Bước tới nội dung

Bệnh mèo cào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Cat scratch disease
Tên khácSốt mèo cào, Bệnh Teeny, nhiễm trùng lymphoceticulosis, -viêm hạch bạch huyết vùng bán cấp[1]
Một hạch bạch huyết mở rộng ở vùng nách của một người bị bệnh mèo cào, và vết thương từ một con mèo cào trên tay.
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngVết sưng tại chỗ cắn, vết xước, các hạch bạch huyết bị sưng và đau[2]
Biến chứngbệnh não, bệnh quai bị, viêm màng trong tim, viêm gan[3]
Khởi phátTrong vòng 14 ngày sau khi nhiễm[2]
Nguyên nhân'Bartonella henselae' 'từ một con mèo cắn hoặc cào[2]
Phương pháp chẩn đoánDựa trên triệu chứng và xét nghiệm máu[3]
Chẩn đoán phân biệtViêm hạch, bệnh do vi khuẩn, viêm tĩnh mạch lymphogranuloma, lymphoma, sarcoidosis[3]
Điều trịĐiều trị hỗ trợ, kháng sinh[2][3]
Tiên lượngTiên lượng tốt, hồi phục trong vòng 4 tháng[3]
Dịch tễ1 trong 10,000 người[3]

Bệnh mèo cào (Cat-scratch disease, CSD) là một bệnh truyền nhiễm lây qua vết xước hoặc vết cắn của mèo.[4] Các triệu chứng điển hình bao gồm vết sưng không đau hoặc vết rộp tại chỗ bị thương và các hạch bạch huyết đau và sưng. Mọi người có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hoặc sốt. Các triệu chứng điển hình bắt đầu trong vòng 3-14 ngày sau nhiễm bệnh.[2]

Bệnh mèo cào gây ra bởi vi khuẩn Bartonella henselae, lây qua nước bọt của mèo. Mèo non có nguy cơ lớn hơn mèo già. Thỉnh thoảng vết xước hoặc vết cắn của chó cũng có liên quan đến. Chẩn đoán dựa trên triệu chứng. Và được chẩn đoán xác định qua xét nghiệm máu.[3]

Điều trị hỗ trợ là chính. Kháng sinh đẩy nhanh tốc độ chữa lành bệnh, được khuyến cáo ở những trường hợp bệnh nặng hoặc các vấn đề về miễn dịch. Qúa trình hồi phục mất 4 tháng nhưng cũng có thể kéo dài đến một năm. Khoảng 1 trong 10.000 người bị nhiễm căn bệnh này. Và bệnh phổ biến ở đối tượng trẻ em.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các triệu chứng tương tự như CSD lần đầu tiên được mô tả bởi Henri Parinaud vào năm 1889, và hội chứng lâm sàng lần đầu tiên được mô tả vào năm 1950 bởi Robert Debré.[5][6] Năm 1983, nhuộm bạc Warthin-Starry được sử dụng để phát hiện vi khuẩn Gram âm có tên là Afipia felis vào năm 1991 sau khi chúng được nuôi cấy và phân lập thành công. Sinh vật gây bệnh CSD ban đầu được cho là loài Afipia felis, nhưng điều này đã được bác bỏ bởi các nghiên cứu miễn dịch trong thập niên 1990 cho thấy bệnh nhân bệnh mèo cào đã phát triển kháng thể cho hai sinh vật khác, B. henselae (ban đầu được gọi là Rochalimea henselae trước khi các chi BartonellaRochalimea được tổ hợp) và B. clarridgeiae, một loại vi khuẩn Gram âm có dạng que.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rapini, Ronald P.; Bolognia, Jean L.; Jorizzo, Joseph L. (2007). Dermatology: 2-Volume Set. St. Louis: Mosby. ISBN 1-4160-2999-0.[cần số trang]
  2. ^ a b c d e “Cat scratch disease”. GARD (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ a b c d e f g “Bartonellosis”. NORD. 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2018.
  4. ^ a b Klotz SA, Ianas V, Elliott SP (2011). “Cat-scratch Disease”. American Family Physician. 83 (2): 152–5. PMID 21243990.
  5. ^ Asano S (2012). “Granulomatous lymphadenitis”. Journal of Clinical and Experimental Hematopathology. 52 (1): 1–16. doi:10.3960/jslrt.52.1. PMID 22706525.
  6. ^ a b Florin TA, Zaoutis TE, Zaoutis LB (2008). “Beyond cat scratch disease: widening spectrum of Bartonella henselae infection”. Pediatrics. 121 (5): e1413–25. doi:10.1542/peds.2007-1897. PMID 18443019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]