Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/WeFit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

WeFit[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Xóa với tỉ lệ 6 xóa/1 giữ sau 10 ngày. —  Băng Tỏa  16:56, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
WeFit (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
(Tìm nguồn: "WeFit" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)

Một ứng dụng công nghệ của Việt Nam hoạt động chỉ trong vỏn vẹn 4 năm (2016-2020) trường khi bị ngừng hoạt động do doanh nghiệp chủ quản phá sản. Bài đã bị gắn biển độ nổi bật từ lâu nhưng chưa có ai mở biểu quyết.  Jimmy Blues  04:46, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xóa
  1. Xóa 4 năm phá sản thì có gì nổi bật? Cộng thêm tổng tài sản ròng là cu tí, số lượng nhân viên nhỏ bé, 0 thành tích và sức ảnh hưởng xã hội là không có. Nhiều bài báo có dấu hiệu được trả tiền để PR cho WeFit. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:04, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    đúng – Nhatquangdinh (thảo luận) 15:39, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Phiền bạn Nhatquangdinh nêu rõ ý kiến của mình là giữ bài hay xóa bài. Nếu không phải cả hai thì bạn hãy nêu ý kiến bên dưới.  Jimmy Blues  02:21, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    ok mình hiểu rùi cảm ơn nha! – Nhatquangdinh (thảo luận) 02:52, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Xóa Cái Startup báo phá sản như kiểu này ở Việt Nam dạo này nhiều ghê. Startup công nghệ ông nào ăn nên là ra toàn im lặng mà làm cả, làm quái gì rảnh lên kể lết hết kế hoạch cho cả thiên hạ biết. WeFit này không ngoại lệ, rầm rộ vào, phông bạt vào, sau cùng đốt tiền với nhau rồi phá sản, như đa cấp. Vì lấy phông bạt làm tôn chỉ hành động (thu hút nhà đầu tư aka. "lùa gà") nên đầu tư bơm cho báo chí rất mạnh, kể cả là báo uy tín thì cũng thế thôi. Do đó, cứ đi áp cái tiêu chí báo này, báo kia, Thanh Niên, Tuổi Trẻ đề cập thì auto đủ nổi bật là chết. Xóa. -- Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:01, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3. Xóa Công ty công nghệ được miễn thuế 4 năm, mà công ty này hoạt động đúng 4 năm thì phá sản rồi, một chiêu lách thuế thôi. Một công ty công nghệ chột giật kiểu vậy thì không xứng đáng có bài. P.T.Đ (thảo luận) 16:43, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4. Xóa Đồng ý với BQV P.T.Đ. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:45, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5. Xóa Không phải tôi định kiến cá nhân đâu nhưng tôi mua sản phẩm của WeFit ngay trước khi nó phá sản và không được đền bù (hay nói đúng hơn là đền bù không hề thỏa đáng). Ngoài ra thì tôi thấy WeFit chưa đủ nổi bật. Tiểu Phương セロラ 04:01, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6. Xóa Không có thông tin gì đủ nổi bật.--Russian Federal Subjects (thảo luận) 01:27, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giữ
  1. Giữ Bây giờ có thêm lý do "doanh nghiệp phá sản" để làm lý do xóa bài thì hết sức, hết sức đáng lo ngại. Nguồn về WeFit không thiếu, chủ thể được đưa tin liên tục từ 2016 đến nay. Nguồn nước ngoài cũng không hiếm: Tech in Asia (xem [1] [2]), Deal Street Asia (xem [3]), The Bridge (xem [4]). Đây là một start-up được coi là tiêu biểu ở Việt Nam (dựa vào sự chú ý của truyền thông nội địa lẫn sự quan tâm của truyền thông quốc tế). Phá sản chỉ là một yếu tố chủ quan và việc phá sản không ảnh hưởng đến độ nổi bật của chủ thể. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:26, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xin lỗi nhưng bạn Hải có vẻ hiểu nhầm, tôi chỉ trích lại phần giới thiệu chủ thể để độc giả dễ tiếp cận chứ không có nói đấy là lý do làm bài bị xóa. Để tôi viết lại lý do "Bài đã bị gắn biển độ nổi bật từ lâu nhưng chưa có ai mở biểu quyết".  Jimmy Blues  02:19, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thứ nhất: 4 năm phá sản khác với phá sản chung chung. Một số công ty đã phá sản khác vẫn đủ độ nổi bật (mấy chục năm mới phá sản, net worth công ty thuộc hàng top và có sức ảnh hưởng lớn trước khi phá sản). Còn công ty này vốn đầu tư là cu tí + toàn nguồn yếu + nguồn PR. Thứ hai: lý do đi kèm là không nổi bật. Thứ ba: phá sản là a fact, rất khách quan chứ chủ quan gì ở đây? Thứ tư: đúng đây là 1 startup tiêu biểu về sự ảo tưởng sức mạnh và sự đầu tư sai lầm (mất cả vốn lẫn lời). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:38, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không biết là đã đề cập bao nhiêu lần, nói bao nhiêu bận về việc đánh giá một bài viết dựa trên quan điểm cá nhân mà phớt lờ những nguyên tắc cơ bản của Wikipedia - những nguyên tắc hình thành nên dựa trên sự đồng thuận của các biên tập viên. Xem WP:CTY, "một tổ chức được coi là nổi bật nếu nó đã là được nói đến một cách đáng kể tại các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy"; tương tự tại tiêu chí chung (cơ bản) của WP:DNB, "nếu một chủ đề được các nguồn thứ cấp đáng tin cậy và độc lập với chủ thể đưa tin đáng kể, chủ đề sẽ được coi là thỏa mãn các tiêu chí đưa vào để có một bài viết riêng rẽ". Cho nên khi đánh giá bài viết, hãy xét xem nó có đáp ứng tiêu chí cơ bản chưa, trước khi xét đến các tiêu chí khác. Về các nguồn thứ cấp, xem Start-up đình đám Việt Nam phá sản, bị tố nợ tiền hàng trăm đối tác, WeFit phá sản, WeFit - Sự sụp đổ của 'ý tưởng đẹp nhưng thực hiện ngây thơ'; trước đó 1 năm (2019) thì có Ứng dụng WeFit tiên phong thay đổi lối sống người Việt, In brief: Vietnam gym class app books $1m funding, ベトナムのフィットネス・美容スパ送客スタートアップWeFit、プレシリーズAでサイバーエージェント・キャピタルらから100万米ドルを調達, Rising SE Asian startups this week: a powerful data science trio comes together; 2018 có WeFit: Mô hình chia sẻ phòng tập gym, Những tiết lộ thú vị về Grab trong lĩnh vực Fitness tại Việt Nam; 2017 có WeFit - Giải pháp cho bài toán chi phí phòng tập... Nói chung là rất nhiều, từ những trang báo uy tín trong và ngoài Việt Nam, tại sao lại đánh giá là nguồn yếu, nguồn PR? Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VietNamNet là nguồn yếu? Tech in Asia, chuyên trang về đầu tư và khởi nghiệp của Singapore là một trang PR? Tiêu chí nào (của độ nổi bật) cho thấy công ty có vốn đầu tư "cu tí", bị "phá sản", "ảo tưởng sức mạnh", "đầu tư sai lầm" là không nổi bật? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:01, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Thứ nhất: bạn đang nhầm lẫn ý kiến cá nhân vs facts. Phá sản + vốn nhỏ + đầu tư sai lầm = facts dựa trên các nguồn trên chứ chả phải quan điểm cá nhân gì. Mong bạn đừng chụp mũ. Chả ai phớt lờ nguyên tắc cơ bản của Wikipedia cả.
    Thứ hai: tiêu chí nào (của độ nổi bật) cho thấy công ty có vốn đầu tư "cu tí", bị "phá sản", "ảo tưởng sức mạnh", "đầu tư sai lầm" là nổi bật? Tôi có thể bỏ phiếu xóa với bất kỳ lý do gì. Wikipedia không phải là nơi để PR doanh nghiệp chưa nổi, đặc biệt danh nghiệp chưa nổi đã bị phá sản.
    Thứ ba: chính xác, Tech in Asia là một trang báo mạng chủ yếu để PR cho các startup ở các nước Đông Nam Á. Mời bạn tìm cho tôi 1 phóng viên từ Tech in Asia. Không phải cứ có bài trên Wikipedia và tự phong là báo là thành báo chính thống đâu. Báo này bắt nguồn của nó là 1 blog. Họ còn có nguyên 1 cái mục to đùng để các startup "trả tiền" để được PR trên Tech in Asia. Họ có treo giá PR là từ vài trăm triệu lên tới vài tỷ VND (tôi tự đổi từ USD qua VND).
    Thứ tư: bài này công nhận là có một vài nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Đó là lý do tại sao bài này không bị xóa nhanh mà đem ra BQXB. Bên en, họ vẫn xóa những bài có nguồn thứ cấp ở BQXB bên họ. Ví dụ bên vi, bài Hướng dương ngược nắng mới bị xóa mặc dù có nguồn thứ cấp.
    Thứ năm: các báo có uy tín bắt đầu đưa tin về WeFit (như VnExpress và VietnamNet) khi nó bị phá sản. Nổi tiếng vì bị "phá sản"? Cái này là single event. Xem Wikipedia:Recentism: "Articles created on flimsy, transient merits" -> không nên. Xem Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Vụ thảm sát ở Bình Phước, ví dụ cho 1 bài từng một thời đình đám (có rất nhiều báo chí chính thống đưa tin nhưng vẫn bị xóa như thường) = single event nhất thời = không nổi bật.
    Thứ sáu: "An organization is generally considered notable if it has been the subject of significant coverage in reliable, independent secondary sources" -> lưu ý "generally". Có nguồn thứ cấp không phải là kim bài miễn tử. Đã có rất nhiều bài có nguồn thứ cấp bị xóa ở BQXB tại en và vi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:42, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có lẽ quý ĐPV vẫn chưa hiểu ý kiến của tôi. Tôi nói "phá sản" là chủ quan là đang nói tới việc lấy lý do "phá sản" này làm lý do để xóa bài. Đánh giá một chủ thể có nổi bật hay không dựa vào phá sản thì chính là chủ quan chứ còn gì nữa. Nếu khách quan thì hãy nhìn vào các tiêu chí của WP:DNB mà trích dẫn ra, xem chủ thể không đạt tiêu chí nào. Quý ĐPV có thể bỏ phiếu vì bất cứ lý do gì, điều đó không ai cấm, nhưng dựa vào phá sản, vốn đầu tư thấp, ảo tưởng sức mạnh là thiếu khách quan và đừng trách người khác nhận định là chủ quan.
    Thứ hai, không rõ quý ĐPV đã đọc bao nhiêu nguồn nước ngoài tôi dẫn ra kia trước khi có kết luận. Tôi dẫn ra ít nhất 3 nguồn độc lập từ nước ngoài, trong đó có Tech in Asia. Nếu quý ĐPV đã khẳng định bài viết trên Tech in Asia là PR vậy xin mời đưa nguồn chứng minh bài viết đó được PR, số tiền mà WeFit trả cho trang web này để có bài là bao nhiêu? Trên trang báo có một chuyên mục để PR không đồng nghĩa với việc mọi chuyên mục trên đó đều là PR. Nếu nói về PR thì ngay cả VnExpress, Thanh Niên đôi khi cũng PR đầy ra. Chưa kể nội dung bài viết thứ 1 nói về vòng gọi vốn 1 triệu USD, nội dung bài thứ 2 đề cập tới phá sản. Doanh nghiệp trả tiền để trang báo thông tin về việc gọi vốn, trả tiền để báo chí thông tin về việc mình bị phá sản hay sao?
    Thứ ba, tôi lấy tiêu chí cơ bản của WP:DNB để đánh giá bài viết có nổi bật hay không, quý ĐPV lại lấy tiêu chí này làm lý do chống chế cho việc các bài viết có nguồn thứ cấp lại bị xóa? Điều này rõ ràng không liên quan. Nếu vậy tôi có thể nói ngược lại rằng nếu các thành viên "tuân thủ" tiêu chí cơ bản này của DNB trong các cuộc biểu quyết thì đâu có chuyện Hướng dương ngược nắng bị xóa, đúng không? Tiêu chí người ta ghi một đường, cộng đồng bỏ phiếu một nẻo, theo cảm nhận chủ quan, bảo sao bài viết không bị xóa? ^_^
    Thứ tư, lúc tôi dẫn nguồn đã kèm theo năm cụ thể (2017, 2018, 2019, 2020). Bốn năm liên tiếp WeFit đều được các nguồn thứ cấp đưa tin. Đã dẫn ra theo từng năm như thế, cố ý để người đọc không hiểu lầm rằng đây không phải là "độ nổi bật theo sự kiện" rồi mà quý ĐPV vẫn cố nhìn theo hướng đó thì tôi chịu. Thậm chí quý ĐPV lấy Thảm sát Bình Phước, một sự kiện ra so sánh với một công ty thì tôi thấy khập khiễng quá. Để tôi giải thích rõ hơn cho quý ĐPV hiểu nhé, trước vụ Thảm sát Bình Phước xảy ra có báo nào đăng tin về sự việc này không? Không. Trước khi WeFit phá sản có báo nào đăng tin về công ty này không? Có. Rất nhiều.
    Thứ năm, đúng là nguồn thứ cấp không phải là kim bài miễn tử. Vì WP:DNB có 5 tiêu chí: nguồn, đáng tin cậy, độc lập với chủ thể, đưa tin đáng kểđược coi là. Trong đó tiêu chí thứ 5 (được coi là) là tiêu chí mà quý ĐPV nói đấy, muốn bỏ phiếu vì bất cứ lý do gì cũng được, bởi vậy mới có những kiểu bỏ phiếu như "bài viết không bách khoa", "bài viết dở ẹc", "cần cải thiện thêm" hay như quý ĐPV thì "công ty phá sản". Nếu không có tiêu chí thứ 5 này thì thiết nghĩ, những lý do nêu trên đều không hợp lệ. Đây là một loophole mà cộng đồng Wikipedia tạo ra nhằm đảm bảo tính "mở" cho bách khoa toàn thư này, nhưng trong nhiều trường hợp thường bị áp dụng sai. Đó là lý do vì sao Khá Bảnh từng bị xóa nhưng giờ lại được tạo lại. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:01, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi sợ thảo luận với bạn luôn. 2 trùm nói nhiều gặp nhau = Wikipedia thành 1 cuốn tiểu thuyết haha. Thôi thì từ nay tôi sẽ cứ bỏ phiếu vì thảo luận cho dài cho đã cũng chả ai thuyết phục được nhau cả. Bạn nên thuyết phục cộng đồng này thay vì cố thuyết phục mình tôi.
    Thứ nhất: "được coi là" cũng là 1 trong 5 tiêu chí của đnb. Nếu bạn cho rằng nó là chủ quan thì lý do giữ của bạn cũng là chủ quan. Và, tất cả các lý do xóa/giữ từ xưa tới giờ đều là chủ quan. Vậy thì nói ra để làm gì?
    Thứ hai: bạn cho rằng đây là loophole, nhưng nhiều thành viên khác đều không nghĩ như vậy. Theo tôi thì đó là 1 chức năng tốt. Nếu nó thực sự là 1 loophole thì tại sao Wikipedia en và vi (và các Wikipedia ngôn ngữ khác) không xóa bỏ cái loophole đó đi?
    Thứ ba: Tech in Asia là một báo PR. Bạn kêu tôi chứng minh WeFit trả bao nhiêu tiền cho Tech in Asia thì tôi không thể chứng minh được vì đó là thông tin mật trừ phi tôi là hacker chuyên nghiệp. Tech in Asia kêu gọi PR lộ liễu hơn các trang mạng uy tín khác (VnExpress cũng có thể trả tiền để PR nhưng không lộ liễu và rất khó tìm). Deal Street Asia có vẻ uy tín nhưng chỉ đưa tin khi WeFit bị phá sản. Bridge thì cũng là 1 trang PR cho startup.
    Thứ bốn: Google về WeFit thì thông tin nổi bật nhất về công ty này là "phá sản". Không rõ phá sản là thành tích gì đặc biệt để xứng đáng có bài trên Wikipedia khi có hàng trăm (hàng ngàn) công ty phá sản mỗi năm trên thế giới? Ví dụ: VnExpress đăng bài WeFit phá sản, còn trước khi phá sản thì không thấy đăng gì về WeFit.
    Thứ năm: ở thời đại thông tin, khi có tiền thì có thể mua được PR ở khắp mọi nơi. 1 công ty cần phải có thành tích gì đó + tổng tài sản lớn (thuộc top 100 trong nước chẳng hạn) + số nhân viên lớn + có ảnh hưởng xã hội thì tôi mới đánh giá công ty đó là đủ nổi bật. Dĩ nhiên đây là quan điểm chủ quan của riêng tôi. Quan điểm chủ quan thì đã sao khi tất cả các quan điểm xóa/giữ khác đều là chủ quan. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:30, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Haha đúng là ở khoản nói nhiều thì hai ta như 49 gặp 50 vậy. Quan điểm của tôi là cứ nói cho rõ ý nhau, để đôi bên hiểu tường tận quan điểm của nhau, coi như cũng là cách để tạm đồng thuận (mặc dù vẫn khác quan điểm). Tôi không cố thuyết phục ai cả, chỉ là giải quyết chút bất đồng nhỏ (có thể hình thành do khác biệt ngôn từ hoặc giới hạn địa lý, phong tục, tập quán,...). Mong quý ĐPV thông cảm nhé ^_^
    Thứ nhất, "được coi là" là 1 trong 5 tiêu chí cơ bản của độ nổi bật, nhưng tiêu chí này đặc biệt ở chỗ nó không có câu từ cụ thể như 4 tiêu chí kia mà giao cho cộng đồng toàn quyền phán xét. Khách quan ở đây là tôi dựa vào 4 tiêu chí cơ bản của quy định để nêu ra quan điểm, còn quý ĐPV lại dựa vào tiêu chí số 5, một tiêu chí khá mơ hồ để đưa luận điểm. Đó là chủ quan. Ví dụ, hai ông luật sư cãi nhau trên tòa, một ông viện dẫn các quy định, điều luật, còn ông kia viện dẫn ý hiểu, các nguyên tắc đạo đức xã hội và quan điểm cá nhân của ông ta. Theo quý ĐPV ý kiến của ông nào là chủ quan hơn?
    Thứ hai, như đã nói, đây là cái loophole cộng đồng cố tình để lại vì mục đích "mở" của dự án, tức là không giới hạn quan điểm hoặc đặt vào đó các khuôn khổ, quy tắc làm chuẩn. Vì vậy WP:DNB mới được gọi là "hướng dẫn" chứ đâu phải "quy định". Nhưng những quan điểm được viện dẫn từ chính "hướng dẫn" này thường sẽ có sức nặng về mặt lý luận hơn so với việc viện dẫn các tiêu chuẩn bên ngoài (ở đây là "phá sản"). Tại sao ta không dựa vào 4 tiêu chí cơ bản để xét trước mà lại vội vàng dùng tiêu chí thứ 5 để xác định bài viết không nổi bật, trong khi tiêu chí này không có một nội dung cụ thể nào cả?
    Thứ ba, nếu quý ĐPV không chứng minh được thì sao dám khẳng định nội dung thông tin trong đó là PR? Một trang báo có một chuyên mục để PR không có nghĩa là toàn bộ nội dung trong đó là PR. Mời đọc In brief: Vietnam gym class app books $1m funding, Rising SE Asian startups this week: a powerful data science trio comes together (Tech in Asia); Vietnam's fitness platform WeFit.vn raises $1m from CyberAgent, others (Deal Street Asia) (tất cả đều được xuất bản trước khi doanh nghiệp bị phá sản) xem có nội dung nào là PR không?
    Thứ tư, thông tin nổi bật nhất là phá sản không đồng nghĩa với việc công ty này nổi tiếng nhờ một sự kiện nhất thời. Trước khi phá sản, doanh nghiệp này đã được các trang báo uy tín của Việt Nam và quốc tế đưa tin liên tục (từ 2017 đến 2020). Xem Vietnamese fitness startup raises $1mn pre-series A funding (Tuổi Trẻ), WeFit raises $1mn from CyberAgent Capital and KBInvest (VNEconomic Times), Startup Việt WeFit gọi vốn 155.000 USD từ quỹ ESP Capital (VnExpress) hay trước đó nữa thì có WeFit: Mô hình chia sẻ phòng tập gym... Rất nhiều, quý ĐPV không đọc hay sao?
    Thứ năm, đúng, đó là quan điểm chủ quan và nó nằm trong tiêu chí thứ 5 của độ nổi bật, nhưng mức chủ quan có nó cao hơn rất nhiều so với các quan điểm viện dẫn từ 4 tiêu chí còn lại. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:19, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xin thảo luận ngắn gọn và chốt cuộc thảo luận này tại đây (đã quá dài rồi). Thảo luận thêm cũng vậy thôi; cứ để cộng đồng quyết định vậy.
    Đồng ý là tiêu chí 5 có phần chủ quan hơn. Tuy nhiên, bạn dựa vào đâu mà nói 4 tiêu chí đầu là tốt hơn tiêu chí 5? Đó là quan điểm chủ quan của bạn. Bạn nghĩ nó là 1 loophole cũng là quan điểm chủ quan của riêng bạn luôn. Còn quan điểm chủ quan của tôi thì tiêu chí 5 là một chức năng tốt để tránh biến Wikipedia thành Fandom, báo lá cải hay trang PR cá nhân.
    Tôi giữ quan điểm chủ quan của riêng tôi rằng: 1 công ty cần phải có thành tích gì đó + tổng tài sản lớn (thuộc top 100 trong nước chẳng hạn) + số nhân viên lớn + có ảnh hưởng xã hội thì tôi mới đánh giá công ty đó là đủ nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:05, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ cứ hai bạn cứ tranh cãi mãi thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì mà lại còn làm loãng biểu quyết. Chi bằng hai bạn nên mở một thảo luận riêng với nhau hoặc là mở một thảo luận lớn trước cộng đồng thì hơn.  Jimmy Blues  10:38, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
thành viên:Mintu Martin đã mở ở Wikipedia:Thảo luận#Thảo luận về tiêu chí "báo mạng" khi đánh giá độ nổi bật chủ thể và mời bạn tham gia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:49, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
  1.  Ý kiến Nguyentrongphu, Nguyenhai314 Các vị sẽ còn cãi nhau hoài về độ nổi bật thông qua báo chí, đặc biệt là báo mạng. Trong trường hợp bài này là một công ty startup, gọi vốn thì phải kêu gọi nhà đầu tư (tôi chưa bàn là kêu gọi để làm ăn thật hay dạng lòng vòng chia phần rồi tuyên bố phá sản nhé), mà muốn kêu gọi thì tất nhiên là phải thuê báo viết bài rồi. Như vậy, đôi khi báo chí nó là một cái kênh quảng bá (tình trạng báo chí ở Việt Nam thì không phải "đôi khi" mà khéo là "luôn luôn"), các vị cứ vin vào cái luật độ nổi bật vốn rất cứng nhắc này, rồi dẫn bằng chứng báo này báo kia là chưa ổn. Một cơ quan báo chí đâu có khác gì một doanh nghiệp, cũng phải lo đầu vào, đầu ra, lo “cơm áo gạo tiền”. Nhất là trong thị trường quảng cáo khốc liệt hiện nay với những ông lớn như Facebook, thì rõ ràng hoàn toàn có chuyện doanh nghiệp, người mẫu, diễn viên, ca sĩ bỏ tiền cho những tờ báo mà các bạn tưởng như uy tín để họ giúp lăng xê, quảng bá. Nhiều khi báo đưa tin, giật tít về Huấn Hoa Hồng để câu view đấy, báo lớn luôn: Huấn ‘hoa hồng’ bị xử phạt vì phát ngôn ‘80% công chức tại TP.HCM chơi ma túy’ Vĩnh Lạc Đế Nội các 04:48, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy là bạn Tàn Kiếm vẫn chưa biết rồi, các nhân vật cộm cán mà giới trẻ hay gọi là giang hồ mạng thì đều như vậy cả, đâu chỉ có Huấn Hoa Hồng. Khá Bảnh, Ngân 98, Phú Lê... đều thuộc hàng như vậy cả. Thành tích hay năng lực cá nhân thì ít mà toàn trưng ra scandal, phốt thì nhiều, nào thì phát ngôn gây sốc, chơi đá, khoe thân, phạm pháp... mà cũng được báo chí đưa ầm ầm đấy thôi. Chung quy theo góc nhìn của cá nhân tôi thì sau đọc mấy bài viết này tôi chẳng thấy có tí trí thức nào rút ra được từ chúng cả, mà vô hình chung biến wikipedia thành tổ chức báo chí, nơi quảng cáo tên tuổi cho mấy nhân vật như thế. Tôi nghĩ nếu có thời gian, bạn hãy giúp tái xây dựng lại những bài viết này, vì bạn có kinh nghiệm dịch các bài về tội phạm hình sự như Ted BundyJack Phanh Thây.
    P/s: Nói về chuyện đưa tin của các mặt báo, các tờ VnExpress, Dân Trí, rồi VTC News, Vietnamnet được liệt hẳn là báo điện tử chính thống tiếng Việt đấy, nhưng thường xuyên đọc mấy báo này thì sẽ thấy đầy bài rác nhảm nhí chẳng khác gì trang mương 14 nào đó. Nếu được chọn ra danh sách những tờ báo chính thống mà đáng tin cậy nhất, tôi sẽ chọn ra báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, An ninh Thủ Đô xếp ở hàng đầu, còn mấy báo kia tôi chỉ xếp ở hạng bét thôi. Jimmy Blues  10:38, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thời bây giờ loạn hết rồi, cứ hút chích ma túy, khoe vú hay chém nhau như giang hồ là nổi tiếng hết. Tài năng hay năng lực thì hầu như không có, con số 0 tròn trĩnh. Bây giờ muốn nổi tiếng lại dễ vậy sao? Còn các giáo sư và nhà khoa học dành cả cuộc đời để nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm giúp cải thiện cuộc sống thì lâu lâu mới đăng 1-2 tin. Đồng ý là một số nhân vật đủ nổi bật là do "tai tiếng" (tôi từng bỏ phiếu giữ cho bài Ngân 98). Tuy nhiên, tôi khá thất vọng về xu hướng, thị hiếu và sự dễ dãi của xã hội hiện tại. Quan điểm của tôi là báo chí mạng chính thống không nên đăng quá lố về các nhân vật như vậy (đăng 1 lần là đủ). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:58, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    bây giờ báo lá cải đúng là nhiều quá:)) toàn mấy bài đâu đâu thế mà cũng đem làm nguồn đc – Nhatquangdinh (thảo luận) 02:56, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Bên nguyên đơn nói có lý. Một start-up chỉ tồn tại ngắn, mới 4 năm đã phá sản thì độ nổi bật thật là hoài nghi. Bên bị đơn nói cũng đúng. Đây là một start-up được nhiều mặt báo khá lớn ping vào báo của họ. Bên nguyên đơn không nên chỉ vì phá sản mà tính là không nổi bật. Bên bị đơn không nên chỉ lôi những mặt báo ra mà tính là đủ nổi bật. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 11:24, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đức Anh Tôi có thêm nhiều lý do tại sao WeFit không nổi bật ở phần thảo luận ở trên với Nguyenhai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:03, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Cậu Nguyễn Khôi (lập trình viên) lập trình ra app và đồng sáng lập WeFit cũng không phải là một nhân vật nổi bật để có bài tại WP. DangTungDuong (thảo luận) 08:43, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!