Akseli Gallen-Kallela

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Akseli Gallen-Kallela
Gallen-Kallela tại thôn Kirppuvuori, huyện Suolahti (1906)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Axel Waldemar Gallén
Ngày sinh
(1865-04-26)26 tháng 4 năm 1865
Nơi sinh
Pori, Phần Lan
Mất
Ngày mất
7 tháng 3 năm 1931(1931-03-07) (65 tuổi)
Nơi mất
Stockholm, Thụy Điển
Nguyên nhân
viêm phổi
An nghỉNghĩa trang Hietaniemi
Giới tínhnam
Quốc tịch Phần Lan
Nghề nghiệphọa sĩ, thợ in bản khắc, họa sĩ minh họa, kiến trúc sư, nhà thiết kế, nghệ sĩ đồ họa
Thầy giáoFernand Cormon
Lĩnh vựchội họa
Sự nghiệp hội họa
Trào lưuDân tộc lãng mạn, Hiện thực, Tượng trưng, Chủ nghĩa Karelia

Akseli Gallen-Kallela (phát âm tiếng Phần Lan: [ˈɑkseli ˈɡɑlːeːn ˈkɑlːelɑ][a]), tên khai sinh là Axel Waldemar Gallén (26 tháng 4 năm 18657 tháng 3 năm 1931), là một họa sĩ người Phần Lan. Ông được biết đến với các tác phẩm tranh minh họa cho hợp tuyển sử thi Kalevala. Ông khởi đầu sự nghiệp hội họa của mình bằng các tác phẩm tranh hiện thực dân gian, rồi chuyển sang chủ đề KalevalaKarelia theo trào lưu dân tộc lãng mạn. Vào thập niên 1890, ông sán tác một số họa phẩm nổi bật theo cả hai trường phái tượng trưnghiện thực. Cuối thập niên 1900, các tác phẩm của ông dần mang đặc điểm của trào lưu biểu hiện, đặc biệt là các tác phẩm do ông thực hiện trong chuyến thăm châu Phi.

Một số tác phẩm tranh nổi tiếng của Gallen-Kallela bao gồm Đúc Sampo (1893), Symposion (1894), Ad Astra (1894), Bảo vệ Sampo (1896), Mẹ của ông Lemminkäinen (1897) và Lời nguyền của ông Kullervo (1899).

Ông đổi họ của mình thành Gallen-Kallela vào năm 1907.[1]

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Akseli Gallen-Kallela được sinh ra tại thành phố Pori, Phần Lan trong một gia đình có cha mẹ là người nói tiếng Thụy Điển. Cha ông là Peter Gallén là một viên cảnh sát trưởng kiêm luật gia.[2] Tuy được sinh ra tại Pori, ông lại dành nhiều thời gian sinh sống với gia đình tại huyện Tyrvää.[3] Năm 11 tuổi, ông buộc phải lên thành phố Helsinki để học trường trung học vì cha ông không đồng tình với ước mơ của ông là trở thành một họa sĩ. Sau cái chết của cha mình vào năm 1879, ông bắt đầu theo học môn vẽ tại Hội Mỹ thuật Phần Lan (từ năm 1881 đến năm 1884) cũng như với thầy của mình là Adolf von Becker tại một trường vẽ tư thục.[1]

Sống tại Paris[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tự họa tại giá vẽ, 1885

Năm 1884, ông chuyển về sống tại thành phố Paris để học trường mỹ thuật Académie Julian. Tại đây, ông kết giao với Albert Edelfelt – một họa sĩ người Phần Lan, họa sĩ người Na-uy Carl Dørnberger và nhà văn người Thụy Điển August Strindberg.[1] Trong thời gian sống tại Paris, ông cũng có vài lần về thăm Phần Lan và rồi lại quay trở lại Paris.[1]

Mary Slöör[sửa | sửa mã nguồn]

Rắc rối (Symposium), bức tranh khắc họa ông cùng Oskar Merikanto, Robert KajanusJean Sibelius, 1894 (fi)
Bức bích họa Tự họa, 1894

Ông Gallen-Kallela lấy bà Mary Slöör làm vợ vào năm 1890. Họ có với nhau ba người con, trong đó có hai người con gái là Impi Marjatta, Kirsti và một người con trai là Jorma. Khi đang hưởng tuần trăng mật tại vùng Đông Karelia (Nga), họa sĩ Gallen-Kallela bắt đầu thu thập các chất liệu để phục vụ cho dự án tranh minh họa hợp tuyển sử thi Kalevala. Thời kỳ này các tác phẩm của ông thiên về chủ nghĩa lãng mạn, bao gồm các tác phẩm minh họa sử thi Kalevala (chẳng hạn như bức Truyền thuyết về Aino) và một số bức họa phong cảnh. Tuy vậy từ năm 1894, các tác phảm của ông chịu ảnh hưởng đáng kể bởi chủ nghĩa tượng trưng.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ phát âm gần giống Ắc-xê-li Ga-lên Ca-lê-la
  1. ^ Cô gái làm mẫu cho Gallen-Kallela vẽ trong bức tranh là bà Maria Raunio, sau này bà trở thành một nghị sĩ Quốc hội Phần Lan.[4]
  2. ^ Khung tranh do họa sĩ Elin Danielson-Gambogi sáng tác.[6]
  3. ^ Họa sĩ Gallen-Kallela được truyền cảm hứng bởi bản giao hưởng thơ En saga (Một câu truyện cổ tích) của nhà soạn nhạc Sibelius. Người ở bên phải là ông Sibelius, phía trên bên trái là hình tượng được gợi lên trong đầu của ông Gallen-Kallela và phần trống ở phía dưới bên trái được để dành để viết ghi chú cho giai điệu bài thơ, nhưng Sibelius không muốn viết thêm vào phần trống này.[9][10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Reitala 1997.
  2. ^ Martin & Pusa 1985, tr. 5.
  3. ^ Musée d'Orsay 2012.
  4. ^ Pohjolainen 2016.
  5. ^ Hämäläinen 2018.
  6. ^ Okkonen 1916, tr. 248–261.
  7. ^ Sipilä 2019.
  8. ^ Leppänen 2020.
  9. ^ Ainola.
  10. ^ von Donsdorff 2017.

Bản mẫu:Akseli Gallen-Kallela