Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chế độ quân chủ Trung Quốc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “Tập_tin:Territories_of_Dynasties_in_China.gif|nhỏ|Lãnh thổ ước đoán do các chế độ quân chủ Trung Quốc cai trị trong suốt chiều dài…”
Thẻ: Người dùng thiếu kinh nghiệm thêm nội dung lớn Soạn thảo trực quan
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 11:21, ngày 18 tháng 5 năm 2021

Lãnh thổ ước đoán do các chế độ quân chủ Trung Quốc cai trị trong suốt chiều dài lịch sử

Trung Quốc là một nước quân chủ từ tận thời tiền sử cho đến năm 1912, khi cuộc Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh, thay thế triều đại này bằng nhà nước Trung Hoa Dân Quốc. Sự kế vị của các vị quân chủ thần thoại Trung Quốc không mang tính thế tập. Triều đại cai trị đầu tiên là nhà Hạ được thành lập bởi Hạ Vũ và con trai Hạ Khải vào khoảng năm 2070 TCN. Kể từ đó, các triều đại cai trị nối tiếp nhau tồn tại cho đến năm 1912, khi triều đại cuối cùng tiêu tùng cùng chế độ quân chủ.[1]

Chế độ quân chủ Trung Quốc mang dáng dấp của hình thức quân chủ chuyên chế, mặc dù quyền lực thực tế của nhà cai trị phụ thuộc và khả năng củng cố sự cai trị của chính họ và nhiều yếu tố khác nữa.[a] Suốt những thời kỳ chính trị thiếu thống nhất, Trung Quốc nằm dưới sự cai trị của nhiều triều đại cạnh tranh – cai quản những vùng đất khác nhau trên khắp đất nước và đều tuyên bố độc quyền văn hóa Trung Hoa chính thống. Trong những trường hợp như vậy, nhiều hơn một chế độ quân chủ Trung Quốc cùng tồn tại đồng thời. Trong lịch sử Trung Quốc, đã có những chế độ quân chủ sở hữu những vị quân chủ gốc Hán hoặc không.[4]

Phạm vi của chế độ quân chủ Trung Quốc

Chế độ quân chủ Trung Quốc ban đầu được thiết lập dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dương TửTrung Quốc bản thổ. Nó mở rộng phạm vi khi các triều đại Trung Quốc khác nhau bành trướng lãnh thổ.[5][6][7][8][9][10][11][12][13][14][15][16][17]

Vào nhiều thời điểm khác nhau, chế độ quân chủ Trung Quốc kiểm soát Trung Quốc (gồm cả Hải Nam, Ma CaoHồng Kông),[5][6][7] Đài Loan,[8] Mãn Châu (cả Nội Mãn lẫn Ngoại Mãn),[9][10] Sakhalin,[11][12] Mông Cổ (cả Nội Mông lẫn Ngoại Mông),[10][13] Việt Nam,[14][18] Tibet,[9][10] Tây Tạng, Tân Cương,[14][19] Tibet,[9][10] cũng như các vùng đất ở Trung Á,[10] Bán đảo Triều Tiên,[16] Afghanistan[17][20]Siberia.[10]

Chế độ quân chủ Trung Quốc đạt đến phạm vi kiểm soát lãnh thổ rộng lớn nhất dưới thời nhà Nguyên hoặc có thể là nhà Thanh, tùy thuộc theo nguồn tư liệu lịch sử.[21][22][23][24][25] Sự thiếu minh bạch này chủ yếu là do phần biên giới phía bắc không rõ ràng của nhà Nguyên: một số nguồn mô tả nó nằm ngay phía bắc bờ bắc hồ Baikal, số khác lại cho là phải kéo dài tới tận bờ Bắc Băng Dương.[26][27][28] Trong khi đó, biên giới nhà Thanh đã được phân định và củng cố thông qua một loạt hiệp ước quốc tế, và do đó được xác định một cách rõ ràng hơn hẳn. Ở những năm tháng thịnh vượng nhất, tổng diện tích lãnh thổ mà nhà Thanh kiểm soát lên tới hơn 13 triệu km2.[29][30][31]

Ngoài việc thực hiện quyền kiểm soát trực tiếp đối với phần lãnh thổ Trung Quốc, chế độ quân chủ Trung Quốc còn duy trì quyền bá chủ thông qua một hệ thống triều cống..[32] Hệ thống triều cống Trung Quốc tồn tại từ thời Tây Hán cho tới tận thế kỷ 19, khi Chủ nghĩa dĩa Hoa vi trung sụp đổ.[33][34]

Sự sụp đổ của chế độ quân chủ Trung Quốc

Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ ở thành phố Vũ Hán ngày nay, đánh dấu điểm khởi đầu của cuộc Cách mạng Tân Hợi.[35] Dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh Hội, tiền thân của Quốc Dân Đảng, Cách mạng Tân Hợi nhanh chóng lan sang nhiều vùng khác trên khắp Trung Quốc. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn Trung Sơn tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân QuốcNam Kinh.[36] Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Tuyên Thống Đế thoái vị, đánh dấu chấm hết cho nhà Thanh và chế độ quân chủ Trung Quốc.[35]

Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc được tổ chức ở Đài Loan ngày nay để kỷ niệm cho ngày Khởi nghĩa Vũ Xương.[37] Nó cũng từng được tổ chức chính thức ở Trung Quốc đại lục từ năm 1912 đến năm 1949 trước khi Trung Hoa Dân Quốc di dời đến Đài Loan.

Chủ nghĩa quân chủ ở Trung Quốc sau khi chế độ quân chủ sụp đổ

Trong và sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, đã có nhiều nỗ lực phục hồi chế độ quân chủ Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả cuối cùng đều thất bại.

Trao hoàng quyền cho Diện Thánh công hoặc Diên Ân hầu

Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi, đã có nhiều đề xuất ủng hộ việc thay thế nhà Thanh do người Mãn lãnh đạo bằng một triều đại mới của người Hán. Khổng Lệnh Di (孔令貽), hậu duệ đời thứ 76 của Khổng Tử và là người đang nắm giữ tước hiệu Diện Thánh công, được Lương Khải Siêu xác định là người thừa kế ngai vàng tiềm năng.[38] Trong khi đó, giới thân sĩ ở An HuyHà Bắc lại ủng hộ việc phục hưng nhà Minh dưới quyền Chu Dục Huân (朱煜勳), một Diên Ân hầu.[39] Cả hai cái tên trên đều không thể lên ngôi hoàng đế.

Đế quốc Trung Hoa

Năm 1915, Viên Thế Khải tuyên bố thành lập Đế quốc Trung Hoa.[40] Điều này nhanh chóng châm ngòi cho cuộc Chiến tranh hộ quốc và đế quốc bị xóa sổ chỉ sau ba tháng tồn tại.  

Đinh Tị phục tích

Năm 1917, trung thần nhà Thanh Trương Huân kéo Phổ Nghi trở lại ngai vàng.[41] Nỗ lực phục hưng nhà Thanh, được biết tới với cái tên Đinh Tị phục tích, chỉ kéo dài đúng 12 ngày.

Mãn Châu Quốc

Nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc được Nhật Bản thành lập ở Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1932.[42] Nó sớm trở thành chế độ quân chủ với Phổ Nghi là hoàng đế vào năm 1934. Năm 1945, Mãn Châu Quốc sụp đổ sau khi Liên Xô xâm lược Mãn ChâuNhật Bản đầu hàng vô điều kiện.

Những người mạo nhận ngai vàng

Sau đây là danh sách những người mạo nhận ngai vàng Trung Quốc bị phế truất từ gia tộc Ái Tân Giác La, gia tộc cai trị nhà ThanhMãn Châu Quốc.[b]

Người mạo nhận Giai đoạn Vai trò
Ái Tân Giác La Phổ Nghi愛新覺羅·溥儀 1912–1917;

1917–1934; 1945–1967

Hoàng đế nhà Thanh (1908–1912 CE).

Một lần nữa trở thành Hoàng đế nhà Thanh (1917 CE). Hoàng đế Mãn Châu Quốc (1934–1945 CE).

Ái Tân Giác La Dục Nham

愛新覺羅·毓嵒

1950–1999 Người mạo nhận đối thủ.
Ái Tân Giác La Phổ Kiệt愛新覺羅·溥傑 1967–1994
Ái Tân Giác La Phổ Nhậm愛新覺羅·溥任 1994–2015
Kim Dục Chướng

金毓嶂

2015–nay

Sưu tập

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Ngày 3 tháng 11 năm 1911, nhà Thanh đã ban hành Thập cửu hiến pháp trọng đại tín điều (憲法重大信條十九條), hạn chế quyền lực của hoàng đế, đánh dấu sự chuyển đổi chế độ quân chủ lập hiến.[2][3] The Qing dynasty, however, was overthrown three months later.
  2. ^ Nhiều thành viên và con cháu gia tộc Ái Tân Giác La đã lấy họ Kim () sau khi nhà Thanh sụp đổ.

Tham khảo

  1. ^ Ebrey, Patricia; Liu, Kwang-Ching (2010). The Cambridge Illustrated History of China. tr. 10. ISBN 9780521124331.
  2. ^ Gao, Quanxi; Zhang, Wei; Tian, Feilong (2015). The Road to the Rule of Law in Modern China. tr. 135. ISBN 9783662456378.
  3. ^ To, Michael (2017). China's Quest for a Modern Constitutional Polity: from dynastic empires to modern republics. tr. 54.
  4. ^ Skutsch, Carl (2013). Encyclopedia of the World's Minorities. tr. 287. ISBN 9781135193881.
  5. ^ a b Brødsgaard, Kjeld (2008). Hainan – State, Society, and Business in a Chinese Province. tr. 11. ISBN 9781134045471.
  6. ^ a b Wong, Koon-kwai (2009). Hong Kong, Macau and the Pearl River Delta: A Geographical Survey. tr. 241–242. ISBN 9789882004757.
  7. ^ a b Zhang, Wei Bin (2006). Hong Kong: The Pearl Made of British Mastery and Chinese Docile-diligence. tr. 3. ISBN 9781594546006.
  8. ^ a b Hughes, Christopher (2013). Taiwan and Chinese Nationalism: National Identity and Status in International Society. tr. 21. ISBN 9781134727551.
  9. ^ a b c d Hsu, Cho-yun (2012). China: A New Cultural History. tr. 421. ISBN 9780231528184.
  10. ^ a b c d e f g Lockard, Craig (2020). Societies, Networks, and Transitions: A Global History. tr. 260. ISBN 9780357365472.
  11. ^ a b Gan, Chunsong (2019). A Concise Reader of Chinese Culture. tr. 24. ISBN 9789811388675.
  12. ^ a b Westad, Odd (2012). Restless Empire: China and the World Since 1750. Basic Books. tr. 11. qing dynasty sakhalin.
  13. ^ a b Sanders, Alan (2003). Historical Dictionary of Mongolia. tr. v. ISBN 9780810866010.
  14. ^ a b c Paige, Jeffrey (1978). Agrarian Revolution. tr. 278. ISBN 9780029235508.
  15. ^ Clarke, Michael (2011). Xinjiang and China's Rise in Central Asia - A History. tr. 16. ISBN 9781136827068.
  16. ^ a b Kshetry, Gopal (2008). Foreigners in Japan: A Historical Perspective. tr. 25. ISBN 9781469102443.
  17. ^ a b Tanner, Harold (2009). China: A History. tr. 167. ISBN 9780872209152.
  18. ^ Lockard (2020). p. 262.
  19. ^ Lockard (2020). p. 262.
  20. ^ Hsu (2012). p. 268.
  21. ^ Bauch, Martin; Schenk, Gerrit (2019). The Crisis of the 14th Century: Teleconnections between Environmental and Societal Change?. tr. 153. ISBN 9783110660784.
  22. ^ Ruan, Jiening; Zhang, Jie; Leung, Cynthia (2015). Chinese Language Education in the United States. tr. 9. ISBN 9783319213088.
  23. ^ Wei, Chao-hsin (1988). The General Themes of the Ocean Culture World. tr. 17.
  24. ^ Adler, Philip; Pouwels, Randall (2011). World Civilizations: Volume I: To 1700. tr. 373. ISBN 9781133171065.
  25. ^ Rowe, William (2010). China's Last Empire: The Great Qing. tr. 1. ISBN 9780674054554.
  26. ^ History of the World Map by Map. 2018. tr. 133. ISBN 9780241379189.
  27. ^ Tan, Qixiang biên tập (1982). “元时期全图(一)”. The Historical Atlas of China.
  28. ^ Tan, Qixiang biên tập (1982). “元时期全图(二)”. The Historical Atlas of China.
  29. ^ Wang, Fei-ling (2017). The China Order: Centralia, World Empire, and the Nature of Chinese Power. tr. 68. ISBN 9781438467504.
  30. ^ Gao, James (2009). Historical Dictionary of Modern China (1800–1949). tr. xxxvi. ISBN 9780810863088.
  31. ^ Yang, Yi (2018). 一本書讀懂亞洲史. tr. 145. ISBN 9789863921165.
  32. ^ Kavalski, Emilian (2014). Asian Thought on China's Changing International Relations. tr. 56–57. ISBN 9781137299338.
  33. ^ Rand, Christopher (2017). Military Thought in Early China. tr. 142. ISBN 9781438465180.
  34. ^ Brown, Kerry (2018). China's 19th Party Congress: Start Of A New Era. tr. 197. ISBN 9781786345936.
  35. ^ a b Rošker, Jana; Suhadolnik, Nataša (2014). Modernisation of Chinese Culture: Continuity and Change. tr. 1. ISBN 9781443867726.
  36. ^ Elleman, Bruce (2005). Modern Chinese Warfare, 1795–1989. tr. 149. ISBN 9781134610082.
  37. ^ Copper, John (2010). The A to Z of Taiwan (Republic of China). tr. 109. ISBN 9780810876446.
  38. ^ Rošker, Jana; Suhadolnik, Nataša (2014). Modernisation of Chinese Culture: Continuity and Change. tr. 74. ISBN 9781443867726.
  39. ^ Aldrich, M. A. (2008). The Search for a Vanishing Beijing: A Guide to China's Capital Through the Ages. tr. 176. ISBN 9789622097773.
  40. ^ Schillinger, Nicholas (2016). The Body and Military Masculinity in Late Qing and Early Republican China: The Art of Governing Soldiers. tr. 176. ISBN 9781498531696.
  41. ^ Hao, Shiyuan (2019). China's Solution to Its Ethno-national Issues. tr. 51. ISBN 9789813295193.
  42. ^ Wells, Anne (2009). The A to Z of World War II: The War Against Japan. tr. 167. ISBN 9780810870260.