Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích Trí Thủ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 41: Dòng 41:
Nguyễn Văn Kính sinh ngày 1 tháng 11 năm 1909, tại làng Trung Kiên, huyện [[Triệu Phong]], tỉnh [[Quảng Trị]]; xuất thân từ dòng họ từng có nhiều vị hòa thượng, thiền sư nổi tiếng.<ref>{{Chú thích web|url=https://giacngo.vn/lichsu/nhanvat/2010/04/14/526412/|tựa đề=Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984)|tác giả=|họ=|tên=|ngày=2010-04-14|website=Giác Ngộ Online|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20171009222602/https://giacngo.vn/lichsu/nhanvat/2010/04/14/526412/|ngày lưu trữ=2017-10-09|url hỏng=no|ngày truy cập=}}</ref>
Nguyễn Văn Kính sinh ngày 1 tháng 11 năm 1909, tại làng Trung Kiên, huyện [[Triệu Phong]], tỉnh [[Quảng Trị]]; xuất thân từ dòng họ từng có nhiều vị hòa thượng, thiền sư nổi tiếng.<ref>{{Chú thích web|url=https://giacngo.vn/lichsu/nhanvat/2010/04/14/526412/|tựa đề=Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984)|tác giả=|họ=|tên=|ngày=2010-04-14|website=Giác Ngộ Online|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20171009222602/https://giacngo.vn/lichsu/nhanvat/2010/04/14/526412/|ngày lưu trữ=2017-10-09|url hỏng=no|ngày truy cập=}}</ref>


Xuất thân từ gia đình mộ đạo Phật, từ nhỏ Nguyễn Văn Kính đã đọc, viết thành thạo các bài kinh nhật tụng. Năm 14 tuổi, ông theo bác ruột học kinh Phật ở [[chùa Hải Đức]], [[Huế]]. Năm 17 tuổi, ông được Bổn sư [[Thích Viên Thành|Viên Thành]] nhận làm đệ tử tại [[chùa Tra Am]], [[Huế]]; pháp danh '''Tâm Như''', pháp tự '''Đạo Giám'''. Năm 20 tuổi, ông thọ giới Sadi tại [[chùa Từ Vân]] ([[Đà Nẵng]]), được bổn sư Viên Thành ban pháp hiệu là Thích Trí Thủ, với ý khen tặng chữ Thủ nghĩa là đứng đầu.
Xuất thân từ gia đình mộ đạo Phật, từ nhỏ Nguyễn Văn Kính đã đọc, viết thành thạo các bài kinh nhật tụng. Năm 14 tuổi, ông theo bác ruột học kinh Phật ở [[chùa Hải Đức]], [[Huế]]. Năm 17 tuổi, ông được Bổn sư [[Thích Viên Thành|Viên Thành]] nhận làm đệ tử tại [[chùa Tra Am]], [[Huế]]; pháp danh '''Tâm Như''', pháp tự '''Đạo Giám''' nối pháp đời thứ 43 của [[Lâm Tế tông|thiền tông Lâm Tế]]. Năm 20 tuổi, ông thọ giới Sadi tại [[chùa Từ Vân]] ([[Đà Nẵng]]), được bổn sư Viên Thành ban pháp hiệu là Thích Trí Thủ, với ý khen tặng chữ Thủ nghĩa là đứng đầu.


Năm 23 tuổi, sau hai năm để tang bổn sư Viên Thành, Thích Trí Thủ cùng các pháp lữ tới [[chùa Thập Tháp]] ([[Bình Định]]) tham học với Hòa thượng [[Thích Phước Huệ|Phước Huệ]]; học xong, ông làm giáo thọ tại [[Chùa Phổ Thiên|trường Phật học Phổ Thiên]] tại [[Đà Nẵng]].
Năm 23 tuổi, sau hai năm để tang bổn sư Viên Thành, Thích Trí Thủ cùng các pháp lữ tới [[chùa Thập Tháp]] ([[Bình Định]]) tham học với Hòa thượng [[Thích Phước Huệ|Phước Huệ]]; học xong, ông làm giáo thọ tại [[Chùa Phổ Thiên|trường Phật học Phổ Thiên]] tại [[Đà Nẵng]].

Phiên bản lúc 03:50, ngày 10 tháng 8 năm 2020

Hòa thượng
thích trí thủ
釋智首
Tên khai sinhNguyễn Văn Kính
Pháp danhTâm Như
Pháp tựĐạo Giám
Pháp hiệuTrí Thủ
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Xuất gia1926
Chùa Tra Am
Huế
Thụ giớiSadi
1929
Chùa Từ Vân
Đà Nẵng
Chủ tịch Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nhiệm kỳ
7 tháng 11 năm 1981 (1981-11-07) – 2 tháng 4 năm 1984 (1984-04-02)
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmThích Trí Tịnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhNguyễn Văn Kính
Ngày sinh(1909-11-01)1 tháng 11, 1909
Nơi sinhTriệu Phong, Quảng Trị
Mất
Ngày mất2 tháng 4, 1984(1984-04-02) (74 tuổi)
Nơi mấtTu viện Quảng Hương Già Lam
thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Thân quyến
Nguyễn Văn Minh
Lê Thị Nậy
Quốc tịch Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo

Thích Trí Thủ (tên khai sinh Nguyễn Văn Kính,[1] 1909 – 1984) là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, là một trong những người đi đầu trong công cuộc xúc tiến quá trình thống nhất nền Phật giáo Việt Nam sau chiến tranh, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, thống nhất từ các tổ chức Phật giáo riêng lẻ, ông đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự đầu tiên của giáo hội này.

Tiểu sử

Nguyễn Văn Kính sinh ngày 1 tháng 11 năm 1909, tại làng Trung Kiên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; xuất thân từ dòng họ từng có nhiều vị hòa thượng, thiền sư nổi tiếng.[2]

Xuất thân từ gia đình mộ đạo Phật, từ nhỏ Nguyễn Văn Kính đã đọc, viết thành thạo các bài kinh nhật tụng. Năm 14 tuổi, ông theo bác ruột học kinh Phật ở chùa Hải Đức, Huế. Năm 17 tuổi, ông được Bổn sư Viên Thành nhận làm đệ tử tại chùa Tra Am, Huế; pháp danh Tâm Như, pháp tự Đạo Giám nối pháp đời thứ 43 của thiền tông Lâm Tế. Năm 20 tuổi, ông thọ giới Sadi tại chùa Từ Vân (Đà Nẵng), được bổn sư Viên Thành ban pháp hiệu là Thích Trí Thủ, với ý khen tặng chữ Thủ nghĩa là đứng đầu.

Năm 23 tuổi, sau hai năm để tang bổn sư Viên Thành, Thích Trí Thủ cùng các pháp lữ tới chùa Thập Tháp (Bình Định) tham học với Hòa thượng Phước Huệ; học xong, ông làm giáo thọ tại trường Phật học Phổ Thiên tại Đà Nẵng.

Sau ông về Huế cùng đồng học tại chùa Thập Tháp ngày trước tổ chức trường Phật học tại chùa Tây Thiên, mời hòa thượng Phước Huệ, Giác Nhiên về giảng dạy, đồng thời mời các nhân sĩ trí thức như Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Toàn, Cao Xuân Huy,... dạy các môn văn hóa theo trình độ đại học. Trong thời gian này ông cũng giảng dạy đồng thời tại các cơ sở Phật học khác như Hội Phật học Huế, lớp Trung đẳng Phật học (cũng mở tại chùa Tây Thiên), trường Tiểu học Phật giáo (tại chùa Báo Quốc).

Năm 1938, tốt nghiệp trường Phật học Tây Thiên, ông về trụ trì chùa Ba La Mật nhưng vẫn tiếp tục công việc giảng dạy cho hội và các trường Phật học.

Sau pháp nạn 1963, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ra đời, Thích Trí Thủ nắm giữ Tổng vụ Hoằng pháp; hoằng pháp và giáo dục tăng ni là mối quan tâm hàng đầu của ông, Thích Trí Thủ đã mở ba đại hội hoằng pháp: một tại Phật học viện Nha Trang, một tại chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và một tại chùa Ấn Quang (Chợ Lớn).

Sau khi Việt Nam được thống nhất, ông đã liên hệ với lãnh đạo các hệ phái và tổ chức Phật giáo tại Việt Nam để xúc tiến việc thống nhất Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, ông đắc cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ông qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 1984 tại Quảng Hương Già Lam.

Tham khảo

  1. ^ “Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Thủ”. Thư viện Hoa Sen. 9 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ “Lược sử Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984)”. Giác Ngộ Online. 14 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017.