Đền An Sinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đền An Sinh
Di tích quốc gia đặc biệt
Thờ phụng
Vua nhà Trần
Thông tin đền
Thờhoàng thất
Địa chỉViệt Nam xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhViệt Nam
Lễ hội20 tháng 8 âm lịch
Di tích quốc gia đặc biệt
Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều
Phân loạiDi tích lịch sử – văn hóa
Ngày công nhận09 tháng 12 năm 2013
Một phần củaKhu di tích nhà Trần tại Đông Triều
Quyết định2383/QĐ-TTg[1]

Đền An Sinh là một trong những di tích quan trọng thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, nơi thờ tự và tế lễ của các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, , Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Khu di tích Đền An Sinh ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Từ quốc lộ 18A đến trung tâm phường Đông Triều, rẽ trái (nếu đi từ Hà Nội) khoảng 5 km là vào tới đền. Khu di tích bao gồm một ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần, nằm rải rác trong một khuôn viên khá rộng lớn có bán kính 20 km để thờ "Bát vị Hoàng Đế" thời Trần. Di tích được xây dựng thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Qua thời gian, di tích đã xuống cấp và đã được trùng tu, phục dựng. Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đầu tư 4 tỷ đồng phục dựng và hoàn thành năm 2000

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Khu lăng mộ An Sinh thờ các vị vua Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Giản Định Đế Trong bán kính 4km là rải rác các lăng mộ, tồn tại 175 năm cùng 8 đời vua Trần

Khu vực đền có diện tích khá rộng, khoảng 80.000 m². Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Quanh đền có 14 cây đại thụ, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có tám cây vạn tuế biểu hiện cho tám vị vua được thờ ở đây.

Khuôn viên đền, thời gian từ năm 1959 đến 1975 là trường đào tạo cán bộ miền nam ở miền bắc Việt Nam. Trong khuôn viên đền có một tấm bia bằng đá granit được các cựu học sinh miền nam mang ra từ Bình Định.

Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 20 tháng 8 (âm lịch) hàng năm, đền An Sinh long trọng mở hội An Sinh. Nghi lễ có phần lễ tế dâng hương tại đền của dòng họ Trần. Phần hội sẽ có các hoạt động thể dục thể thao và các trò chơi dân gian: trò chơi chọi gà, bóng chuyền, đánh đu vào ban ngày và thi văn nghệ vào buổi tối...

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định 2383/QĐ-TTg năm 2013 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”. Thư viện pháp luật.

Có thể tham khảo ở một số trang web khác

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]