Đậu phụ thối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đậu hũ thối)
Đậu phụ thối
Đậu phụ thối rán vàng ăn với rau cải muối
Tiếng Trung臭豆腐
Nghĩa đenđậu phụ bốc mùi

Đậu phụ thối (臭豆腐 xú đậu phụ) là một loại đậu phụ lên men khá nặng mùi. Đây là một món ăn nhẹ, bình dân, thường được bày bán ở các chợ đêm hoặc lề đường hơn là trong các nhà hàng.

Đậu phụ thối có mùi thum thủm giống với mùi bít tất thối hoặc phân bón mục rữa. Có người so sánh vị của nó với pho mát xanh[1] trong khi người khác thì nghĩ nó giống thịt thối rữa. Với những người sành ăn thì đậu phụ thối càng nặng mùi thì càng ngon.[2]

Chế biến[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu phụ thối Mala.

Đậu phụ thối có thể dùng để ăn sống, hoặc hấp, hầm, hoặc thông dụng nhất là rán và ăn kèm với tương ớt. Màu sắc của đậu phụ thối cũng khá đa dạng, ở Triết Giang, đậu hũ thối được chiên vàng còn ở Hồ Nam, đậu hũ thối có màu đen.[2][3]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền vào đời Khang Hy nhà Thanh có một người tên Vương Trí Hòa đã phát minh ra đậu phụ thối. Có nhiều dị bản về nguồn gốc món ăn này.

Đậu phụ thối mềm[sửa | sửa mã nguồn]

Do thi trượt khoa cử và không còn lộ phí về nhà, chàng thư sinh nghèo Vương Trí Hòa phải ở lại kinh thành bán đậu phụ kiếm sống qua ngày. Một ngày kia, đậu phụ bị ế nhiều, anh đành phải dùng dao xắt nhỏ đậu phụ và cho vào một cái chum ướp muối. Vài ngày sau, khi mở chum ra, anh nhận thấy đậu phụ đã hơi chuyển sang màu lục và có mùi rất hắc. Anh nếm thử thứ "đậu phụ thối xanh" đó và thấy nó ngon kinh ngạc. Anh mạnh dạn mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán. Kể từ đó đậu hũ thối được lan truyền rộng rãi.

Đậu phụ thối rán[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Khang Hy, Vương Trí Hòa là một người bán đậu phụ kiêm chăn lợn. Một ngày nọ, anh ta cho đậu phụ rán vào chum. Sau khi đã cho đủ gia vị vào chum, anh bị những con lợn làm sao nhãng và quên đậy nắp, do đó vôi trắng ở trên tường đã rơi vào trong chum. Một lúc sau, khi anh ta đã xử lý xong lũ lợn thì đậu phụ rán đã chuyển hết thành đậu phụ thối rán.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lennox, Craig (ngày 28 tháng 1 năm 2010). “Chou doufu: the origins of stinky tofu”. Global Times. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Dạy Nấu Ăn”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ Xiaomi, Tan (ngày 2 tháng 6 năm 2006). “Stand back! Stinky tofu chain stores arrive in Shenzhen”. Shenzhen Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.