Trung Quốc v Hồng Kông (1985)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trung Quốc v Hồng Kông
Sự kiệnVòng loại thứ nhất Giải vô địch bóng đá thế giới 1986 khu vực châu Á
Hồng Kông giành quyền vào vòng loại thứ hai
Ngày19 tháng 5, 1985
Địa điểmSân vận động Công nhân, Bắc Kinh, Trung Quốc
Trọng tàiMelvyn D'Souza (Ấn Độ)
Khán giả80.000

Trung Quốc v Hồng Kông là một trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại thứ nhất Giải vô địch bóng đá thế giới 1986 khu vực châu Á diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 1985, trận đấu này trở nên nổi bật bởi kết quả bất ngờ của nó, vốn đã gây ra sự bất mãn sâu sắc và những phản ứng quá khích từ những người hâm mộ bóng đá Trung Quốc đại lục, dẫn đến việc trận đấu này về sau được mệnh danh là Sự kiện 19 tháng 5 (tiếng Trung: 五一九事件)[1] hay Cuộc vây hãm Sân vận động Công nhân (tiếng Anh: The Siege of the Workers' Stadium)[2][3].

Cần một chiến thắng để đi tiếp vào vòng loại thứ hai, Hồng Kông đã bất ngờ có được thắng lợi ấn tượng 2–1 trước Trung Quốc ngay trên sân khách để loại Trung Quốc khỏi cuộc đua giành tấm vé đến vòng chung kết, với các bàn thắng của Trương Chí Đức ở phút 19 và Cố Cẩm Huy ở phút 60. Trận đấu được điều hành bởi trọng tài người Ấn Độ Melvyn D'Souza và được các nhà phân tích vào thời điểm đó mô tả là diễn ra với sự căng thẳng bất thường (so với những trận đấu thông thường ở vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới khu vực châu Á). Sau trận thua, các cổ động viên đội chủ nhà bất mãn đã gây náo loạn ở sân vận động Công nhân và phải cần đến Cảnh sát Vũ trang Nhân dân để lập lại trật tự. Trận đấu là một trong những lần đối đầu đáng chú ý nhất giữa đội tuyển bóng đá quốc gia Trung QuốcHồng Kông trong lịch sử.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc là á quân của Cúp bóng đá châu Á 1984 và được kỳ vọng là đội tuyển mạnh nhất ở Vòng loại châu Á – Khu vực B của Giải vô địch bóng đá thế giới 1986. Trung Quốc và Hồng Kông trước đó đã gặp nhau trong trận lượt đi trên sân vận động Chính phủ (nay là sân vận động Hồng Kông) tại quận Loan Tể, Hồng Kông khi hai đội hòa nhau không bàn thắng. Họ cùng bước vào trận tái đấu ở lượt trận cuối cùng với số điểm ngang bằng nhau[4], tuy nhiên, Trung Quốc nắm lợi thế về hiệu số bàn thắng bại do có được chiến thắng đậm hơn khi đối đầu với hai đội còn lại của bảng đấu là BruneiMa Cao. Vì vậy, để đi tiếp vào vòng tiếp theo, Hồng Kông sẽ cần phải có một chiến thắng ngay trên sân vận động Công nhân tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, một điều khó lòng có thể xảy ra.

Tình hình bảng đấu trước trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Sau ngày 12 tháng 5 năm 1985, thứ hạng các đội ở bảng 4A như sau:

Chú thích
Không thể lọt vào vòng tiếp theo
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ
1  Trung Quốc 5 4 1 0 22 0 +22 9
2  Hồng Kông 5 4 1 0 17 1 +16 9
3  Ma Cao 6 2 0 4 4 15 −11 4
4  Brunei 6 0 0 6 2 29 −27 0

Trung Quốc cần ít nhất kết quả hòa để giành quyền vào vòng hai.

Hồng Kông buộc phải có kết quả thắng để giành quyền vào vòng hai.

Diễn biến trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bầu không khí ồn ào được tạo ra từ 80.000 người hâm mộ tại sân vận động Công nhân ở Bắc Kinh, đội tuyển Trung Quốc bắt đầu trận đấu với thế trận tấn công, quyết tâm giành chiến thắng thay vì chỉ một kết quả hòa nhằm củng cố vị trí nhất bảng để vượt qua vòng loại thứ nhất. Tuy nhiên, trong khi đội chủ nhà đang tỏ ra bế tắc trong quãng thời gian đầu trận thì chính các vị khách Hồng Kông mới là những người tung ra đòn phủ đầu bất ngờ đầu tiên ở phút 19. Trong một quả đá phạt trực tiếp, tiền vệ Hồ Quốc Hùng lén lút đưa bóng về phía sau cho tuyến hai, nơi mà hậu vệ Trương Chí Đức đã đợi sẵn để đón đường chuyền và tung ra cú sút "sấm sét" từ ngoài vòng cấm đưa bóng găm thẳng vào góc trên khung thành, hạ gục thủ môn Lạc Kiến Nhân bên phía chủ nhà, mở tỉ số 1–0 cho đội khách. Không nản lòng sau khi phải nhận bàn thua sớm, Trung Quốc gia tăng áp lực và có bàn gỡ hòa 12 phút sau đó khi tiền đạo Lý Huy lập công trong một pha phản công xuất phát từ một tình huống phát động tấn công không tốt của thủ môn Trần Vân Nhạc của Hồng Kông. Tuy nhiên, các cầu thủ Trung Quốc bất ngờ tiếp tục dồn lên ép sân trong hiệp hai, mở ra nhiều cơ hội tấn công hơn cho Hồng Kông khi hầu hết nhân sự của Trung Quốc đều đã ở bên phía phần sân đội khách, để lại một khoảng sân nhà mênh mông không có ai án ngữ, đỉnh điểm của sự kịch tính xảy ra khi trung vệ Cố Cẩm Huy ghi bàn từ một cú sút bồi để đưa Hồng Kông một lần nữa vượt lên dẫn trước sau 60 phút bóng lăn. Trong nửa giờ thi đấu cuối cùng, Trung Quốc đã tung ra rất nhiều cú sút trúng đích trong nỗ lực tìm kiếm bàn gỡ hòa trong tuyệt vọng, nhưng bàn thắng đã không bao giờ đến dù chỉ một lần và Hồng Kông rời sân với chiến thắng lịch sử 2–1[5].

Chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc 1–2 Hồng Kông
Lý Huy  31' Trương Chí Đức  19'
Cố Cẩm Huy  60'
Trung Quốc
Hồng Kông
GK Trung Quốc Lạc Kiến Nhân
RB Trung Quốc Chu Ba
CB Trung Quốc Giả Tú Toàn
CB Trung Quốc Lâm Nhạc Phong
LB Trung Quốc Lữ Hồng Tường
CM Trung Quốc Lâm Cường
CM Trung Quốc Dương Triều Huy
CM Trung Quốc Vương Huệ Lương Thay ra sau 70 phút 70'
RF 7 Trung Quốc Cổ Quảng Minh
CF 10 Trung Quốc Lý Huy Thẻ vàng 64'
LF Trung Quốc Tả Thụ Thanh (c) Thay ra sau 38 phút 38'
Thay thế:
FW Trung Quốc Lý Hoa Quân Vào sân sau 38 phút 38'
FW Trung Quốc Triệu Thế Dụ Vào sân sau 70 phút 70'
Huấn luyện viên:
Trung Quốc Tằng Tuyết Lân
GK Hồng Kông Trần Vân Nhạc
SW 2 Hồng Kông Lương Soái Vinh (c)
CB Hồng Kông Lai La Cửu
CB 19 Hồng Kông Cố Cẩm Huy
RWB 14 Hồng Kông Trương Chí Đức
LWB Hồng Kông Dư Quốc Sâm Thẻ vàng 21'
RM Hồng Kông Lưu Vinh Nghiệp
CM Hồng Kông Hoàng Quốc An
CM 13 Hồng Kông Hồ Quốc Hùng
LM Hồng Kông Trần Phát Kỳ Thay ra sau 73 phút 73'
CF Hồng Kông Doãn Chí Cường Thay ra sau 85 phút 85'
Thay thế:
DF Hồng Kông Đàm Dư Hoa Vào sân sau 73 phút 73'
DF Hồng Kông Philip Reis Vào sân sau 85 phút 85'
Huấn luyện viên:
Hồng Kông Quách Gia Minh

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Tình hình bảng đấu sau trận đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích
Giành quyền vào thẳng vòng tiếp theo
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ
1  Hồng Kông 6 5 1 0 19 2 +17 11
2  Trung Quốc 6 4 1 1 23 2 +21 9
3  Ma Cao 6 2 0 4 4 15 −11 4
4  Brunei 6 0 0 6 2 29 −27 0

Hồng Kông tiến vào vòng loại thứ hai – Khu vực B.

Tại vòng loại thứ hai – Khu vực B (bán kết Vòng loại châu Á), Hồng Kông tiếp tục phải đối mặt với một đối thủ nặng ký khác là Nhật Bản trong cặp trận hai lượt đi-về. Họ nhanh chóng để thủng lưới sớm hai bàn trong trận lượt đi trên đất Nhật Bản ngay từ đầu hiệp một, sau đó tiếp tục thua thêm một bàn nữa trong hiệp hai, cuối cùng chịu thất thủ với tỉ số 0–3. Hồng Kông đã thi đấu tốt hơn trong trận lượt về trên sân nhà, nhưng lại đá hỏng một quả phạt đền và thua sát nút 1–2. Qua đó Nhật Bản tiến vào vòng chung kết Khu vực B, khi chiến thắng với tổng tỉ số cách biệt là 5–1 sau hai lượt trận.

Đối với Trung Quốc, kết quả này lại là một thất bại đáng thất vọng khác trong nỗ lực giành quyền tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên của họ. Trước đó ở vòng loại cho giải đấu năm 1982, Trung Quốc đã thua New Zealand cũng với tỉ số 1–2 trong trận play-off của vòng loại châu Á và châu Đại Dương để tìm ra đại diện thứ hai và cũng là cuối cùng của khu vực này (cùng với Kuwait) giành quyền đến Tây Ban Nha tham dự vòng chung kết. Phải đến tận giải đấu năm 2002, Trung Quốc mới có thể đủ điều kiện tham dự "ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh" lần đầu tiên của mình, một phần cũng là do họ không cần phải cạnh tranh với hai người hàng xóm là Hàn QuốcNhật Bảnvòng loại châu Á để tìm kiếm tấm vé do hai đội này đã được đặc cách thẳng vào vòng chung kết với tư cách là hai nước đồng chủ nhà của giải đấu.

Sự cố bạo loạn[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu này còn dẫn tới "vụ bạo loạn bóng đá đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"[6]. Trong khi đội tuyển Hồng Kông nhận được sự chào đón như những người hùng ở sân bay Khải Đức khi họ trở về, thì những người hâm mộ Trung Quốc đại lục bất mãn đã gây ra một cuộc bạo loạn cả trong và xung quanh sân vận động Công nhân sau khi trận đấu khép lại, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc cũng đã được huy động để lập lại trật tự. Tổng cộng có 127 người đã bị bắt[7]. Tằng Tuyết Lân, huấn luyện viên đội tuyển Trung Quốc và Lý Phượng Lâu, chủ tịch Hiệp hội bóng đá Trung Quốc đều đã từ chức sau vụ việc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The 5.19 incident: China's doomed attempt to qualify for Mexico'86 - Wild East Football”. web.archive.org. 4 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  2. ^ 'May 19 Incident' – when Hong Kong ruined China's World Cup dream”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ “IN PICTURES: Reliving Hong Kong's famous World Cup win over China in 1985”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 15 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.
  4. ^ Ở thời điểm bấy giờ, quy tắc tính điểm trong bóng đá là 2 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và 0 điểm cho một trận thua (2–1–0), điều này có đôi chút khác biệt so với quy tắc tính điểm hiện hành (3–1–0).
  5. ^ “The 'May 19 Incident': When Hong Kong football sparked a riot in Beijing”. 26 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ “中国十大球迷冲突:京豫球迷暴力狂? 5·19震惊世界”. Ifeng.com. 13 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ “《足球之夜》特别节目:5.19 一个时代的缩影(9)_国内足坛-国家队_NIKE新浪竞技风暴_新浪网”. sports.sina.com.cn. 2011. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]