Bước tới nội dung

Thích Thanh Quyết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hòa thượng
thích thanh quyết
釋清訣
Tên khai sinhLương Công Quyết
Pháp danhMinh Định (明定)
Pháp hiệuThanh Quyết (清訣)
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Sư phụThích Viên Thành
Xuất gia1975
Chùa Long Đọi, Hà Nam
Thụ giớiTỳ kheo
1983
Chùa Đỏ, Hà Đông, Hà Tây
Tu tập tạiChùa Long Đọi, Chùa Hương, chùa Phúc Khánh, chùa Non Nước
Viện trưởng
Học viện Phật giáo Việt Nam Hà Nội
Đương nhiệm
từ 2017
(7 năm trước)
 (2017)
Tiền nhiệmThích Thanh Đạt
Địa chỉSóc Sơn, Hà Nội
Đại biểu Quốc hội Việt Nam
Đương nhiệm
từ 2011
(13 năm trước)
 (2011)
(khóa 13, khóa 14, khóa 15)
Chủ tịchNguyễn Sinh Hùng
Nguyễn Thị Kim Ngân
Vương Đình Huệ
Ủy banỦy ban Đối ngoại
Đại diệnQuảng Ninh
Phó chủ tịch
Hội đồng Trị sự
Đương nhiệm
từ 2017
(7 năm trước)
 (2017)
Chủ tịchHT. Thích Thiện Nhơn
Đồng phó chủ tịch
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhLương Công Quyết
Ngày sinh15 tháng 6, 1962 (62 tuổi)
Nơi sinhThanh Thủy, Thanh Liêm, Hà Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Học vấnTiến sĩ Phật học
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịch Việt Nam
icon Cổng thông tin Phật giáo

Thích Thanh Quyết là một tu sĩ Phật giáo, chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Hà Nội, trưởng ban trị sự Phật Giáo của 4 tỉnh, Quảng Ninh, Hà Nam, Sơn La và Bắc Kạn. Là trụ trì Khu di tích Yên Tử, chùa Non Nước, chùa Phúc Khánh. Tại Hội nghị lần 5 Ban Thường trực Hội đồng Trị sự TW tháng 1/2021 sư được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thích Thanh Quyết có tên khai sinh là Lương Công Quyết, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1962 tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1980, sư sơ tâm xuất gia tu học tại chùa Long Đọi Sơn huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam.

Từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 9 năm 1986, sư tu học tại chùa Hương Tích xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Sơn Bình.

Năm 1983 sư được thụ đại giới Tỳ Kheo tại đại giới đàn chùa Đỏ thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây.

Tháng 2 năm 1985 làm trụ trị tổ đình Phúc Khánh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.[1]

Năm 2001, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Trung Quốc.

Sư là đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành (1950-2002), trụ trì Chùa Hương huyện Mỹ Đức - Hà Nội và trụ trì Chùa Thầy - Quốc Oai Hà Nội, sư được ban pháp danh Thích Minh Định. Pháp danh thường dùng là Thích Thanh Quyết.

Năm 2021 tại Hội nghị Kỳ 5 – Khóa VIII HĐTS GHPGVN Thượng tọa Thích Thanh Quyết được tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa thượng (Thời điểm tấn phong 38 Hạ).

Công việc hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh
  • Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
  • Phó chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  • Quyền Trưởng ban Giáo dục Phật giáo (04/01/2017)
  • Ủy viên Hội đồng Khoa học Trần Nhân Tông Academy.
  • Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 - 2017)
  • Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay)
  • Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.
  • Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Hà Nam.
  • Trưởng ban trị sự phật giáo tỉnh Bắc Kạn
  • Trụ trì khu di tích Yên tử - Quảng Ninh
  • Trụ trì Chùa Phúc Khánh - Ngã tư sở, Đống Đa, Hà Nội
  • Trụ trì Chùa Non Nước - xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
  • Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng phật hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước...

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp ngày 31/10/2014, Thích Thanh Quyết kiến nghị đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.[2]

"Bức cung nhục hình là nguyên nhân dẫn đến oan sai, và điều này cần chấm dứt vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan tư pháp. Nguyên nhân, là do cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội, do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật"[3]

Thích Thanh Quyết còn chỉ trích tăng nhân tuân theo giới luật Tỳ kheo-Không ăn phi thời "đã là Phật là Thánh gì đâu mà cứ ăn một ngày một bữa, tối không dám ăn?"[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ TTXVN. “Lương Công Quyết”. baucuquochoi.vn. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Phật giáo thời mạt pháp: ĐBQH Thích Thanh Quyết "Phải xây dựng quân đội mạnh như Bắc Triều Tiên!" Lưu trữ 2015-06-23 tại Wayback Machine, ijavn, 1.11.2014
  3. ^ Thượng tọa Thích Thanh Quyết 'gây bão' với phát biểu về oan sai, 05/06/2015 Thanh Niên Online
  4. ^ http://toquoc.vn/thuong-toa-thich-thanh-quyet-noi-ve-tru-tri-chua-ba-vang-da-la-phat-la-thanh-gi-dau-20190325162129093.htm

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]