Bảo Lâm, Cao Bằng

Bảo Lâm
Huyện
Huyện Bảo Lâm
Một con đường nông thôn ở xã Lý Bôn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhCao Bằng
Huyện lỵThị trấn Pác Miầu
Trụ sở UBNDTổ dân phố 4, thị trấn Pác Miầu
Phân chia hành chính1 thị trấn, 12 xã
Thành lập25/9/2000[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVũ Ngọc Lưu
Chủ tịch HĐNDMa Thế Tuyết
Bí thư Huyện ủyMa Thế Tuyết
Địa lý
Tọa độ: 22°50′03″B 105°29′38″Đ / 22,834052°B 105,493995°Đ / 22.834052; 105.493995
MapBản đồ huyện Bảo Lâm
Bảo Lâm trên bản đồ Việt Nam
Bảo Lâm
Bảo Lâm
Vị trí huyện Bảo Lâm trên bản đồ Việt Nam
Diện tích913,06 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng65.025 người[2]
Thành thị5.770 người (9%)
Nông thôn59.255 người (91%)
Mật độ71 người/km²
Dân tộcH'Mông, Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Nùng
Khác
Mã hành chính042[3]
Biển số xe11-L1
Số điện thoại0206.3.885.019
Websitebaolam.caobang.gov.vn

Bảo Lâm là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam..

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bảo Lâm nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng, nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 164 km về phía đông bắc, cách thành phố Hà Giang khoảng 81 km về phía đông bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 366 km, có vị trí địa lý:

Huyện Bảo Lâm có diện tích 913,06 km², dân số năm 2019 là 65.025 người[2], mật độ dân số đạt 71 người/km².

Đức Hạnh là xã duy nhất của huyện có đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc, là xã bị Trung Quốc tấn công trong cuộc chiến tranh năm 1979, nhưng do địa hình biên giới hiểm trở nên không bị thiệt hại lớn trong đợt tấn công này.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2000/NĐ-CP[1] về việc thành lập huyện Bảo Lâm trên cơ sở 90.249 ha diện tích tự nhiên và 44.333 nhân khẩu bao gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã : Đức Hạnh, Lý Bôn, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Nam Quang, Tân Việt, Quảng Lâm, Mông Ân, Thái Học và Yên Thổ của huyện Bảo Lạc.

Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2006/NĐ-CP[4] về việc:

  • Thành lập thị trấn Pác Miầu, thị trấn huyện lỵ huyện Bảo Lâm trên cơ sở điều chỉnh 4.036 ha diện tích tự nhiên và 2.619 nhân khẩu của xã Mông Ân
  • Thành lập xã Thạch Lâm trên cơ sở điều chỉnh 8.774 ha diện tích tự nhiên và 3.897 nhân khẩu của xã Quảng Lâm
  • Thành lập xã Nam Cao trên cơ sở điều chỉnh 7.507 ha diện tích tự nhiên và 2.587 nhân khẩu của xã Nam Quang
  • Thành lập xã Thái Sơn trên cơ sở điều chỉnh 5.548 ha diện tích tự nhiên và 2.215 nhân khẩu của xã Thái Học.

Sau khi điều chỉnh, huyện Bảo Lâm có 1 thị trấn và 13 xã.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020)[5]. Theo đó, sáp nhập xã Tân Việt vào xã Nam Quang.

Huyện Bảo Lâm có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Bảo Lâm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Pác Miầu (huyện lỵ) và 12 xã: Đức Hạnh, Lý Bôn, Mông Ân, Nam Cao, Nam Quang, Quảng Lâm, Thạch Lâm, Thái Học, Thái Sơn, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Yên Thổ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định số 52/2000/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 9 năm 2000.
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cao Bằng” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Nghị định số 125/2006/NĐ-CP Về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”. Bộ Nội vụ. 27 tháng 10 năm 2006.
  5. ^ “Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]