Wikipedia:Quy định bán khóa vô hạn bài viết bị phá hoại

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do NguoiDungKhongDinhDanh (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 14:50, ngày 13 tháng 9 năm 2021 (→‎Danh sách bài bị khoá từ 10 lần trở lên). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã thông qua quy định bán khóa vô hạn bài viết bị phá hoại ở biểu quyết bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng vào tháng 8/2021. Quy định này có mục đích giúp các quản trị viên Wikipedia đối phó với việc tuần tra các bài viết bị phá hoại dai dẳng. Các bài viết nếu có một trong các dấu hiệu: bị phá hoại bởi các con rối, bị tranh chấp giữa các bên dẫn tới việc sử dụng rối, hoặc là đối tượng liên tục bị spam, quảng cáo, và chèn liên kết ngoài đều có thể được các quản trị viên cân nhắc bán khóa vô hạn.

Hình thức bán khóa bài viết vô hạn

Một quản trị viên (bảo quản viên/điều phối viên) có thể bán khóa bài viết vô hạn do bị phá hoại dai dẳng bằng 2 hình thức:

  • Dựa vào các tiêu chí bán khóa của quy định này
  • Tự quyết định và phải tự chịu trách nhiệm

Các tiêu chí bán khóa vô hạn bài viết

Một bài viết được bán khóa vô hạn vì phá hoại dai dẳng nếu đáp ứng tất cả tiêu chí sau:

  • Tiêu chí 1. Bài viết không phải là bài dạng sơ khai.
  • Tiêu chí 2. Bài viết có dung lượng ít nhất 20.000 byte.
  • Tiêu chí 3. Bài viết đã được viết ít nhất 1,5 năm.
  • Tiêu chí 4. Bài viết bị khóa ít nhất 10 lần. Số lần khóa bài được tính chung cho số lần của tất cả các hình thức khóa bài.
  • Tiêu chí 5. Bài viết có các con rối bị cấm (đặc biệt là con rối bị cấm chỉ) phá hoại ít nhất 5 lần. Tiêu chí 5 có thể được thay thế bằng tiêu chí 6 khi xem xét các bài viết bị spam quảng cáo.
  • Tiêu chí 6. Tiêu chí số lần bài bị spam, chèn nội dung và liên kết quảng cáo/khuyến mãi ít nhất 10 lần. Tiêu chí 6 có thể được thay thế bằng tiêu chí 5 khi xem xét các bài viết bị rối phá hoại.

Quản trị viên tự quyết định và tự chịu trách nhiệm

Trong trường hợp bài viết chưa thỏa hết các tiêu chí bán khóa nhưng nếu thấy cần thiết, một quản trị viên cũng có thể dùng kinh nghiệm và khả năng phán đoán của mình để tự quyết định xem có cần bán khóa bài vô hạn hay không. Khi đó, quản trị viên phải chịu toàn bộ trách nhiệm với quyết định của mình. Đây là quy định độc lập với các tiêu chí để bán khóa vô hạn bài viết ở trên.

Quy trình thực hiện bán khóa/mở khóa bài bị bán khóa vô hạn

Một quản trị viên có quyền độc lập khóa bài/mở khóa bài bị bán khóa vô hạn dựa theo các tiêu chí của quy định này. Nếu quản trị viên tự quyết định mà không thông qua cộng đồng và không dựa theo các tiêu chí bán khóa vô hạn thì phải tự chịu trách nhiệm.

Bài bị bán khóa vô hạn vì lý do phá hoại dai dẳng có thể được mở khóa nếu đạt được đồng thuận ở không gian thảo luận của bài hoặc bất kỳ đâu. Tuy nhiên, nếu bài có các dấu hiệu bị phá hoại thì quản trị viên có thể căn cứ vào quy định này hoặc tự chịu trách nhiệm để bán khóa vô hạn trở lại.

Các quy định liên quan

Các quản trị viên cần cân nhắc xem xét Wikipedia:Quy định khóa trangWikipedia:Quy định chống rối để đưa ra quyết định. Nếu chưa rõ cách giải quyết thì nên tham vấn ý kiến của các quản trị viên khác ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên hoặc từ cộng đồng ở Wikipedia:Thảo luận để có cách giải quyết phù hợp nhất.

Danh sách bài bị khoá từ 10 lần trở lên

Tự động cập nhật: tình trạng, thời hạn, sửa đổi cuối. Cập nhật tay: số lần khoá. Truy vấn SQL: quarry:query/57690.
Lưu ý: Trang này đã đạt đến giới hạn gọi hàm cú pháp. Xem từng đoạn danh sách đơn lẻ ở 1, 23.

Bản mẫu:Tình trạng khoá/Đầu Bản mẫu:Tình trạng khoá/1 Bản mẫu:Tình trạng khoá/2 Bản mẫu:Tình trạng khoá/3 Bản mẫu:Tình trạng khoá/Cuối

Xem thêm