Bầu chọn chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2019

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bốc thăm chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2019 là một cuộc chạy đua cho việc chọn lựa nước chủ nhà cho Cúp bóng đá châu Á 2019 từ ngày 15 tháng 12 năm 2012 tới 2 tháng 2 năm 2013.

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, Liên đoàn bóng đá châu Á công bố 11 quốc gia có tham vọng tổ chức giải, bao gồm Ả Rập Xê Út, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Kuwait, Liban, Malaysia, Myanmar, Oman, Thái LanTrung Quốc[1]. Tuy nhiên, Liban, Malaysia và Myanmar rút lui trước giờ bốc thăm vào ngày 31 tháng 8 năm 2013, hạn chót để đăng ký chạy đua[2]. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên có 24 quốc gia tham gia, một sự mở rộng so với 16 đội trước đây[3][4][5][6].

Cuộc chạy đua kết thúc với chiến thắng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Chạy đua bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

AFC đã đưa ra thời hạn bốc thăm là vào ngày 28 tháng 11 năm 2012[7], trong khi tài liệu liên quan tới bốc thăm của các nước đều phải được nộp trước ngày 1 tháng 5 năm 2013. Theo đó, việc theo dõi cơ sở hạ tầng và vật chất sẽ được tiến hành vào khoảng tháng 10 và 12 năm 2013. Những quốc gia chạy đua sau đó sẽ phải tìm cách chuẩn bị cho những hoạt động còn lại, bắt đầu từ tháng 5 năm 2014, hạn chót. Ban đầu, nước thắng cuộc đã phải được công bố vào tháng 6 cùng năm[8] song lại phải dời cho đến tháng 11[9].

Vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập liên đoàn năm 2014, một ngày vào "hè 2015" được đưa ra để xác minh[10].

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Iran Iran[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc chạy đua không thành công để đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2011, chủ tịch Ali Kafashian của Liên đoàn bóng đá Iran liền nhắm tới giải đấu năm 2019[11][12]. Iran đã từng tổ chức Cúp bóng đá châu Á 19681976, mà Iran là nước vô địch ở cả hai giải đấu. Một số sân vận động dự tính tổ chức bao gồm Sân vận động Shahid BahonarKerman, Sân vận động Nagshe JahanIsfahan, Sân vận động Imam RezaMashhad, Sân vận động SahandTabriz, Sân vận động AzadiSân vận động TakhtiTehranSân vận động ShirazShiraz[13].

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội bóng đá Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã thành công khi nộp được đơn vào hạn chót cho AFC[14][15]. Nếu mà thành công, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sẽ có lần thứ hai tổ chức giải kể từ Cúp bóng đá châu Á 1996. Vào ngày 29 tháng 5 năm 2014, một phái đoàn của UAE tới trụ sở AFC để tận mắt xem đơn đăng cai[16]. Một số sân vận động dự tính tổ chức bao gồm Sân vận động Mohammed Bin ZayedSân vận động Thành phố Thể thao ZayedAbu Dhabi, Sân vận động Quốc tế Sheikh KhalifaSân vận động Hazza Bin ZayedAl Ain, Sân vận động cricket Quốc tế Dubai và một sân vận động mới, có lẽ sẽ xây vào năm 2018, ở Dubai[17].

Các đơn bốc thăm bị hủy[sửa | sửa mã nguồn]

Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng tử Nawaf Bin Faisal (Chủ tịch Hội chiến binh trẻ) khẳng định Ả Rập Xê Út muốn tổ chức giải sau khi được Hội đồng Olympic Ả Rập Xê Út chấp thuận. Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út có kế hoạch đăng cai giải đấu này[18].

Bahrain Bahrain[sửa | sửa mã nguồn]

Bahrain đã từng lên kế hoạch tổ chức giải sau khi thành công lớn tại Cúp vùng Vịnh 2013[19]. Ngày 2 tháng 5 năm 2013, Salman Bin Ibrahim Al Khalifa, một người Bahrain, trở thành Chủ tịch AFC tạo thêm sức hút cho Bahrain về một kế hoạch tổ chức Cúp châu Á và Giải vô địch bóng đá thế giới 50 năm tới[20]. Tuy vậy, vào ngày 7 tháng 9 năm 2013, Bahrain thoái lui để cho các nước vùng Vịnh khác cạnh tranh[21].

Liban Liban[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 1 năm 2013, Hiệp hội bóng đá Liban tuyên bố muốn đăng cai[22], với việc nước này đã tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2000 và những tiến bộ vượt bậc của đội tuyển nước này. Thế nhưng, Liban sau đó lại rút lui.

Malaysia Malaysia[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 10 tháng 4 năm 2013, Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) công khai ý định muốn tổ chức giải khi ban thư ký nước này khẳng định Malaysia có đủ mọi cơ sở vật chất để đăng cai[23]. Trước đây nước này cùng Indonesia, Thái LanViệt Nam tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007.

Oman Oman[sửa | sửa mã nguồn]

Vì đã từng đăng cai thành công Giải vô địch bóng đá U-22 châu Á 2013 và một số giải U-14 khu vực, Oman đệ đơn xin đăng ký tổ chức giải đấu năm 2019 và được ban thư ký Hiệp hội bóng đá Oman để ngỏ, với việc nâng cấp sân vận động quốc gia lên 40.000 chỗ ngồi[24], nhưng do chần chừ, Oman đã không thành công.

Thái Lan Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Lan từng tổ chức Cúp bóng đá châu Á 1972 và năm 2007 khi họ cùng Indonesia, Malaysia và Việt Nam đăng cai[25]. Hiệp hội bóng đá Thái Lan đề xuất năm thành phố có thể đăng cai là Băng Cốc, Nonthaburi, Pathumthani, Chiang MaiNakhon Ratchasima[cần dẫn nguồn].

Trung Quốc Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2013, Trung Quốc đề xuất tổ chức giải[26]. Vào ngày 15 tháng 3 cùng năm, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc nộp đơn ứng cử lần thứ hai[27] cho tới ngày 7 tháng 4. 9 thành phố được đề xuất là Bắc Kinh, Đại Liên, Nam Kinh, Tây An, Thành Đô, Thanh Đảo, Trường Sa, Quảng ChâuVũ Hán. Trung Quốc từng là chủ nhà tại Cúp bóng đá châu Á 2004.

Vào tháng 9 năm 2013, Trung Quốc rút lui để "nhắm tới công tác đào tạo trẻ"[28].

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “ACL base widened from 2014”. AFC. ngày 12 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “AFC Asian Cup 2019 bid workshop in Sept”. AFC. ngày 6 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ “Revamp of AFC competitions”. AFC. ngày 25 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ “AFC Asian Cup changes set for 2019”. AFC Asian Cup. ngày 26 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2014.
  5. ^ “ExCo approves expanded AFC Asian Cup finals”. AFC. ngày 16 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ “AFC Asian Cup to expand in 2019”. AFC Asian Cup. ngày 17 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ “Maldives to host 2014 AFC Challenge Cup”. The-AFC.com. Asian Football Confederation. ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ “UAE launches bid to stage Asian Cup in 2019”. The National. ngày 3 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ “New 60,000 stadium to be built in Dubai Sports City as part of 2019 Asian Cup bid”. Arabian Industry.com. ngày 11 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  10. ^ “Decision on next Asian Cup hosts unlikely before mid-2015”. Yahoo! Eurosport UK. ngày 29 tháng 11 năm 2014.
  11. ^ “Iran will be bid hosting 2019 Asian Cup”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  12. ^ “Asian Cup: Australia backed as future World Cup host by AFC general secretary”. abc.net.au. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  13. ^ “Iran Names Six Host Cities for 2019 AFC Asian Cup”. Truy cập 12 tháng 1 năm 2018.
  14. ^ “UAE launches bid to stage Asian Cup in 2019”. The National. ngày 3 tháng 2 năm 2013.
  15. ^ “UAE applies to host the 2019 Asian Cup finals”. Gulf News. ngày 3 tháng 2 năm 2013.
  16. ^ “UAE submit bid to host 2019 AFC Asian Cup”. Asian Football Confederation. ngày 29 tháng 5 năm 2014.
  17. ^ Prashant, N.D. (ngày 10 tháng 3 năm 2014). “UAE bids to hold 2019 AFC Asian Cup”. Gulf News. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  18. ^ “Kingdom bids to host Asian Cup 2019”. Arab News. ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  19. ^ Solomon, Patrick (ngày 22 tháng 1 năm 2013). “Bahrain submits initial bid to host 2019 AFC Asian Cup”. Gulf Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  20. ^ “Bahrain 'set for growth'. Gulf Daily News. ngày 3 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2013.
  21. ^ “Bahrain withdraws 2019 Asian Cup bid”. Gulf Daily News. ngày 7 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2013.
  22. ^ “Lebanon to bid for 2019 Asian Cup”. Inside World Football. ngày 24 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2013.
  23. ^ “Malaysia latest bidder to host 2019 Asian Cup”. Al Arabiya. ngày 12 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  24. ^ “Oman bids to host 2019 Asian Cup”. Muscat Daily. ngày 4 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  25. ^ “Thailand and China in running to host AFC Asian Cup 2019”. goal.com/en-sg. ngày 7 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
  26. ^ “中国足协确认将申办2019年亚洲杯”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  27. ^ “关于承办2019年亚洲杯的意见征求函(第二次)”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  28. ^ “CFA withdraws 2019 Asian Cup bid”. Global Times. ngày 6 tháng 9 năm 2013.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]