Hà Giang (thành phố)

Hà Giang
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Hà Giang
Logo thành phố Hà Giang
Cột mốc Km số 0 tại thành phố Hà Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhHà Giang
Trụ sở UBNDĐường Trần Hưng Đạo, phường Trần Phú
Phân chia hành chính5 phường, 3 xã
Thành lập27/9/2010
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2009
Địa lý
Tọa độ: 22°50′04″B 104°59′28″Đ / 22,83444444°B 104,9911111°Đ / 22.83444444; 104.9911111
MapBản đồ thành phố Hà Giang
Hà Giang trên bản đồ Việt Nam
Hà Giang
Hà Giang
Vị trí thành phố Hà Giang trên bản đồ Việt Nam
Diện tích133,46 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng55.559 người[1]
Thành thị42.962 người (77%)
Nông thôn12.597 người (23%)
Mật độ416 người/km²
Dân tộcKinh, Tày ...
Khác
Mã hành chính024[2]
Biển số xe23-B1
Websitethanhpho.hagiang.gov.vn

Hà Giangthành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang, Việt Nam.[3][4]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách cửa khẩu Thanh Thủy trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km, có vị trí địa lý:

Thành phố Hà Giang có diện tích 133,46 km², dân số năm 2019 là 55.559 người[1], mật độ dân số đạt 416 người/km².

Thành phố Hà Giang có 22 sắc tộc khác nhau[5] trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%.

Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (55%) trong giá trị sản lượng của thành phố Hà Giang, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2% (năm 2003 [6]). GDP đầu người là 1.400 USD.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của Hà Giang
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 30.0 39.8 35.3 38.3 40.1 38.9 40.0 39.0 38.4 38.2 33.1 30.8 40,1
Trung bình cao °C (°F) 19.5 20.7 24.2 28.1 31.3 32.2 32.4 32.6 31.7 28.7 25.1 21.6 27,3
Trung bình ngày, °C (°F) 15.5 16.9 20.3 24.0 26.7 27.6 27.6 27.4 26.3 23.7 20.1 16.7 22,7
Trung bình thấp, °C (°F) 13.2 14.6 17.7 21.0 23.3 24.4 24.6 24.3 23.1 20.7 16.9 13.8 19,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 1.5 4.9 5.4 10.0 15.2 17.3 20.1 18.1 14.3 9.8 6.5 2.0 1,5
Giáng thủy mm (inch) 39
(1.54)
42
(1.65)
62
(2.44)
110
(4.33)
311
(12.24)
448
(17.64)
520
(20.47)
409
(16.1)
250
(9.84)
171
(6.73)
91
(3.58)
41
(1.61)
2.492
(98,11)
độ ẩm 84.9 84.2 82.8 81.8 80.9 84.4 86.2 85.8 84.1 83.7 83.8 84.3 83,9
Số ngày giáng thủy TB 12.1 10.6 12.3 15.4 18.4 21.0 24.2 21.7 15.9 14.1 10.0 8.4 184,2
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 56 54 70 109 157 132 157 174 163 130 109 94 1.406
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[7]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Hà Giang có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trần Phú và 3 xã: Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1904, thành lập thị xã Hà Giang.

Ngày 22 tháng 7 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 317-CP[8] về việc giải thể xã An Cư, tái lập thị xã Hà Giang. Về mặt hành chính thị xã Hà Giang được chia thành 4 tiểu khu: Yên Biên, Minh Khai, Đoàn Kết, Việt Trung.

Năm 1975, Hà Giang được sáp nhập với tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, thị xã Hà Giang trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Hà Tuyên và đến năm 1979, tỉnh lỵ dời về thị xã Tuyên Quang(nay là thành phố Tuyên Quang) .

Ngày 9 tháng 5 năm 1981, UBND tỉnh Hà Tuyên ban hành Quyết định 213/QĐ-UB[9] về việc thành lập phường Trần Phú trên cơ sở địa bàn hai tiểu khu hành chính Yên Biên và Minh Khai.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Hà Giang từ tỉnh Hà Tuyên. Khi chia ra, tỉnh Hà Giang có 10 đơn vị hành chính, thị xã Hà Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Giang.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 112-CP[10] về việc chia phường Trần Phú thành hai phường Trần Phú và Minh Khai.

Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1999/NĐ-CP[11] về việc chia xã Kim Thạch thành hai xã Kim Thạch và Kim Linh.

Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2005/NĐ-CP[12] về việc:

  • Thành lập phường Ngọc Hà trên cơ sở 120,90 ha diện tích tự nhiên và 2.399 người của xã Ngọc Đường, 117,20 ha diện tích tự nhiên và 628 người của phường Trần Phú.
  • Điều chỉnh 23 ha diện tích tự nhiên và 90 nhân khẩu của xã Ngọc Đường về phường Quang Trung quản lý.

Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2006/NĐ-CP[13] về việc:

  • Điều chỉnh 3 xã: Kim Linh, Kim Thạch, Phú Linh thuộc thị xã Hà Giang về huyện Vị Xuyên quản lý
  • Điều chỉnh một phần phường Quang Trung thuộc thị xã Hà Giang về xã Phong Quang thuộc huyện Vị Xuyên quản lý
  • Đồng thời tiếp nhận 2 xã Phương Độ và Phương Thiện chuyển từ huyện Vị Xuyên về thị xã Hà Giang quản lý.

Năm 2009, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Hà Giang là đô thị loại III thuộc tỉnh Hà Giang.

Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP[14] về việc thành lập thành phố Hà Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hà Giang.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Hà Giang”. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi Hồng ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  4. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  5. ^ “Thị xã Hà Giang tiềm năng và du lịch”. Báo Hà Giang. ngày 30 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ “Thị xã Hà Giang Trung tâm Chính trị - Kinh tế - Xã hội”. Website Hà Giang. ngày 30 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007.
  7. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ Nghị định số 317-CP năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ
  9. ^ Quyết định 213/1981/QĐ/UB của tỉnh Hà Tuyên
  10. ^ Nghị định số 112-CP năm 1994 của Chính phủ
  11. ^ Nghị định 74/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn, huyện lỵ và các xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang
  12. ^ Nghị định 104/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Hà Giang và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
  13. ^ Nghị định 64/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường của thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
  14. ^ Nghị quyết 35/2010/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang do Chính phủ ban hành

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]