì nó thừa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:18, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ để lại không thừa, vì có thể có ai đó gõ "Đại Hàn" để tìm hiểu về tiết khí chứ không phải "Đại Hàn Dân Quốc". Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:49, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ố, có bài Đại Hàn ngoài bài Đại hàn nữa à? Nếu vậy thì đúng là cần phải dùng {{redirect}}. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:52, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Redirect thường dùng khi nào có nhiều hơn 2 nghĩa, chỉ Đại hàn với Đại Hàn thì dùng dablink để hướng người đọc để bài cần xem nhanh hơn? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:54, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hì, anh xem thử bài này ổn chưa? Tôi thấy cái tiêu bản này là chuẩn nhất rồi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:56, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Khẩu hiệu quốc gia

Nhờ một ai đó thay vì chuyển tự "Hoằng ích nhân gian" từ tiếng Hán tại hộp thông tin thì dịch giúp ra chữ thuần Việt, tôi không hiểu câu Hán Việt trên có nghĩa là gì. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:58, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chắc đại ý là "Lợi ích cho tất cả mọi người". An Apple of Newton thảo luận 17:08, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mở ngoặc dịch nghĩa ngắn gọn hơn "làm lợi cho nhân loại"? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 17:10, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
bên tiếng Anh là Benefit all mankind Abcvn123 (thảo luận) 08:44, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 11 tháng 11 năm 2017

Lý do tôi muốn sử trang "Hàn Quốc" 1.Tôi muốn thay đổi bảng mẫu Thông tin quốc gia của trang này, tôi muốn thêm "Biểu trưng chính phủ Hàn Quốc (Government Emblem), tôi muốn thêm phần chú thích bản đồ, vì bản đồ này tô nhạt thêm phần lãnh thổ CHCDND Triều Tiên, nên người ta sẽ không thể hiểu rõ, tại sao nó lại được tô nhạt. Tôi muốn thêm tập tin quốc ca Hàn Quốc vào, vì tập tin kia đã cũ và không thể hiện lên. 2.Trở thành bảng mẫu của trang này 3.Vì bảng mẫu này là bảng mẫu chính xác nhất, được làm dựa trên bản mẫu "Thông tin quốc gia" của Hàn Quốc (wikipedia English)-->

Bangtan09092003 (thảo luận) 11:15, ngày 11 tháng 11 năm 2017 (UTC)[trả lời]

1 ☑Y đã được sửa; 2, 3 KhôngN không rõ yêu cầu. Xuân (thảo luận) 16:19, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Giải quyết vấn đề

Lệ Xuân (thảo luận) vấn đề cần giải quyết ở đây là gì hả bạn? Vào dán mỗi cái nhãn xong rồi đi ra như vậy thi ai biết đường nào mà lần? 08:18, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Leducbinh.tluCon Lươn: Lần sau muốn người khác nhận được thông báo thì bạn nhớ ký tên cho đầy đủ, nếu không người khác không sẽ không nhận được thông báo. Lý do tôi biết mà rep là vì tôi theo dõi trang này. Còn bài này vấn đề thì cả đống, từ hồi đem ra biểu quyết Bài viết chọn lọc đến giờ đã giải quyết hết đâu mà buộc tôi phải chạy theo giải thích. Một số vấn đề mà Tàn Kiếm, Băng Tỏa đã nêu ra vẫn còn tồn đọng. Nếu bạn vẫn muốn đòi nêu lý do rõ ràng thì tôi xin đưa ra vài ví dụ ở đây:
  • Trung lập: Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia Đông Nam Á có nhiều nét văn hóa đặc trưng tương đồng nhất với Hàn Quốc, phong tục tập quán, ngày lễ cũng như các hoạt động dân dã vì cùng nằm trong vùng văn hóa Đông Á ảnh hưởng bởi Nho giáoPhật giáo. Người Việt cũng có tính cách quyết tâm, cố gắng phấn đấu, chịu khó và ham học hỏi - điều mà mỗi dân tộc Á Đông đều quý trọng đặc biệt là Hàn Quốc - quốc gia luôn có quan niệm cứng rắn trong việc xây dựng chính sách kinh tế theo đường lối khắc khổ, đề cao sự tự cường, tự lực, tận tâm và cống hiến. → Cả cái đoạn này tôi không rõ trung lập chỗ nào, chưa kể đến việc hoàn toàn không nguồn.
  • Thiếu nguồn gốc: Lần trước tôi có treo biển {{Thiếu nguồn gốc}}, không hiểu sao tự nhiên "biến mất", trong khi mấy mục như Khái quát Lịch sử, Ngôn ngữ và chữ viết, Nghệ thuật, Kiến trúc, Văn học, Ẩm thực, hoặc Chính trị (à mục này có 1 nguồn) chả có nguồn nào.
  • Mở đầu quá dài: Phần này là phần tóm tắt nội dung của bài, chắt lọc những thông tin quan trọng nhất đã có trong bài. Mở đầu của bài này không chỉ dài, mà còn rất thiếu cân đối, riêng nói về lịch sử đã chiếm 2 đoạn, dài đến tận hơn 1200 từ. Do phần mở đầu chỉ tóm tắt nội dung, nên nó không cần sử dụng chú thích nguồn. Trong một biểu quyết FA của enwiki, nếu phần mở đầu của một bài mà có 5 cái chú thích là đã ăn ngay phiếu chống, chứ đừng nói chém hơn 60 cái như bài này. Nếu chưa biết, hoặc không biết cách tóm tắt sao cho đúng cách, bạn có thể tham khảo các bài chọn lọc về quốc gia ở enwiki.
  • Nguồn không đáng tin cậy: Tôi không rảnh đi liệt kê hết, nên chỉ dẫn cho bạn một vài nguồn ở đây, bạn xem rồi tự cảm nhận nhé: Tư vấn du học châu Âu, Sinfin – Blog random nào đó trên mạng, mấy chú thích dùng nguồn Brainyquote,… Ngoài ra, đối với mấy nguồn game thì bạn có thể tham khảo tại đây Thảo luận:SofM#Nguồn yếu.
  • Quá dài: Một bài viết Wikipedia "tốt" là một bài viết mà thông tin của nó được chắt lọc một cách cẩn thận, và được viết một cách ngắn gọn, súc tích, chứ không phải thích viết cái gì thì viết. Bài này không được viết theo một cái hệ thống nào, thành thử cái thì đi vào quá sâu, cái thì chẳng hề có trong bài (mời đọc ý kiến của Tàn Kiếm trong Ứng cử viên bài viết chọn lọc). Thông tin cái nào không quá quan trọng thì có thể đưa vào bài con, vì bài chính chỉ cần chứa cái gì quan trọng nhất thôi.
Tóm lại, bài này còn nhiều vấn đề, xin đừng tự ý xóa mấy bản mẫu bảo quản như bạn đã làm ở đây. Nếu bạn vẫn có tham vọng đề cử làm BVCL, điều cần làm nhất là cắt ngắn lại bài này. Muốn ổn thì phải gọt bớt ít nhất 100Kb mới được. Có thể tham khảo thêm các Bài viết chọn lọc của enwiki như Germany, Japan,… Tôi sẽ không góp ý thêm đối với bài này, vì đơn giản, những gì mà tôi đã nêu là quá đủ rồi. Với lại, không ai rảnh để lúc nào cũng chạy theo chỉ lỗi đâu. Hankiz tl 09:12, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Lệ Xuân: À, vậy ra đó là tất cả vấn đề hả, Ô kê, nếu nó làm bạn cảm thấy khó ở thì nhắn để tôi sửa cho!😋 Có mỗi thế thôi mà cũng phải nhãn mới chả hiệu, mà này, tôi đóng góp nhiều thông tin cho bài viết không có nghĩa là tôi "thầu" toàn bộ bài đó đâu nhé! 🙂 Leducbinh.tlu (thảo luận) 10:03, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn @Leducbinh.tlu thân mến, có lẽ tôi có hơi "khó ở" với những bài viết không đáp ứng tiêu chuẩn lượng thật. Nhưng mà hình như tôi không biết có quy định nào nói rằng tôi thấy bài viết tệ thì phải chạy đi "báo cáo" với người viết cả. Với lại bạn cũng đã khẳng định "đóng góp nhiều thông tin cho bài viết không có nghĩa là "thầu" toàn bộ bài đó đâu nhé!" thì nếu tôi chạy đi nhờ bạn sửa, chẳng phải có phần vô duyên sao? Nếu thực sự bạn nghĩ rằng phận sự của tôi là phải đi báo cho bạn biết, vậy thì chẳng phải câu trước với câu sau của bạn mâu thuẫn lẫn nhau đúng không? Bài không đáp ứng tiêu chuẩn, hay nói thẳng ra là tệ, thì cần phải treo biển để mà biết. Bạn không sửa thì để đó người khác biết là bài có vấn đề để mà sửa. Nếu không hài lòng với việc treo biển, tôi hoàn toàn hoan nghênh bạn nêu vấn đề ra trang thảo luận chung, để cộng đồng xem làm như nào thì đúng. – Hankiz tl 10:36, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Lệ Xuân: Rồi rồi, tôi sửa được chưa😊, "Lệ Xuân" tên đẹp thế bạn🤭 Leducbinh.tlu (thảo luận) 10:43, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài này có nhiều vấn đề thì phải sửa đúng rồi nhé các bạn. Đoạn đầu dài quá dài.  A l p h a m a  Talk 13:52, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng tình với Lệ Xuân. Bài viết về quốc gia cần dẫn nguồn đầy đủ, dùng càng nhiều nguồn hàn lâm càng tốt, nội dung bao quát không sa đà vào tiểu tiết, văn phong trung lập. Nếu chưa giải quyết xong thì không thể tháo biển.  Băng Tỏa  15:04, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vấn đề nếu nhìn nhận khách quan, mục đối ngoại của Hàn Quốc, thiếu hẳn quan hệ ngoại giao với những đối tác lớn như Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Nga, Khối Nam Mỹ, khối Trung Đông. Nếu xét khách quan hơn nữa thì đối tượng "Việt Nam" trong mục đối ngoại nhiều khi cũng không thật cần thiết vì "Việt Nam địa chính trị còn tương đối nhỏ trong khu vực châu Á, cũng như Việt Nam cũng chưa phải là một vấn đề quan trọng với Hàn Quốc" để chiếm một mục mà theo tôi là "dung lượng to oạch" nhưng "đóng vai trò nhỏ bé" với quốc gia này. Nếu muốn gộp Việt Nam thì nên kết hợp vào một mục nhỏ bé hơn như "chính sách hướng Nam" (khu Đông Nam Á).--Nacdanh (thảo luận) 17:22, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]