Yên Mỹ
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Yên Mỹ
|
|||||
---|---|---|---|---|---|
Huyện | |||||
Hành chính | |||||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||||
Tỉnh | Hưng Yên | ||||
Huyện lỵ | thị trấn Yên Mỹ | ||||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 16 xã | ||||
Thành lập | 1999 | ||||
Tổ chức lãnh đạo | |||||
Chủ tịch UBND | Đặng Xuân Lương | ||||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Văn Đoan | ||||
Địa lý | |||||
Tọa độ: 20°52′03″B 106°01′16″Đ / 20,8674°B 106,021°ĐTọa độ: 20°52′03″B 106°01′16″Đ / 20,8674°B 106,021°Đ | |||||
Diện tích | 90,05km2 | ||||
| |||||
Dân số (2005) | |||||
Tổng cộng | 130.000 người | ||||
Dân tộc | Kinh | ||||
Khác | |||||
Website | yenmy | ||||
Yên Mỹ là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Yên Mỹ nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên, có vị trí địa lý:
- Phía đông và đông nam giáp huyện Ân Thi
- Phía tây giáp huyện Văn Giang
- Phía tây nam và nam giáp huyện Khoái Châu
- Phía bắc giáp thị xã Mỹ Hào và huyện Văn Lâm.
Huyện Yên Mỹ có diện tích là 9.004,7 ha.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Yên Mỹ có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Mỹ (huyện lỵ) và 16 xã: Đồng Than, Giai Phạm, Hoàn Long, Liêu Xá, Lý Thường Kiệt, Minh Châu, Nghĩa Hiệp, Ngọc Long, Tân Lập, Tân Việt, Thanh Long, Trung Hòa, Trung Hưng, Việt Cường, Yên Hòa, Yên Phú.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Yên Mỹ đã có từ lâu đời, nằm ở vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử.
Ngày 25 tháng 2 năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy, gồm 4 huyện:
- Yên Mỹ: thành lập từ một số tổng thuộc huyện Đông Yên, Ân Thi của tỉnh Hưng Yên; một số tổng của huyện Mỹ Hào của tỉnh Hải Dương, một số tổng của huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.
- Mỹ Hào: gồm 4 tổng còn lại sau khi cắt sang huyện Yên Mỹ.
- Cẩm Lương: gồm một số tổng của ba huyện Văn Giang, Gia Lâm và Siêu Loại tỉnh Bắc Ninh.
- Văn Lâm: gồm các tổng của huyện Văn Lâm.
Năm 1891, bãi bỏ đạo Bãi Sậy, huyện Yên Mỹ nhập vào tỉnh Hưng Yên.
Năm 1968, hợp nhất tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng. Huyện Yên Mỹ thuộc tỉnh Hải Hưng[1].
Năm 1977, hợp nhất huyện Văn Giang và huyện Yên Mỹ thành huyện Văn Yên[2].
Năm 1979, hợp nhất huyện Văn Mỹ và 14 xã của huyện Văn Yên thành một huyện lấy tên là huyện Mỹ Văn; hợp nhất huyện Khoái Châu và 14 xã còn lại của huyện Văn Yên thành một huyện lấy tên là huyện Châu Giang. Lúc này, phần lớn huyện Yên Mỹ cũ thuộc huyện Mỹ Văn.[3]
Năm 1994, thành lập thị trấn Yên Mỹ thuộc huyện Mỹ Văn từ xã Trai Trang cũ[4].
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ một phần huyện Mỹ Văn, đồng thời tiếp nhận thêm 5 xã: Hoàn Long, Minh Châu, Việt Cường, Yên Hòa, Yên Phú từ huyện Châu Giang chuyển sang.[5]
Huyện Yên Mỹ có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như:
- Trạng nguyên Đỗ Thế Diên
- Nhà sử học Phạm Công Trứ
- Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm
- Nhà chính trị Nguyễn Văn Linh
- Trung tướng Nguyễn Bình.
- Nhà bác học Luyện Quang Tuyển
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Huyện Yên Mỹ có sông Nghĩa Trụ bắt nguồn từ cống Xuân Quan, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang chảy qua, đến xã Minh Châu, sông Nghĩa Trụ chia làm hai nhánh: nhánh phía đông chảy qua Tân Việt rồi đổ ra sông Kẻ Sặt; nhánh còn lại chảy sang huyện Khoái Châu rồi đổ và sông Nghĩa Xuyên. Ngoài ra còn có sông Kim Ngưu, sông đào nhà Lê.
Yên Mỹ có đường 39A chạy qua, đoạn từ Nghĩa Hiệp tới Minh Châu dài 11 km; đường 380 từ xã Nghĩa Hiệp đến Cầu Treo; đường 378 đi qua các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa; đường 200 từ Cầu Lác, thôn Lạc Cầu, xã Giai Phạm đi Hoan Ái - Cống Tráng, xã Tân Việt; đường 199 trước là đê ngăn lũ từ Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu) qua Từ Hồ - Vai Bò - Lực Điền gặp đường 39A đến xã Lý Thường Kiệt - Tân Việt tới Sa Lung, đoạn qua Yên Mĩ dài 15 km; đường 381 từ Bần Yên Nhân đi Từ Hồ - Quán Cà - Dân Tiến; đường 207 từ Từ Hồ đi Văn Giang, đoạn qua huyện dài 3 km. Một đoạn rất ngắn của quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm.
Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]
Cư dân Yên Mĩ, đại đa số theo Đạo Phật, làng nào cũng có chùa thờ Phật, gian Tam bảo ở phía trước, phía sau chùa đều có điện thờ Mẫu Liễu Hạnh, có đình thờ Thành Hoàng, có đền, có miếu, nghè... thờ những người công với làng với nước. Đạo Thiên Chúa du nhập vào Yên Mĩ từ cuối thế kỷ 19, điểm đầu tiên là Lực Điền.
Vào dịp mùa xuân, mùa thu hàng năm làng nào cũng có lễ hội. Trong lễ hội ngoài nghi thức tế lễ còn có hát trống quân, hát ví, hát giao duyên, hát chèo và nhiều trò chơi dân gian truyền thống.
Làng nghề[sửa | sửa mã nguồn]
Nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, nơi có rất nhiều làng nghề truyền thống và làng nghề mới như:
- Buôn bán gạo Trai Trang (thị trấn Yên Mỹ)
- Làm đồ chơi thôn Hảo (Liêu Xá)
- Rau sạch, cây cảnh ăn quả Yên Phú
- Bánh mỳ, bánh ngọt Thái Nội (Việt Cường)
- Làm bệ ô tô thùng tủ xã Trung Hưng
- Làm miến rong Lại Trạch xã (Yên Phú)
- Chế biến lương thực, giò chả, buôn bán thị trấn Yên Mỹ
- Dịch vụ gia dụng, tổng hợp Tân Lập, Liêu Xá
- Quất, bưởi cảnh, ổi cảnh ở Đại Hạnh, Chấn Đông (Hoàn Long)
- Nghề làm tương ở thôn Yên Phú (Giai Phạm)
- Vận tải đường bộ Đạo Khê (Trung Hưng)
- Mũ cối làng Thanh Xá (Nghĩa Hiệp)
- Nghề xây dựng ở Giai Phạm
- Nghề mộc, đồ gỗ Thụy Lân (Thanh Long)
- Thuộc da Liêu Xá
- Rau sạch, an toàn Việt Cường, Yên Hòa
- Mây tre đan Xuân Tảo (Trung Hòa).