Bắc Kạn (thành phố)
Bắc Kạn
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
Thành phố Bắc Kạn | |||
Biểu trưng | |||
Thành phố Bắc Kạn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Bắc Bộ | ||
Tỉnh | Bắc Kạn | ||
Trụ sở UBND | Số 168, đường Trường Chinh, tổ 5, phường Phùng Chí Kiên | ||
Phân chia hành chính | 6 phường, 2 xã | ||
Thành lập | 11/3/2015[1] | ||
Loại đô thị | Loại III | ||
Năm công nhận | 2012 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Dương Hữu Bường | ||
Bí thư Thành ủy | Cù Ngọc Cường | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 22°08′48″B 105°49′57″Đ / 22,146536°B 105,832413°Đ | |||
| |||
Diện tích | 137 km²[2] | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 45.036 người[3] | ||
Thành thị | 38.510 người | ||
Nông thôn | 6.526 người | ||
Mật độ | 329 người/km² | ||
Dân tộc | Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 058[4] | ||
Biển số xe | 97-B1-B2 | ||
Website | backancity | ||
Bắc Kạn là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thị xã Bắc Kạn được thành lập vào tháng 7 năm 1901, khi đó vừa là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Kạn, vừa là châu lỵ châu Bạch Thông. Thị xã trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn. Các cơ quan đầu não bộ máy cai trị của chính quyền thực dân phong kiến đều đóng ở đây.
Lúc mới thành lập, thị xã chỉ có một cụm dân cư thưa thớt sống trong một dãy phố nhỏ. Một thời gian sau, theo quy định của chính quyền thực dân, phong kiến, thị xã Bắc Kạn có 3 phố chính: Định Bình, Hoài Ân và Tòng Hóa.
Đến năm 1949, thị xã được mở rộng thành 5 phố: Đội Kỳ, Đội Thân, Minh Khai, Chí Kiên, Đức Xuân, lấy theo tên các chiến sĩ cộng sản, các nhà yêu nước đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.[5]
Năm 1965, tỉnh Bắc Kạn sáp nhập với tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái.
Ngày 14 tháng 4 năm 1967, Hội đồng Chính phủ quyết định sáp nhập thị xã Bắc Kạn vào huyện Bạch Thông, thị xã trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Bạch Thông.[6]
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 262-HĐBT về việc tái lập thị xã Bắc Kạn[7]. Theo đó, tách các phố Nà Mày, Đội Thân, Đức Xuân, Đội Kỳ, Phùng Chí Kiên của thị trấn Bắc Kạn (trừ phố Minh Khai chuyển về xã Huyền Tụng); các bản Phiêng Luông, Tổng Tò, Khuổi Rờm, Nà Rào của xã Dương Quang và Bản Áng của xã Huyền Tụng để tái lập thị xã Bắc Kạn trực thuộc tỉnh Bắc Thái.
Thị xã Bắc Kạn gồm có 3 phường: Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bắc Kạn được tái lập, thị xã Bắc Kạn trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Kạn.[8]
Ngày 31 tháng 5 năm 1997, sáp nhập thị trấn Minh Khai và 4 xã: Dương Quang, Huyền Tụng, Nông Thượng, Xuất Hóa thuộc huyện Bạch Thông vào thị xã Bắc Kạn; chuyển thị trấn Minh Khai thành phường Nguyễn Thị Minh Khai.[9]
Ngày 2 tháng 8 năm 2012, thị xã Bắc Kạn được công nhận là đô thị loại III.[10]
Cuối năm 2014, thị xã Bắc Kạn có 4 phường: Đức Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu và 4 xã: Dương Quang, Huyền Tụng, Nông Thượng, Xuất Hóa.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13[1]. Theo đó, chuyển 2 xã Xuất Hóa và Huyền Tụng thành 2 phường có tên tương ứng và chuyển thị xã Bắc Kạn thành thành phố Bắc Kạn.
Thành phố Bắc Kạn có 13.688 ha diện tích tự nhiên, 56.818 nhân khẩu với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường: Đức Xuân, Huyền Tụng, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Xuất Hóa và 2 xã: Dương Quang, Nông Thượng.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phố Bắc Kạn nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 164 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
- Phía nam giáp huyện Chợ Mới
- Các phía còn lại giáp huyện Bạch Thông.
Khí hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phố Bắc Kạn nằm ở phía đông bắc Việt Nam nên khí hậu có 4 muà phân biệt rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Dữ liệu khí hậu của Bắc Kạn | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 30.8 (87.4) |
35.8 (96.4) |
36.4 (97.5) |
37.3 (99.1) |
40.5 (104.9) |
39.4 (102.9) |
37.8 (100.0) |
37.4 (99.3) |
36.7 (98.1) |
34.2 (93.6) |
32.9 (91.2) |
31.9 (89.4) |
40.5 (104.9) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 19.1 (66.4) |
19.9 (67.8) |
23.1 (73.6) |
27.3 (81.1) |
31.2 (88.2) |
32.3 (90.1) |
32.4 (90.3) |
32.4 (90.3) |
31.4 (88.5) |
28.6 (83.5) |
25.0 (77.0) |
21.6 (70.9) |
27.0 (80.6) |
Trung bình ngày °C (°F) | 14.8 (58.6) |
16.1 (61.0) |
19.3 (66.7) |
23.1 (73.6) |
26.2 (79.2) |
27.4 (81.3) |
27.5 (81.5) |
27.1 (80.8) |
25.9 (78.6) |
23.1 (73.6) |
19.3 (66.7) |
16.0 (60.8) |
22.2 (72.0) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 12.1 (53.8) |
13.7 (56.7) |
16.9 (62.4) |
20.3 (68.5) |
22.7 (72.9) |
24.1 (75.4) |
24.4 (75.9) |
24.1 (75.4) |
22.6 (72.7) |
19.8 (67.6) |
15.9 (60.6) |
12.6 (54.7) |
19.1 (66.4) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | −0.9 (30.4) |
2.4 (36.3) |
4.9 (40.8) |
10.4 (50.7) |
14.9 (58.8) |
16.5 (61.7) |
18.7 (65.7) |
19.8 (67.6) |
13.7 (56.7) |
8.5 (47.3) |
4.0 (39.2) |
−1.0 (30.2) |
−1.0 (30.2) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 22 (0.9) |
29 (1.1) |
55 (2.2) |
113 (4.4) |
184 (7.2) |
272 (10.7) |
280 (11.0) |
277 (10.9) |
149 (5.9) |
86 (3.4) |
42 (1.7) |
19 (0.7) |
1.527 (60.1) |
Số ngày giáng thủy trung bình | 9.2 | 9.8 | 13.2 | 14.2 | 15.5 | 17.4 | 19.1 | 18.9 | 13.0 | 10.1 | 7.3 | 5.9 | 153.6 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 81.7 | 81.4 | 83.0 | 83.3 | 82.1 | 84.0 | 85.7 | 86.3 | 84.3 | 82.8 | 82.1 | 81.0 | 83.1 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 68 | 54 | 61 | 95 | 167 | 157 | 174 | 175 | 181 | 154 | 127 | 115 | 1.528 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[11] |
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Thành phố Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Đức Xuân, Huyền Tụng, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Xuất Hóa và 2 xã: Dương Quang, Nông Thượng.
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Nơi đây có tuyến quốc lộ 3 chạy qua, nối liền với Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội, nhánh quốc lộ 3B nối liền với Lạng Sơn và Quốc lộ 279 nối liền với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Lạng Sơn.
Các tuyến phố chính:
[sửa | sửa mã nguồn]- Trường Chinh
- Trần Hưng Đạo
- Võ Nguyên Giáp
- Chiến Thắng Phủ Thông
- Phùng Chí Kiên
- Đức Xuân
- Đội Kỳ
- Nguyễn Thị Minh Khai
- Hùng Vương
- Thái Nguyên
- Kon Tum
- Hoàng Trường Minh
- Nguyễn Văn Tố
- Hoàng Văn Thụ
- Thanh Niên.
- Nguyễn Văn Thoát
- Dương Mạc Hiếu
- Bàn Văn Hoan
- Nông Quốc Chấn
- Tây Minh Khai
Thành phố kết nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc thành lập các phường Xuất Hóa, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn và thành lập thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”.
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.[liên kết hỏng]
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Bắc Kạn” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Thị xã Bắc Kạn xưa và nay”. Báo Bắc Kạn. 18 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2020.
- ^ Quyết định số 50-CP năm 1967
- ^ “Quyết định 262-HĐBT năm 1990 về việc thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái”.
- ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành”.
- ^ “Nghị định 56-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”.
- ^ “Quyết định 713/QĐ-BXD năm 2012 về việc công nhận thị xã Bắc Kạn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Kạn”.
- ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2018.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bắc Kạn (thành phố). |