Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Không quân nhân dân Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 106: Dòng 106:
{{sectOR}}
{{sectOR}}


* {{RUS}}/ 4 [[Sukhoi Su-30|Sukhoi Su-30 "Flanker"]]
* {{RUS}}/ 12 [[Sukhoi Su-30|Sukhoi Su-30 "Flanker"]]
* {{RUS}} 12 [[Sukhoi Su-27|Sukhoi Su-27 Flanker]]
* {{RUS}} 36 [[Sukhoi Su-27|Sukhoi Su-27 Flanker]]
* {{USSR}} 150 [[Mikoyan-Gurevich MiG-21|Mikoyan-Gurevich MiG-21 Fishbed]], 100 chiếc đã được nâng cấp phiên bản [[MiG-21 Bis]]
* {{USSR}} 160 [[Mikoyan-Gurevich MiG-21|Mikoyan-Gurevich MiG-21 Fishbed]], 100 chiếc đã được nâng cấp phiên bản [[MiG-21 Bis]]
* {{USSR}} 82 [[Sukhoi Su-22|Sukhoi Su-22 Fitter-C]]
* {{USSR}} 82 [[Sukhoi Su-22|Sukhoi Su-22 Fitter-C]]
* {{USSR}} 80 [[Mikoyan-Gurevich MiG-23|Mikoyan-Gurevich MiG-23 Flogger]]
* {{USSR}} 80 [[Mikoyan-Gurevich MiG-23|Mikoyan-Gurevich MiG-23 Flogger]]

Phiên bản lúc 02:36, ngày 24 tháng 2 năm 2009

Không Quân Nhân Dân Việt Nam
Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt nam và cờ của Không quân Nhân dân Việt Nam
Hoạt động1959 -
Quốc giaViệt Nam
Quy mô30.000 người
387 máy bay
Lễ kỷ niệm3 tháng 4 - ngày Không quân tiêm kích đánh thắng trận đầu (1965)
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Chiến tranh biên giới Tây Nam
Chiến tranh biên giới phía Bắc
Huy hiệu
Phù hiệu
Phi cơ sử dụng
Cường kíchSu-22, Mi-24
Tiêm kíchSu-30, Su-27, MiG-21
Tuần traKa-27, Ka-25
Trinh sátM-400, An-30
Huấn luyệnYak-52, L-39
Vận tảiAn-38, M-28, An-24, UH-1, Mi-8, Mi-17

Không quân Nhân dân Việt Nam là một binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân-Bộ Quốc phòng, chiến đấu với trang bị là máy bay chuyên dụng. Bảo tàng Không quân trực thuộc Cục Chính trị Quân chủng Phòng không-Không quân, đặt tại 86 đường Trường Chinh, Hà Nội. Ngày thành lập: 3 tháng 4 năm 1985.

Lịch sử

Tập tin:070516-F-4400M-202.jpg
Trung tướng Hoa Kỳ Daniel P. Leaf và phái đoàn của ông thăm các chỉ huy Không quân Nhân dân Việt Nam tháng 5/2007
  • Ngày 9 tháng 3 năm 1949: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1951 giải thể ban này, nhập vào lực lượng pháo binh và phòng không
  • Ngày 3 tháng 3 năm 1955: Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu Sân bay trực thuộc Tổng Tham mưu trưởng. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam.
  • Ngày 24 tháng 1 năm 1959: Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ban hành Quyết định số 319/QĐ thành lập Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu Sân bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
  • Ngày 1 tháng 5 năm 1959, tại sân bay Gia Lâm, trung đoàn không quân vận tải đầu tiên, trung đoàn 919 ra đời. (nay là Đoàn bay 919 của Hàng không Việt Nam)
  • Ngày 22 tháng 10 năm 1963: Cục Không quân sáp nhập với Bộ Tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không-Không quân. Lực lượng không quân lúc đó chỉ có 1 trung đoàn vận tải 919 và trung đoàn 910 (trường huấn luyện).
  • Tháng 3 năm 1967: thành lập Bộ Tư lệnh Không quân
  • Ngày 16 tháng 5 năm 1977: thành lập Quân chủng Không quân. Quân chủng Không quân gồm các binh chủng Không quân tiêm kích, Không quân tiêm kích-bom, Không quân vận tải, Không quân trinh sát,... và tồn tại đến năm 1999.
  • Từ ngày 3 tháng 3 năm 1999: trở lại là một thành phần (gồm một số binh chủng) trong Quân chủng Phòng không-Không quân.

Sự hình thành các trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên

Đoàn không quân "Sao Đỏ", đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang góp phần xứng đáng trong trận Điện Biên Phủ trên không

Ngay từ tháng 3 năm 1956, các đoàn cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Đoàn học lái máy bay tiêm kích có 50 người, do Phạm Dưng làm trưởng đoàn (sau này Đào Đình Luyện thay) được cử sang học tập tại Trung Quốc.

Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam đầu tiên được thành lập là Trung đoàn không quân tiêm kích 921, mật danh là Đoàn Sao Đỏ, do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó. Trung đoàn này được huấn luyện trên cao nguyên Vân Quý - Trung Quốc. Ngày 3 tháng 2 năm 1964, lễ thành lập Trung đoàn không quân đầu tiên được tổ chức tại Mông Tự, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ban đầu Trung đoàn có 32 chiếc máy bay chiến đấu kiểu MiG-17, 4 chiếc máy bay kiểu MiG-15, số phi công có 70 người, được đào tạo ở Trung Quốc trở về nước cùng với số máy bay MiG-17A được viện trợ. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21.

Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 là Trung đoàn 923, mật danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Nguyễn Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực. Đến cuối năm 1965, Không quân Việt Nam có thêm một số máy bay MiG-21 do Liên Xô viện trợ, tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm 1966, số máy bay này mới về đến Việt Nam. Từ năm 1979 Trung đoàn 923 trang bị máy bay tiêm kích-bom Su-22.

Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đến tháng 3 năm 1972, trung đoàn không quân tiêm kích thứ 3 thành lập, trung đoàn 927, mật danh Đoàn Lam Sơn.

Lấy máy bay đối phương

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng có một số trường hợp đặc biệt hi hữu. Ngày 7 tháng 11 năm 1973, Hồ Duy Hùng, vốn là một Thiếu úy phi công trực thăng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa bị sa thải, thực chất là một điệp viên được cài vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, đã đánh cắp một chiếc máy bay trực thăng vũ trang UH-1A tại Đà Lạt và hạ cánh tại Dầu Tiếng, thuộc vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đúng 17 tháng sau, ngày 8 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thành Trung, cũng là một một điệp viên được cài vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, đã đánh cắp một chiếc máy bay phản lực chiến đấu F-5E, ném bom vào dinh Độc Lập và sau đó hạ cánh tại sân bay dã chiến tại Phước Long. Không lâu sau đó, đúng 20 ngày sau, vào ngày 28 tháng 4 năm 1975, cũng chính Nguyễn Thành Trung dẫn đầu một phi đội gồm 5 chiếc khu trục ném bom A-37 chiến lợi phẩm, đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, thực hiện trận đánh cuối cùng của Không quân Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Phi đội gồm Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng, Từ Đễ (3 phi công lái MiG-21 vừa mới học chuyển loại) và Trần Văn On (phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa được trưng dụng).

Khu vực đỗ máy bay của không lực Chính quyền Sài Gòn đã bị trúng 6 quả bom làm ít nhất 3 chiếc AC – 119 và một số chiếc C–47 bị phá hủy hoàn toàn. Hai quả bom khác rơi đúng điểm giữa tòa nhà Phòng tác chiến và tháp chỉ huy.

Những tổn thất và vinh quang

Chiếc máy bay tiêm kích MIG 17 mang số hiệu 2011 mà Ngô Đức Mai đã lái hôm 12/5/1967 và bắn hạ máy bay của Norman Cagadixo.

Trước một đối phương chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng lẫn chất lượng, với hàng ngàn máy bay và hàng trăm phi công có trên 1.000 giờ bay trên nhiều lọai máy bay khác nhau, Không quân Việt Nam vào lúc cao điểm cũng không có quá 200 máy bay MiG-17/19/21 với chưa đến 100 phi công với số giờ bay ít ỏi, thì những tổn thất của phía Việt Nam là rất khó chịu đựng. Họ đã cố gắng cải thiện vấn đề này bằng nhiều biện pháp tổng hợp từ tinh thần đến chiến thuật đánh nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, các phi công Mỹ cũng không phải là những kẻ bất tài.

Phía Mỹ công bố trong thời gian từ 1965 đến 1973, họ đã có 194 phi công, trong đó có 143 là phi công F-4, đã bắn hạ MiG. Một tài liệu khác của Hải quân Mỹ công bố, trong suốt thời gian từ ngày 7 tháng 6 năm 1965 đến 12 tháng 1 năm 1973, các phi công Hải quân Mỹ đã hạ 60 chiếc MiG. Đặc biệt với chiến dịch Bolo vào năm 1967 và chiến dịch TopGun vào năm 1972 của người Mỹ đã làm không quân Việt Nam thiệt hại đến mức khủng khiếp, nhất là trên số lượng phi công ít ỏi của họ.

Riêng ngày 2 tháng 1 năm 1967, chiến dịch Bolo nhằm gài bẫy các MiG Việt Nam được thực hiện. Trong ngày này, có 6 MiG cất cánh, thì 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, 4 phi công phải nhảy dù (trong đó có 3 người về sau trở thành hạng "Ách" là Nguyễn Đăng Kỉnh, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Hồng Nhị) và một phi công thiệt mạng, phía Mỹ không mất máy bay nào. Trong hai ngày sau, riêng đoàn 921 mất thêm 3 chiếc nữa. Trong vòng 3 ngày, Việt Nam tổn thất 9 máy bay trong tổng số 16 máy bay tham gia chuẩn bị chiến đấu. Hoặc trong ngày 10 tháng 5 năm 1972, các phi công Mỹ tốt nghiệp chương trình huấn luyện TopGun đã bắn hạ gần 10 chiếc MiG-17/19. Phía Việt Nam cũng thừa nhận thiệt hại trong vòng 3 ngày liên tiếp, họ mất gần 10 phi công giỏi.

Máy bay tiêm kích MIG 17 này đã được Nguyễn Văn Bảy B điều khiển ngày 19/4/1972 và ném bom trúng tàu khu trục Hibi đang thực hiện nhiệm vụ pháo kích Đồng Hới.

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam còn bị tổn thất bởi chính những người đồng đội Phòng không của mình. Do số lượng máy bay Việt Nam rất ít, ngay trong không chiến, giữa đông đảo các máy bay của đối phương, các MiG cũng rất dễ bị lạc đạn trong lưới lửa phòng không Việt Nam. Ngoài ra, do ít thông tin, những người lính phòng không còn bắn nhầm trong nhiều trường hợp đáng tiếc. Ngoài trường hợp 3 máy bay MiG bị rơi, được cho là bị đạn cao xạ bắn nhầm ngày 4 tháng 4 năm 1965, tài liệu phía Việt Nam ghi nhận một trường hợp 2 MiG bị bắn rơi bở tên lửa Việt Nam làm 1 phi công chết, 1 bị thương nặng. Ngoài ra, sự yếu kém do thiếu kinh nghiệm cũng làm phía Việt Nam mất nhiều phi công trẻ và máy bay, có lúc làm cho lực lượng không quân Việt Nam gần như tê liệt.

Tuy nhiên, các phi công Việt Nam đã thể hiện sự dũng cảm và sáng tạo của họ trong cả hai phương diện chiến thuật và kỹ thuật, làm kinh ngạc đối phương. Trong suốt các cuộc không chiến giữa không quân Việt Nam với quân đội Mỹ, phía Việt Nam có 16 phi công đạt đẳng cấp "Ách" (tức đã bắn hạ được từ 5 máy bay đối phương trở lên), trong đó người cao nhất là phi công MiG-21 Nguyễn Văn Cốc đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ. Một phi công huyền thoại khác là Nguyễn Văn Bảy, phi công MiG-17, cũng đã bắn hạ 7 máy bay Mỹ. Trong khi đó, chỉ có 3 nhóm phi công Mỹ đạt đẳng cấp "Ách" (đều là F-4) và người cao nhất là Hoa tiêu, Đại úy Không quân Chuck E. DeBellevue đã bắn hạ được 6 máy bay. Hai tổ lái còn lại là tổ lái của Ritchie Richard (phi công) và Feinstein Jeffrey S. (hoa tiêu) của Không quân và tổ lái Cunningham Randolph (phi công) và Driscoll William (hoa tiêu) của Hải quân, đều hạ 5 chiếc.

MiG-21 F94 số 5020 của Đoàn 927 Không quân Nhân dân Việt Nam đã được nhiều anh hùng lục lượng vũ trang Việt Nam lái trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.

Các phi công Mỹ còn lưu truyền về một phi công MiG-17 được họ gọi bằng biệt hiệu Đại tá Toon (hay Tomb) với số lần bắn hạ đối phương là 13 lần, về sau bị một "Ách" của Hải quân Hoa Kỳ là Đại úy Randy "Duke" Cunningham bắn rơi. Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn, tuy nhiên Đinh Tôn lại lái chiếc MiG-21 và không được xếp vào nhóm "Ách". Trên thực tế, phía Việt Nam không đưa các phi công có cấp bậc Thiếu tá trở lên để tham gia không chiến. Sau này, Đại tá Toon được xác nhận là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, Đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những "nghệ sỹ sôlô" ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi là "máy giặt Charlie" vậy.

Lực lượng không quân Việt Nam hiện nay

Hầu hết các máy bay của Không quân nhân dân Việt Nam được cung cấp bởi Liên Xô, và một phần được để lại từ Hoa KỳViệt Nam cộng hòa

Lực lượng máy bay hiện nay( con số ước lượng ):

Máy bay phản lực chiến đấu :

Trực thăng


Vận tải

Máy bay tự sản xuất

Thông tin thêm

Một vài trực thăng loại UH-1 Huey, máy bay chiến đấu phản lực F-5, A-37 đã được bán đấu giá vào năm 1998 và hiện đang thuộc quyền sở hữu của một vào doanh nghiệp và cá nhân thuộc Hoa Kỳ, Úc, New ZealandChâu Âu.

Năm 1996, Không quân nhân dân Việt Nam đã đàm phán mua 2 phi đội máy bay Dassault Mirage 2000 từ Pháp nhưng bị ngăn cản vì lệnh cấm vận quân sự của Hoa Kỳ với Việt Nam

Các trường không quân ở Nha TrangSơn Tây là hai nơi đào tạo phi công cho không quân hiện nay.

Các trung đoàn bay

tham khảo tại [3]

Máy bay trinh sát M-28 tại Gia Lâm, Hà Nội

Ka 25 & Ka 28 đang có mặt tại Phan Rang

Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ

Ban Nghiên cứu Không quân

  • Trưởng ban: Hà Đổng
  • Chính trị viên: Trần Hiếu Tâm

Ban Nghiên cứu Sân bay

Cục Không quân

  • Cục trưởng: Đại tá Đặng Tính (1959-1963)
  • Chính ủy: Thượng tá Hoàng Thế Thiện (1959-1963)

Các Tư lệnh

  • 1963-1967: Đại tá Phùng Thế Tài (Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân)

Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân

Quân chủng Không quân

Các Chính ủy và Phó Tư lệnh Chính trị

  • 1963-1967: Đại tá Đặng Tính (Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân)
  • 1967-1969: Thượng tá Đào Đình Luyện

Binh chủng Không quân trong Quân chủng Phòng không - Không quân

  • Tháng 3 năm 1967: Thượng tá Phan Khắc Hy
  • 1967-1977: Trung tá Đỗ Long
  • 1999-?:?

Quân chủng Không quân

Một số trận không chiến tiêu biểu

Chiến công đầu tiên của Không quân Việt Nam do Trung đoàn không quân vận tải 919 lập. Đêm 15 tháng 2 năm 1965, chiếc máy bay T28 (thu được do một phi công phản chiến hạ cánh xuống san bay Bạch Mai) do Nguyễn Văn Ba làm lái chính, Lê Tiến Phước làm lái phụ bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay C123 của Mỹ gần biên giới Việt-Lào. Nguyễn Văn Ba đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 8 năm 1995.

Trận không chiến đầu tiên của MiG-17 là vào ngày 3 tháng 4 năm 1965, tại trận đánh bảo vệ cầu Đò Lèn, Thanh Hóa với phi đội 4 chiếc MiG-17 đã tấn công vào đội hình máy bay A4DF8 mang bom của Hải quân Hoa Kỳ. Hai chiếc F-8 Crusaders đã bị bắn trúng nhưng không rơi tại chỗ mà cố chạy được ra biển. Ba chiếc MiG-17 về hạ cách an toàn, một chiếc của phi đội trưởng Phạm Ngọc Lan hết dầu phải hạ cánh xuống bãi sông Đuống.

Trận đánh tiếp theo diễn ra ngay hôm sau với 3 phi đội cất cách, trong đó có 2 phi đội nghi binh và bảo vệ, một phi đội công kích thẳng vào tốp F-105 mang bom tấn công cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa do Thiếu tá Frank Bennett làm dẫn đầu. Phía Mỹ có 2 chiếc F-105 bị MiG-17 bắn trúng. Chiếc do Đại úy James Magnusson lái rơi trên đường thoát ra biển, chiếc do Thiếu tá Frank Bennett rơi khi hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Cả hai phi công đều chết. Phía Không quân Việt Nam mất 3 chiếc MiG. Một chiếc do Lê Minh Huân lái rơi gần bờ biển Sầm Sơn, gần xác chiếc F-105 do chính anh bắn hạ. Hai chiếc còn lại, do Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm lái, bị rơi ở gần khu vực cầu Hàm Rồng. Cả 3 chiếc đều không có ghi nhận nào bị bắn rơi từ phía Mỹ, có khả năng bị chính súng phòng không của Việt Nam bắn rơi. Một chiếc duy nhất còn lại, do phi đội trưởng Trần Hanh lái và cũng là chiếc đã bắn hạ Thiếu tá Frank Bennett, hết dầu và hỏng la bàn nên phải hạ cánh xuống lòng một con suối cạn thuộc bản Ké Tằm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Chiến công đầu tiên của MiG-21 là bắn rơi máy bay do thám không ngưòi lái Ryan Firebee của phi công Nguyễn Hồng Nhị vào ngày 4 tháng 3 năm 1966.

Không quân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công pháo đài bay B-52 và họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực tiếp được loại máy bay này thời bấy giờ. Trường hợp đầu tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do Phạm Tuân bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào cảm tử (chỗ này chưa thống nhất, có sách báo viết rằng do bắn B-52 ở cự ly quá gần nên máy bay của Vũ Xuân Thiều cũng bị "vạ lây").

Trận không chiến cuối cùng giữa Không quân Việt Nam và Không quân Mỹ diễn ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Phía Việt Nam công bố, chiếc máy bay MiG-21 do phi công Trần Việt điều khiển đã bắn hạ 3 chiếc F-4. Phía Mỹ chỉ công nhận rơi 2 chiếc.

Một số máy bay MiG-21 nổi tiếng

Một số chiếc máy bay MiG-21 nổi tiếng được ghi nhận:

  • Chiếc MiG-21 F-13 số hiệu 4420 do phi công Nguyễn Ngọc Độ (đoàn 921) lái. Chiếc này đã hạ 6 máy bay đối phương.
  • Chiếc MiG-21 F-13 số hiệu 4520 do phi công là Phạm Thanh Ngân (đoàn 921) lái, hạ 8 máy bay. Hiện được trưng bày tại bảo tàng quân đội Thái Nguyên.
  • Chiếc MiG-21 PF số hiệu 4324 thuộc đòan 921, được sử dụng bởi 9 phi công khác nhau trong đó có phi công "Át" Nguyễn Đăng Kỉnh. Chiếc này đã bắn rơi 14 máy bay trong khoảng thời gian tháng 11 năm 1967 đến tháng 5 năm 1968, trong đó Nguyễn Đăng Kỉnh đã hạ 6 chiếc. Đây là chiếc máy bay "may mắn" vì không chỉ nó có số lượng máy bay do nó bắn hạ cao nhất (14 chiếc) mà phi công nào sử dụng nó cũng đều bắn hạ đối phương. Hiện nay máy bay này đang được trưng bày tại bảo tàng Quân Đội ở Hà Nội.
  • Chiếc MiG-21 PF số hiệu 4326 (đoàn 921) cũng hạ được nhiều máy bay (13 chiếc) và được nhiều phi công sử dụng, trong đó có phi công Nguyễn Văn Cốc từng hạ 9 chiếc cao nhất Không quân Việt Nam. Hiện nay chiếc 4326 đang được trưng bày tại bảo tàng Phòng Không, sân bay Bạch Mai, Hà Nội.
  • Chiếc MiG-21 PFM số hiệu 5020 (đoàn 927) là máy bay được nhiều "Át" sử dụng nhất, gồm Nguyễn Tiến Sâm (hạ được 6 máy bay), Lê Thanh Đạo (hạ được 6 máy bay), Nguyễn Đức Soát (hạ được 6 máy bay), và Nguyễn Văn Nghĩa (hạ được 5 máy bay). Bản thân chiến máy bay này cũng hạ gục được 12 máy bay đối phương. Chiếc này đang được trưng bày tại bảo tàng Không quân Hà Nội.
  • Chiếc MiG-21 MF số hiệu 5121 từng được Phạm Tuân sử dụng và dùng nó để bắn hạ B-52 đêm ngày 27 tháng 12 năm 1972. Chiếc này cũng từng bắn hạ được 8 máy bay đối phương và hiện được trưng bày tại Bải tàng Không quân Hà Nội.
  • Chiếc MiG-21 PFM số hiệu 5033 (đoàn 921) là chiếc máy bay tham dự trận không chiến cuối cùng giữa MiG-21 và F-4 vào ngày 27 tháng 12 năm 1972, do phi công Trần Việt lái. Phía Việt Nam ghi nhận ngày hôm đó, chiếc máy bay này đã bắn rơi 3 chiếc F-4, nhưng người Mỹ chỉ công nhận hai chiếc rơi.
  • Mig-21 PFM 5040: phi công Lê Thanh Đạo, đoàn không quân Lam Sơn. Điểm đặc biệt của chiếc này là được sơn nguỵ trang toàn bộ bằng màu xanh đậm.
  • Mig-21 PFM 5066: không có thông tin về phi công. Lúc đầu máy bay phục vụ trong đoàn Sao Đỏ với màu metal bình thưòng; sau đó được chuyển về đoàn Lam Sơn với màu sơn nguỵ trang bằng cách sơn đè màu xanh lá cây đậm lên trên lớp kim loại tự nhiên ở một sồ chỗ, không sơn phủ toàn bộ như 5040. Chiếc này từng đánh chặn (intercept) một chiếc B-52 vào ngày 13 tháng 4 năm 1972 trên bầu trời Thanh Hoá. Đồng thời không có thông tin nào về hoạt động quân sự của Mig-21 PFM 5071 trong cuộc kháng chiến.
  • Mig-21 PFM 6122: chiếc này thuộc đoàn Lam Sơn, sau khi giải phóng miền Nam, toàn bộ Mig-21 PFM còn sử dụng được đều chuyển về cho đoàn 372 (Hải Vân) tại Đà Nẵng. Chiếc này của quân đội Xô Viết được sơn nguỵ trang theo kiểu của Khối Warszawa trước khi đến Việt Nam. Màu sơn nguỵ trang này không thay đổi, chỉ có số hiệu máy bay và huy hiệu được thay đổi theo Không quân Việt Nam. Chiếc này đang được trưng bày tại bảo tàng của sân bay Đà Nẵng.

Các phi công nổi tiếng

Một số vụ tai nạn hàng không

Liên kết ngoài