Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc thi sắc đẹp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: {{reflist| → {{Tham khảo| using AWB
Synthebot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.3) (Bot: Thêm et, io, ta; dời ko; sửa en
Dòng 77: Dòng 77:
[[da:Skønhedskonkurrence]]
[[da:Skønhedskonkurrence]]
[[de:Schönheitswettbewerb]]
[[de:Schönheitswettbewerb]]
[[en:Beauty contest]]
[[et:Iludusvõistlus]]
[[en:Beauty pageant]]
[[es:Concurso de belleza]]
[[es:Concurso de belleza]]
[[eo:Beleco-konkurso]]
[[eo:Beleco-konkurso]]
[[fr:Concours de beauté]]
[[fr:Concours de beauté]]
[[io:Belesokontesto]]
[[ko:미인 선발 대회]]
[[it:Concorso di bellezza]]
[[it:Concorso di bellezza]]
[[ka:სილამაზის კონკურსი]]
[[ka:სილამაზის კონკურსი]]
Dòng 94: Dòng 95:
[[fi:Kauneuskilpailu]]
[[fi:Kauneuskilpailu]]
[[sv:Skönhetstävling]]
[[sv:Skönhetstävling]]
[[ta:அழகுப் போட்டி]]
[[uk:Конкурс краси]]
[[uk:Конкурс краси]]
[[wuu:选美]]
[[wuu:选美]]

Phiên bản lúc 19:40, ngày 14 tháng 1 năm 2013

Cuộc thi sắc đẹp là những cuộc thi về vẻ đẹp hình thể của con người. Trên thế giới có rất nhiều các cuộc thi sắc đẹp khác nhau và thường dành cho nữ giới. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới và trẻ em. Mỗi cuộc thi sắc đẹp thường gồm 3 phần không thể thiếu là trang phục áo tắm, trang phục dạ hội và ứng xử. Cô gái đoạt giải nhất trong cuộc thi sắc đẹp được gọi là hoa hậu. Các hoa hậu thường đội vương miện và đeo một dải băng ghi danh hiệu sắc đẹp họ đạt được. Mỗi hoa hậu thường có nhiệm kỳ 1 năm hoặc lâu hơn để làm các công việc từ thiện và tham gia hoạt động xã hội. Người đứng liền sau hoa hậu trong danh sách đoạt giải là á hậu 1á hậu 2, ngoài ra còn có các giải phụ như "người đẹp ăn ảnh nhất", "người đẹp mặc trang phục dạ hội đẹp nhất",...

Các cuộc thi sắc đẹp là một phần trong văn hóa dân gian của nhiều quốc gia nhưng những cuộc thi sắc đẹp hiện đại đầu tiên mới được tổ chức từ thế kỉ 20. Tại một số nước như Venezuela, các cuộc thi sắc đẹp rất được người dân quan tâm như một sự kiện văn hóa lớn và thậm chí có cả những trường lớp đào tạo hoa hậu[1]. Trong khi đó, nhiều quốc gia lại coi những cuộc thi sắc đẹp là một hình thức vi phạm thuần phong mỹ tục và việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp bị ngăn cấm (chủ yếu là các nước theo Hồi giáo)[2][3].

Lịch sử

Cuộc thi sắc đẹp hiện đại đầu tiên trên thế giới là Miss America, một cuộc thi sắc đẹp dành cho các cô gái Mỹ tổ chức thường niên tại từ năm 1921. Năm 1928, cuộc thi Hoa hậu Châu Âu cũng được khởi xướng tại các nước châu Âu. Trên thực tế, có thể các cuộc thi sắc đẹp đã tồn tại rất lâu trước đó trong các lễ hội văn hóa dân gian của nhiều quốc gia chứ không phải mãi đến thế kỉ 20 mới xuất hiện.

Sau Thế chiến thứ hai, những cuộc thi sắc đẹp phát triển tại các nước Âu Mỹ đã dẫn tới việc hình thành liên tiếp nhiều cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Cuộc thi sắc đẹp quốc tế đầu tiên được hình thành là Hoa hậu Thế giới (Miss World) vào năm 1951 tại Vương Quốc Anh. Sau đó đến lượt cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) được thành lập năm 1952 tại Mỹ. Cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International) do Nhật Bản tổ chức được thành lập năm 1960. Gần đây, hai cuộc thi sắc đẹp lớn mới xuất hiện là Hoa hậu Trái đất của Philippines (từ năm 2001) và Nữ hoàng Du lịch Quốc tế của Trung Quốc (từ năm 2004).

Tiếp sau những cuộc thi sắc đẹp dành cho nữ giới, những cuộc thi sắc đẹp dành cho trẻ em cũng xuất hiện và đương nhiên cũng không tránh khỏi một số chỉ trích trong phần thi áo tắm và vấn đề liệu có đúng hay không khi để những trẻ em nhỏ tuổi quá trau chuốt vào vẻ đẹp ngoại hình. Những cuộc thi sắc đẹp dành cho các thiếu nữ cũng xuất hiện, tiêu biểu là cuộc thi Miss Teen USA.

Những cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới xuất hiện khá muộn. Hai trong số ba cuộc thi sắc đẹp lớn dành cho nam giới hiện nay đến từ SingaporeManhunt InternationalMister International. Mister World là một cuộc thi nhánh của Hoa hậu Thế giới.

Phạm vi phân bố

Các cuộc thi sắc đẹp được tổ chức sớm nhất tại các quốc gia Âu Mỹ, nơi mà lối sống cũng như phong tục tập quán tương đối cởi mở hơn so với các châu lục khác. Sau Thế chiến thứ hai, một số nước châu Á và châu Phi cũng sớm tham dự các cuộc thi sắc đẹp như Nhật Bản, Ấn Độ hay Nam Phi.

Vào thập niên 1980, các quốc gia xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu có cái nhìn thoáng hơn về các cuộc thi sắc đẹp. Các nước Đông Âu và Trung Quốc, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia vào đấu trường sắc đẹp thế giới. Liên Xô từng đoạt á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ 1991.

Các cuộc thi sắc đẹp hầu như rất ít được tổ chức hoặc thậm chí bị ngăn cấm tại các nước theo Đạo Hồi. Nhiều nước ở châu Phi và châu Á có điều kiện kinh tế khó khăn nên việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp bị coi như là một sự xa xỉ[4].

Cường quốc sắc đẹp

Thuật ngữ "cường quốc sắc đẹp" là để chỉ những nước thường đạt được nhiều thành tích cao tại các kỳ thi sắc đẹp.

Từ thập niên 1970 trở về trước, các cuộc thi sắc đẹp thường chuộng những vẻ đẹp Âu với một loạt những cường quốc sắc đẹp như Mỹ, Đức, Brasil, Israel, Phần LanThụy Điển. Trong đó nước Mỹ có thể coi như cường quốc sắc đẹp số một thế giới khi nhiều năm liền, nước này đạt được thành tích cao tại mọi cuộc thi sắc đẹp lớn. Hoa hậu Hoàn vũ có thể coi như một phiên bản lớn của cuộc thi Miss USA và sự tương đồng trong cách tổ chức, nhạc nền, cách chấm điểm... giữa hai cuộc thi vẫn có thể nhận ra dễ dàng cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên đến thập niên 1980, một cường quốc sắc đẹp mới đã xuất hiện. Dưới sự lãnh đạo của Osmel Sousa, cuộc thi Hoa hậu Venezuela đã phát triển mạnh mẽ và Venezuela cuối cùng đã tước ngôi dẫn đầu của Mỹ trong bảng thành tích thi sắc đẹp.

Tại châu Á, Ấn Độ là cường quốc sắc đẹp lớn nhất của khu vực này. Gần đây, nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines... cũng vươn lên khẳng định vị thế của mình.

Ngoài Nam Phi, châu Phi gần đây cũng xuất hiện thêm nhiều cường quốc sắc đẹp mới như Angola, Nigeria hay Tanzania. Ở Mỹ Latinh, cùng với Venezuela còn có thêm sự hiện diện của Mexico, Puerto Rico, Brasil, Colombia.

Nhiều nước châu Âu ngày nay không còn mấy mặn mà với các cuộc thi sắc đẹp. Thành tích của các cường quốc sắc đẹp một thời như Thụy Điển hay Đức đã lùi xa khi người dân những nước này không mấy quan tâm và đặc biệt tại Thụy Điển có sự phản đối mạnh mẽ của những nhóm ủng hộ nữ quyền. Bù lại, các nước Nam Âu và Đông Âu khác lại vươn lên mạnh mẽ như Tây Ban Nha, Nga, Cộng hòa Séc.

Cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Các cuộc thi dành cho nữ giới

Các cuộc thi dành cho nam giới

Cuộc thi sắc đẹp quốc gia

Châu Á

Châu Mỹ

Châu Âu

Tham khảo

Tứ đại Hoa hậu (2009)
Hoa hậu Hoàn vũ
Stefanía Fernández
Hoa hậu Thế giới
Kaiane Aldorino
Hoa hậu Quốc tế
Larissa Ramos
Hoa hậu Trái đất
Anagabriela Espinoza