Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Thái Tổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
link vpbq
Dòng 112: Dòng 112:
{{commonscat|Lý Thái Tổ}}
{{commonscat|Lý Thái Tổ}}
*[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm06.html Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên Quyển thứ I]
*[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm06.html Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên Quyển thứ I]
*[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm07.html Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên Quyển thứ II]
*[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html ĐVSKTT quyển II - Kỷ Nhà Lý]
*[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html ĐVSKTT quyển II - Kỷ Nhà Lý]
*[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/vnsl/vnsl04.html Việt Nam Sử Lược], tác giả [[Trần Trọng Kim]]
*[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/vnsl/vnsl04.html Việt Nam Sử Lược], tác giả [[Trần Trọng Kim]]
*Đại Việt Sử ký Toàn thư, [http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html Kỷ nhà Lý]
*Đại Việt Sử ký Toàn thư, [http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html Kỷ nhà Lý]
*[http://vnthuquan.net/tho/tho.aspx?id=2457&thisi=Lý%20Công%20Uẩn Bài thơ tương truyền của Lý Công Uẩn]
<div style="height: 200px; overflow: auto; padding: 3px; border:1px solid #AAAAAA; reflist" >
<div style="height: 200px; overflow: auto; padding: 3px; border:1px solid #AAAAAA; reflist" >
{{reflist|2}}
{{reflist|2}}

Phiên bản lúc 13:32, ngày 8 tháng 9 năm 2009

Lý Thái Tổ
Hoàng đế Việt Nam
Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội
Vua nhà Lý
Trị vì1009 - 1028
Tiền nhiệmNhà Tiền Lê
Kế nhiệmLý Thái Tông
Thông tin chung
Sinh974
Từ Sơn, Bắc Ninh
Mất1028
An tángThọ Lăng
Thê thiếp9 hoàng hậu (Lập Giáo, Tá Quốc, Lập Nguyên v.v...)
Hậu duệKhai Thiên Vương
Khai Quốc Vương
Đông Chinh Vương
13 công chúa
Tên húy
Lý Công Uẩn
Niên hiệu
Thuận Thiên: 1010 - 1028
Thụy hiệu
Thần Vũ Hoàng Đế
Miếu hiệu
Thái Tổ
Triều đạiNhà Lý
Thân phụHiển Khánh Vương
Thân mẫuMinh Đức thái hậu Phạm thị
Tôn giáoPhật giáo

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖; tên húyLý Công Uẩn 李公蘊; 9741028) là vị vua đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028.

Thân thế

Lý Công Uẩn là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp.[1] Mẹ là Phạm Thị. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đi tu từ đó. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh - anh trai sư Lý Khánh Văn, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của vua[2][3][4].

Cai trị

Lên ngôi

Năm 1009, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ông 35 tuổi. Lực lượng của Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua. Các sử gia trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chép Lê Long Đĩnh mất ở trong cung, riêng Đại Việt sử ký tiền biên trang 185 khẳng định Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh và truy đặt thuỵ hiệu xấu (Ngọa Triều) để đoạt ngôi:

Sử thần Ngô Thì Sĩ viết:

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khi nghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng:

Tượng đài Lý Công Uẩn tại trung thành phố Bắc Ninh

Còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, Quyển I thì nêu ra lời phê về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua:

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái Hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Khi qua đời, ông được an táng tại Thọ Lăng và được đặt miếu hiệu là Lý Thái Tổ.

Dời đô về Thăng Long

Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở

Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Tháng 7, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủCổ Pháp làm Thiên Đức phủ.

Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của một vị vua khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong chiếu dời đô, Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi.

Tôn giáo

Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội

Nhà Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nhà vua trọng đãi những người đi tu, lấy tiền kho ra để xây chùa, đúc chuông. Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018) Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo ThanhPhạm Hạc sang Trung Quốc thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.

Chính trị

Lúc bấy giờ nhà TốngTrung Quốc bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi gì với Đại Cồ Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, vua nhà Tống liền phong cho làm Giao Chỉ quận vương, sau lại gia phong làm Nam Bình vương. Các vương quốc láng giềng như Chiêm ThànhChân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị.

Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân đi đánh giặc, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.

Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan ChâuÁi Châu là trại. Lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Vua cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy.

Qua đời

Vua Lý Thái Tổ trị vì được 19 năm, đến năm 1024 thì qua đời, hưởng thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệuThái Tổ, thụy hiệuThần Vũ Hoàng đế.

Nhận định

Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế

Các sử gia phong kiến Việt Nam theo quan điểm Nho giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ.

Sử gia Lê Văn Hưu phê bình trong Đại Việt sử ký:

Cũng trong Đại Việt Sử ký, Lê Văn Hưu so sánh:

Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử ký Toàn thư bình rằng:

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định:

Ghi công

Nhà nước Việt Nam lấy tên ông đặt cho một số đường phố: phố Lý Thái Tổ ở Hà Nội, phố Lý Công Uẩn ở Hải Dương... Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông.

Năm 2008, nhằm tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã lên kế hoạch làm phim "Thái Tổ Lý Công Uẩn" do Hãng Phim truyện Việt Nam đảm nhiệm[8]

Xem thêm

Chú thích và Tham khảo

  1. ^ Châu là đơn vị hành chính thời Lý như cấp huyện hiện nay. Châu Cổ Pháp tương ứng với vùng Từ Sơn, Tiên Du bây giờ. Hương Diên Uẩn không rõ là nơi nào trong châu Cổ Pháp.
  2. ^ Hiện các nhà sử học vẫn còn chưa có kết luận cuối cùng về làng nào trong số các làng thuộc hương Cổ Pháp là quê hương của Lý Công Uẩn. Nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc có trích dẫn các nghiên cứu của nhà sử học Trần Quốc Vượng cho rằng quê cha của Lý Công Uẩn là làng Dương Lôi. Ngày nay ở đây vẫn còn đền thờ 8 vị vua nhà Lý. Làng có 8 giáp, mỗi giáp thờ 1 vị vua nhà Lý. Trần Quốc Vượng cũng xác định rằng mộ của Hiển Khánh Vương, cha của Lý Công Uẩn, nằm tại khu Rừng Miễu, làng Dương Lôi. Còn quê mẹ Lý Công Uẩn, cũng theo Nguyễn Quang Ngọc trích dẫn bia Lý gia linh thạch tại chùa Tiêu, là xã Hoa Lâm, Đông Ngàn, phủ Từ Sơn xưa (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Khu Thọ Lăng (là nơi chôn cất các vua nhà Lý) xưa là nơi cả 3 làng Đình Bảng, Dương Lôi, và Đại Đình được giao chăm sóc, mới chỉ thuộc về địa phận của làng Đình Bảng khoảng 100 năm nay. (Nguyễn Quang Ngọc, Góp phần nhận diện lại quê hương Nhà Lý, tham luận tại hội thảo "Những phát hiện khảo cổ học mới ở Đông Anh (Hà Nội) và vấn đề quê hương nhà Lý”, Hà Nội, 27 tháng 12 năm 2008.)
  3. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ hoàng đế, trang 240 chép: "Thái Tổ hoàng đế, họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Ngọa Triều băng, tự lập làm vua... là người khoan thứ nhân từ, tinh tế hòa nhã có lượng đế vương. Song chưa làm sáng chính học, lại ưa thích dị đoan, bị lụy vì chuyện đó."
  4. ^ Đại Việt sử ký tiền biên, bản kỷ, quyển II, trang 192 chép: "Theo bài Tiêu Sơn tự ký thì Thái hậu cảm thụ tinh con khỉ bạch mà sinh ra vua ở chùa này, sư Vạn Hạnh đưa về nuôi. Theo ngoại truyện thì: mẹ vua năm 20 tuổi, do nghèo túng lam lũ không có chồng, nương tựa vào vị sa môn già ở chùa Ứng Thiên cho làm việc nấu bếp, đêm đêm dậy đồ xôi. Một hôm bà ngủ quên, lửa tắt, sa môn vô tình chạm phải, giật mình tỉnh dậy thấy lòng xáo trộn rồi có thai, bị sa môn đuổi đi, bà vào chùa khác, đủ tháng thì sinh ra vua... Vua lúc bé thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường, khi 7 tuổi Khánh Văn gởi nhờ sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy cho học".
  5. ^ a b Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, Kỷ nhà Lê, Đại Hành hoàng đế
  6. ^ a b Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên, quyển II
  7. ^ a b Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ hoàng đế
  8. ^ PAN DAN