Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần Nông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Removing selflinks
Dòng 54: Dòng 54:
Hình [[mục đồng]] cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của [[Khâm thiên giám]] về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.
Hình [[mục đồng]] cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của [[Khâm thiên giám]] về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.


Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo [[ngũ hành|hành]] của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.
Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có [http://thoitrangf5.com giày dép] chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi [http://thoitrangf5.com giày] một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo [[ngũ hành|hành]] của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.


Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.
Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.

Phiên bản lúc 17:13, ngày 15 tháng 5 năm 2012

Viêm Đế
Vua huyền thoại của Trung Hoa
Chân dung của Thần Nông.
Tam Hoàng
Trị vì2737 TCN - 2698 TCN
Tiền nhiệmPhục Hy
Nữ Oa
Kế nhiệmHoàng Đế
Thông tin chung
SinhChưa xác định
Chưa xác định
Mất2698 TCN
Trung Quốc
Tên khác
Hiệu/tên là Thạch Niên
Thần Nông
Thân phụThiếu Điển
Thân mẫuNữ Đăng hay An Đăng

Thần Nông (chữ Hán phồn thể: 神農, giản thể: 神农, bính âm: Shénnóng), còn được gọi là Viêm Đế (炎帝) hay Ngũ Cốc Tiên Đế (phồn thể: 五穀先帝, giản thể: 五谷先帝, bính âm: Wǔgǔ xiāndì), là một vị vua huyền thoại của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, một trong Tam Hoàng và được xem là một anh hùng văn hóa Trung Hoa. Theo truyền thuyết, Thần Nông sống cách đây khoảng 5.000 năm và là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc). Thần Nông cũng có thể là từ để chỉ tới các thần dân của vị vua nói trên, do cụm từ Thần Nông thị/神農氏/神农氏/Shén nóng shì với chữ thị (氏) có thể được hiểu là thị tộc, bộ lạc, dòng họ hay gia đình. Nó cũng có thể có nghĩa là họ/tên thời con gái (do đàn bà tự xưng mình cũng gọi là thị, có lẽ ẩn chứa truyền thống tiền gia tộc và chế độ phụ hệ). Trong bất kỳ trường hợp nào, Thần Nông khi được hiểu như là một nhóm sắc tộc tiền sử không nên lẫn lộn với Thần Nông khi được hiểu như là "ông tổ" truyền thống, được lấy tên theo đó của nhóm sắc tộc này. Tuy nhiên, do chữ thị (氏) cũng có thể là thuật ngữ danh giá để chỉ một người đàn ông, giống như các từ ngài/quý ông, nên sự mơ hồ là vĩnh cửu: Thần Nông thị/神農氏/神农氏/Shén nóng shì hay chỉ đơn giản là Thần Nông, được sử dụng để nói tới một cá nhân và/hoặc nói tới chức tước của cá nhân đó. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào từng ngữ cảnh.

Huyền thoại

Thần Nông cày đồng. Tranh trên tường thời nhà Hán.

Trong thần thoại Trung Quốc, Thần Nông, ngoài việc là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược[1], thì đôi khi ông cũng được coi là tổ tiên hay thủ lĩnh của Xi Vưu; và giống như ông này, Thần Nông cũng là người có đầu giống đầu bò, sừng nhọn, trán đồng, đầu sắt[2]. Một khác biệt giữa huyền thoại và khoa học được thể hiện trong thần thoại Trung Hoa: Thần Nông và Hoàng Đế được coi như là những người bạn và đồng học giả, cho dù giữa họ là khoảng thời gian trên 500 năm giữa vị Thần Nông đầu tiên và Hoàng Đế, và cùng nhau họ chia sẻ những bí quyết giả kim thuật dùng trong y dược, khả năng bất tử và chế tạo vàng[3]

Theo sự bổ sung của Tư Mã Trinh vào Sử ký[4] thì Thần Nông là bà con với Hoàng Đế và được coi là ông tổ của người Trung Quốc. Người Hán coi cả hai đều là tổ tiên chung của mình với thành ngữ "Viêm Hoàng tử tôn" (con cháu Viêm Hoàng). Ông chết do nếm phải một loại độc thảo mà không kịp lấy thuốc chữa, sau một thời gian dài từng nếm rất nhiều các loại độc thảo khác nhau. Ông được thần thánh hóa như là một trong số ba vị vua huyền thoại danh tiếng nhất, gọi chung là Tam Hoàng vì những đóng góp của mình cho loài người.

Lịch sử

Khó có thể nói Thần Nông là một nhân vật lịch sử có thật hay không. Tuy nhiên, Thần Nông, dù là một cá nhân hay một thị tộc, là rất quan trọng trong lịch sử văn hóa -- đặc biệt khi nói tới thần thoạivăn học dân gian. Trên thực tế, Thần Nông được nhắc tới rất nhiều trong văn học lịch sử.

Thần Nông trong văn học

Mặc dù Tư Mã Thiên đề cập rằng các vị vua ngay trước Hoàng Đế là từ một nhà (hay nhóm sắc tộc) Thần Nông[5] nhưng Tư Mã Trinh, người bổ sung thêm phần Tam Hoàng bản kỷ cho Sử ký, cho rằng Thần Nông là người họ Khương (姜) và liệt kê một danh sách những người kế vị ông. Trong cuốn sách cổ hơn, và ngày nay dường như được dẫn chiếu tới nhiều hơn, là Hoài Nam tử có viết: Trước khi có Thần Nông thì dân chúng mông muội, đói ăn và ốm đau bệnh tật; nhưng sau đó ông đã dạy dân chúng trồng ngũ cốc mà tự ông tìm ra, rồi việc nếm các loại cây cỏ, mà mỗi ngày có thể tới 70 loại khác nhau[6]. Thần Nông cũng được nhắc tới trong Kinh Dịch. Tại đây ông được nói tới như là người trị vì sau khi kết thúc sự trị vì của nhà Bào Hy/Phục Hy, là người phát minh ra cày bằng gỗ với lưỡi cong cũng bằng gỗ, truyền các kỹ năng canh tác cho dân chúng và lập chợ ban ngày[7]. Một dẫn chiếu khác có trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), đề cập tới một số vụ bạo loạn khi Thần Nông nổi lên và cho biết quyền lực của Thần Nông thị kéo dài tới 17 thế hệ[8]

Trong văn hóa dân gian

Ông được cho là từng nếm thử hàng trăm loại cây cỏ để kiểm tra các tính chất dược học của chúng. Đóng góp được coi là của Thần Nông là Thần Nông bản thảo kinh (phồn thể: 神農本草經, giản thể: 神农本草经, bính âm: Shénnóng běncǎo jīng) – được biên tập và chỉnh lý lần đầu tiên vào khoảng cuối thời Tây Hán, vài ngàn năm sau khi Thần Nông tồn tại – trong đó có liệt kê nhiều loại cây cỏ khác nhau, như linh chi, được Thần Nông tìm ra và đánh giá phẩm cấp, tính năng. Tác phẩm này được coi là dược điển sớm nhất của người Trung Quốc. Nó cũng bao gồm 365 vị thuốc tổng hợp từ khoáng vật, cây cối và động vật. Thần Nông được coi là đã nhận dạng hàng trăm loại dược thảo và độc thảo bằng cách tự mình nếm thử để tìm hiểu tính chất của chúng, là cốt yếu đối với sự phát triển của y học cổ truyền Trung Hoa. Truyền thuyết cũng kể rằng ban đầu Thần Nông có thân hình trong suốt và vì thế ông có thể nhìn thấy các tác động của các loại cây cỏ khác nhau lên cơ thể mình. Trà, được coi là thuốc giải đối với các tác động gây ngộ độc của khoảng 70 loại cây cỏ, cũng được coi là phát hiện của ông. Phát hiện này được coi là vào năm 2737 TCN, mà theo đó Thần Nông lần đầu tiên nếm thử trà từ những chiếc lá chè trên cành trà bị cháy, được gió nóng của đám cháy đưa tới và rơi vào vạc nước sôi của ông[9]. Thần Nông được tôn kính như là ông tổ của y học Trung Hoa. Ông cũng được coi là người đã đề ra kỹ thuật châm cứu.

Người ta cũng cho rằng Thần Nông đóng một vai trò trong việc tạo ra cổ cầm, cùng với Phục HyHoàng Đế. Một số công trình học thuật cũng đề cập rằng dòng họ đằng cha của viên tướng nổi tiếng thời nhà TốngNhạc Phi có nguồn gốc từ Thần Nông[10].

Hậu duệ

Theo phần bổ sung của Tư Mã Trinh vào Sử ký[4] thì: Viêm Đế của Thần Nông thị làm vua 120 năm, khi mất táng tại Trường Sa (nay thuộc tỉnh Hồ Nam). Kinh đô ban đầu đặt tại đất Trần, sau dời tới Khúc Phụ. Ông sinh ra Đế Đồi. Đồi sinh Đế Thừa, Thừa sinh Đế Minh, Minh sinh Đế Trực, Trực sinh Đế Ly, Ly sinh Đế Ai, Ai sanh Đế Khắc, Khắc sinh Đế Du. Tổng cộng 8 đời (từ Đế Đồi tới Đế Du), kéo dài 530 năm cho tới khi Hiên Viên thị nổi lên.

Tại một số quốc gia

Việt Nam

Lễ Thần Nông

Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt.

Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.

Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.

Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.

Nghi thức lễ tế Thần Nông thời Nguyễn

Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là tế xuân.

Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.

Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa thành Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.

Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên. Khi đám rước đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc.

Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ.

Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn.

Lễ tế Thần Nông của các dân tộc khác

Người Dao Tuyển, để cảm tạ công ơn và cầu xin cho mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc thì lễ hội ngày 6 tháng 6 âm lịch là ngày cúng Thần Nông lớn nhất trong năm. Ngoài ra họ còn thờ cúng Thần Nông vào các ngày 1 tháng 1 âm lịch và 9 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Trung Quốc

Nơi ở của Thần Nông

Tương truyền Thần Nông thị xuất phát từ Liệt Sơn, ngày nay thuộc tỉnh Hồ Bắc. Cách trung tâm địa cấp thị Tùy Châu khoảng 40 km về phía bắc có Liệt Sơn Thần Nông động tại trấn Lệ Sơn, huyện Tùy, được coi là "nơi ở của Thần Nông".

"Nơi ở của Thần Nông", tức động Thần Nông bao gồm 2 nơi (một nơi làm chỗ tàng trữ lương thực và dược vật, một nơi là chỗ cư trú). Tại đây có đình Thần Nông, tháp Thần Nông, miếu Thần Nông, phía nam núi có nhà uống trà của Thần Nông, vườn hoa Thần Nông, đình Cửu Long còn phía bắc núi có ao tắm của mẹ Thần Nông là An Đăng, vườn bách thảo. Ở vùng miền núi phía tây Hồ Bắc có vùng đất gọi là Thần Nông Giá, có lẽ có liên quan tới Thần Nông.

Thần Nông động và Thần Nông bia

Cách trung tâm địa cấp thị Tùy Châu khoảng 55 km về phía bắc là Liệt Sơn thượng, giữa động có bàn đá, ghế đá, bát đá và tháp đá, theo truyền thuyết là các vật dụng của Thần Nông. Liệt Sơn còn có giếng Thần Nông, nhà Thần Nông, quán Thần Nông, miếu Viêm Đế là các kiến trúc cổ. Phía bắc trấn Lệ Sơn còn có một tấm bia "Viêm Đế Thần Nông thị", được bảo tồn đến ngày nay.

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ Kinh Dịch phần Hệ từ, Bạch hổ thông, Thái Bình ngự lãm dẫn Chu thư, Sử ký phần bổ sung Tam Hoàng bản kỷ, Hoài Nam tử, Thế bản và v.v
  2. ^ Christie Anthony (1968). Chinese Mythology. Feltham: Hamlyn Publishing. ISBN 0600006379, tr. 90
  3. ^ Christie Anthony (1968). Chinese Mythology. Feltham: Hamlyn Publishing. ISBN 0600006379, tiêu đề các hình 116 và 117.
  4. ^ a b Tam Hoàng bản kỷ
  5. ^ Wu K. C. (1982). The Chinese Heritage. New York: Crown Publishers. ISBN 0-517-54475X, trang 53, phần đề cập tới Sử ký, chương 1.
  6. ^ Wu K. C. (1982). The Chinese Heritage. New York: Crown Publishers. ISBN 0-517-54475X, trang 45, dẫn chiếu tới Hoài Nam tử, xiuwu xun
  7. ^ Wu K. C. (1982). The Chinese Heritage. New York: Crown Publishers. ISBN 0-517-54475X, phần dẫn chiếu tới Kinh Dịch, xici, II, chương 2.
  8. ^ Wu K. C. (1982). The Chinese Heritage. New York: Crown Publishers. ISBN 0-517-54475X, trang 54, lisulan, 4, yongmin.
  9. ^ Jane Reynolds, Phil Gates, Gaden Robinson (1994). 365 Days of Nature and Discovery. New York: Harry N. Adams. tr. 44. ISBN 0810938766.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Kaplan Edward Harold (1970). Yueh Fei and the founding of the Southern Sung (PhD Thesis) |format= cần |url= (trợ giúp). Đại học Iowa. OCLC 63868015.
Tiền nhiệm:
Nữ Oa
Tam Hoàng
2737 TCN - 2698 TCN
Kế nhiệm:
Hoàng Đế

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt