Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Thiên nhiên/Nhân vật/Lưu trữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Michael Werikhe

Michael Sampson Werikhe  (25 tháng 5 năm 19569 tháng 8 năm 1999), còn được gọi là "The Rhino Man", là nhà bảo tồn Kenya. Ông được biết đến thông qua việc gây quỹ từ thiện ở khu vực Hồ Lớn châu Phi và ở nước ngoài. Ông bắt đầu những chuyến đi từ thiện của mình khi ông nhận ra số lượng loài tê giác đenchâu Phi đã giảm sút nghiêm trọng. Bất cứ nơi đâu ông đến, ông đều được công chúng và giới truyền thông chào đón. Điều này giúp ích cho việc gây quỹ bảo tồn tê giác và các loại động vật có vú đang bị đe dọa ở châu Phi.

Werikhe tin rằng công việc bảo tồn chỉ được thực hiện nếu cư dân địa phương tích cực tham gia. Trong thời gian thực hiện chuyến đi của mình ở Great Lakes, ông không mang theo tiền mà sống trong các bụi cây và nhờ vào sự hỗ trợ của công dân Kenya. Người dân địa phương là mối quan tâm hàng đầu của Werikhe. Ông tin rằng các cư dân có khả năng hỗ trợ tuyệt vời trong cuộc chiến chống săn trộm.

Wangari Maathai

Wangari Muta Maathai (1 tháng 4 năm 194025 tháng 9 năm 2011) là một người bảo vệ môi trường và là nhà hoạt động chính trị. Năm 1984, bà đoạt Giải thưởng Right Livelihood. Năm 1991, bà được trao Giải Môi trường Goldman. Năm 2004, bà trở thành người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận được Giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp của bà cho sự phát triển bền vững, dân chủ và hòa bình. Là người phụ nữ đầu tiên ở Đông và Trung Phi có học vị tiến sĩ, Maathai còn đồng thời là người đứng đầu Hội Chữ thập Đỏ Kenya trong thập niên 1970 của thế kỷ 20. Tiến sĩ Maathai cũng là một thành viên của Nghị viện và đã từng là trợ lý của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường trong chính phủ của tổng thống Mwai Kibaki từ giữa tháng 1 năm 2003 đến tháng 11 năm 2005. Maathai trở thành một nhân vật quan trọng tại Kenya kể từ khi lập ra Phong trào Vành đai Xanh vào năm 1977, với mục đích hoạt động bảo vệ môi trường. Tổ chức của Maathai đã trồng được 40 triệu cây trên khắp lục địa đen.

Charles Darwin

Charles Robert Darwin (12 tháng 2 năm 180919 tháng 4 năm 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Trong thời gian học ở Đại học Edinburgh, Darwin bỏ bê việc học y khoa để tìm hiểu những loài động vật biển có xương sống. Sau đó ông học ở Đại học Cambridge, ở đây người ta khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học. Trong suốt chuyến hành trình năm năm sau đó ông có những quan sát và lý thuyết ủng hộ cho ý tưởng thống nhất sinh học của Charles Lyell. Ông cũng trở thành tác giả nổi tiếng sau khi xuất bản nhật ký về chuyến hải hành. Tự vấn về sự phân bố của các loài hoang dã và các hóa thạch theo phân vùng địa lý, Darwin đã tìm hiểu về sự biến đổi hình thái của các loài và phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1838. Ông hoàn thành lý thuyết vào năm 1858, khi đó Alfred Russel Wallace gởi đến ông bài luận cũng về ý tưởng như vậy, sau đó cả hai cùng hợp tác để xuất bản lý thuyết này.

Carl Linnaeus

Carl Linnaeus (23 tháng 5 năm 170710 tháng 1 năm 1778) là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại. Ông được biết đến như là cha đẻ của hệ thống phân loại hiện đại ngày nay. Ông cũng được tôn vinh là một trong những người tiên phong của ngành sinh thái học hiện đại và được tôn vinh là "Hoàng tử của giới thực vật học".

Ở thời của mình, ông là nhà thực vật học nổi tiếng nhất, người được biết đến với những kĩ năng ngôn ngữ rất tốt. Nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng gửi cho ông một lời nhắn: "Nói với ông ta tôi không biết người đàn ông nào tuyệt vời hơn thế trên Trái Đất này". Học giả người Đức Johann Wolfgang von Goethe viết: "Trừ ShakespeareSpinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế". Tác giả người Thụy Điển August Strindberg viết: "Linnæus kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học".

Dian Fossey

Dian Fossey (16 tháng 1 năm 193227 tháng 12 năm 1985) là một nhà linh trưởng học, nhà bảo tồn động vật người Mỹ được biết đến qua việc đã thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng về loài khỉ đột núi trong thời gian từ năm 1966 cho đến lúc qua đời năm 1985. Bà đã tìm hiểu về chúng mỗi ngày trong những vùng rừng núi ở Rwanda, khởi nguồn từ sự khích lệ của nhà cổ sinh vật học Louis Leakey. Gorilla in the mist, cuốn sách được xuất bản hai năm trước khi chết của bà là một bản tường thuật về việc nghiên cứu khoa học loài khỉ đột tại Trung tâm Nghiên cứu Karisoke và phần sự nghiệp trước đó của mình. Cuốn sách đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên vào năm 1988.

Fossey được xem là một trong những nhà nghiên cứu linh trưởng lỗi lạc nhất trên thế giới, thành viên của tên gọi vẫn thường phổ biến "Trimates", nhóm các nhà khoa học nữ kiệt xuất vốn được Leakey cử đi để nghiên cứu các loài khỉ lớn không đuôi trong môi trường tự nhiên của chúng, cùng với Jane Goodall về tinh tinh thông thườngBiruté Galdikas về đười ươi.

Nikolai Ivanovich Vavilov

Nikolai Ivanovich Vavilov (25 tháng 11 năm 188726 tháng 1 năm 1943) là một nhà thực vật họcdi truyền học nổi tiếng của NgaLiên Xô, được biết đến nhiều nhất vì đã nhận dạng ra các trung tâm nguồn gốc của các loại cây trồng. Ông dành cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu và cải thiện lúa mì, ngô và các loại cây lương thực khác, góp phần vào việc cải thiện và tăng năng suất các giống cây trồng.

Trong khi phát triển học thuyết của mình về các trung tâm nguồn gốc giống cây trồng, Vavilov đã tổ chức một loạt các chuyến khảo sát nông học-thực vật học. Vavilov được coi là một trong những nhà địa lý thực vật tiên phong nhất thời kỳ đó. Để khảo sát các trung tâm nông nghiệp lớn tại Nga và ở ngoại quốc, Vavilov đã tổ chức và tham gia trong 110 cuộc sưu tập. Các chuyến khảo sát chính của ông diễn ra tại Iran, Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ, Địa Trung HảiEthiopia. Ông đã được trao huy chương vàng N.M.Przhevalskii của Hiệp hội địa lý Nga cho cuộc khảo sát tới Afghanistan năm 1924. Ông thu thập hạt giống từ mọi nơi ông đến, và tạo ra tại Leningrad bộ sưu tập lớn nhất thế giới về hạt thực vật. Ngân hàng hạt này đã được bảo vệ một cách diệu kỳ ngay cả trong thời kỳ vây hãm Leningrad kéo dài 28 tháng, mặc dù bị đói nhưng các cộng sự của Vavilov đã chịu chết đói để bảo vệ các kho hạt có thể ăn được này. Vavilov cũng đưa ra công thức cho quy luật dãy đồng đẳng trong đột biến di truyền.

Linda B. Buck

Linda B. Buck (29 tháng 1 năm 1947) là nhà sinh học người Mỹ, nổi tiếng về công trình nghiên cứu hệ khứu giác. Năm 2004 bà đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa, chung với Richard Axel, cho công trình nghiên cứu cơ quan thụ cảm khứu giác của họ.

Trong bài báo mang tính bước ngoặt của Buck và Axel được xuất bản vào năm 1991, các cơ quan thụ cảm khứu giác được dòng hóa của Buck và Axel, cho thấy rằng chúng thuộc về họ của các cơ quan thụ cảm kết nối với protein G. Bằng cách phân tích DNA của chuột, họ ước tính rằng có khoảng 1.000 gen khác nhau cho các cơ quan thụ cảm khứu giác trong bộ gen của lớp Thú.

Albert Einstein

Albert Einstein (14 tháng 3 năm 187918 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại. Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới", ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử.

Stephen Hawking

Stephen William Hawking (8 tháng 1 năm 194214 tháng 3 năm 2018) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ. Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quátcơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải nhiều thế giới về cơ học lượng tử.

Hawking đã đạt được thành công về mặt thương mại với một số công trình khoa học phổ thông, trong đó ông thảo luận về các lý thuyết của mình và vũ trụ học nói chung. Cuốn Lược sử thời gian của ông nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất theo Sunday Times với kỷ lục 237 tuần. Hawking là Thành viên Hội Vương thất, thành viên trọn đời của Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học và là người nhận Huân chương Tự do Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất ở Hoa Kỳ. Năm 2002, Hawking xếp thứ 25 trong cuộc bình chọn 100 người Anh vĩ đại nhất của BBC.

Anders Celsius

Anders Celsius (27 tháng 11 năm 170125 tháng 4 năm 1744) là một nhà thiên văn học người Thụy Điển. Ông là giáo sư thiên văn học tại Đại học Uppsala. Ông thành lập Đài quan sát thiên văn học Uppsala vào năm 1741, và năm 1742 ông đề nghị các nhiệt độ quy mô mà lấy tên của ông, Celsius. Quy mô này sau đó đảo ngược vào năm 1745 bởi Carl Linnaeus, một năm sau khi Celsius chết.

Celsius là người đầu tiên thực hiện và xuất bản các thí nghiệm nhằm định nghĩa của một quốc tế nhiệt độ quy mô trên cơ sở khoa học. Trong tờ giấy "quan sát của hai độ liên tục trên nhiệt kế" của ông, ông báo cáo thí nghiệm để kiểm tra xem các điểm đông là độc lập của vĩ độ. Ông xác định sự phụ thuộc của sôi nước với áp suất khí quyển đã được chính xác ngay cả theo tiêu chuẩn hiện đại. Ông cũng đã đưa ra một quy tắc để xác định điểm sôi nếu lệch áp suất khí quyển từ một áp lực tiêu chuẩn nhất định. Ông đề xuất quy mô nhiệt độ Celsius trong một bài báo để các Hội Khoa học Hoàng gia tại Uppsala, Thụy Điển lâu đời nhất khoa học xã hội, thành lập năm 1710. Nhiệt kế của ông đã được hiệu chỉnh với giá trị là 100° cho điểm đông của nước và 0° cho các điểm sôi. Năm 1745, một năm sau cái chết của ông, quy mô đã được đảo ngược bởi Carl Linnaeus để tạo điều kiện thực tế đo nhiều hơn. Celsius ban đầu được gọi là quy mô Celsius của mình bắt nguồn từ tiếng Latin cho "trăm bước". Trong nhiều năm nó đã được chỉ đơn giản gọi là nhiệt kế của Thụy Điển.

Alfred Russel Wallace

Alfred Russel Wallace (8 tháng 1 năm 18237 tháng 11 năm 1913) là một nhà tự nhiên học, thám hiểm, địa lý, nhân chủng học và sinh học người Anh. Ông nổi tiếng vì đã độc lập đề xuất ra thuyết tiến hóa nhờ sự chọn lọc tự nhiên và qua đó thúc đẩy Charles Darwin công bố lý thuyết của chính ông.

Wallace nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới, ban đầu ở đồng bằng sông Amazon và tiếp đến là quần đảo Mã Lai, nơi đây ông phát hiện ra đường Wallace chia quần đảo Indonesia thành hai phần khác biệt về sinh học, trong đó có nhiều loài động vật có quan hệ mật thiết với động vật ở Australia, và một số loài có nguồn gốc từ châu Á. Ông được coi là chuyên gia hàng đầu của thế kỷ 19 về sự phân bố địa lý của các loài động vật và đôi khi người ta gọi ông là "cha đẻ của địa sinh học". Wallace là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của thế kỷ 19 và đã có những đóng góp vào sự phát triển của học thuyết tiến hóa bên cạnh người đồng phát hiện ra sự chọn lọc tự nhiên. Đó là khái niệm về cảnh báo màu sắc ở động vật, và hiệu ứng Wallace, một giả thuyết về quá trình chọn lọc tự nhiên đã đóng góp như thế nào vào phát sinh loài bằng củng cố sự phát triển các rào cản chống lại lai hóa.

Galileo Galilei

Galileo Galilei (15 tháng 2 năm 15648 tháng 1 năm 1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán họctriết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Kopernik. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại". Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."

Gregor Mendel

Gregor Johann Mendel (20 tháng 7 năm 18226 tháng 1 năm 1884) là một nhà khoa học người Áo, ông được coi là "cha đẻ của di truyền hiện đại" vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của ông rất đơn giản, tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của ông. Đến tận đến thế kỷ 20 các kết luận của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời. Ngày nay người ta vẫn xem năm 1866 là mốc đánh dấu cho sự ra đời của Di truyền học và Mendel là cha đẻ của ngành này.

Isaac Newton

Isaac Newton Jr. (4 tháng 1 năm 164331 tháng 3 năm 1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần họcnhà giả kim người Anh, được nhiều người xem là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, với vai trò là nhân vật chính trong cuộc cách mạng khoa học.

Luận thuyết của ông về Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật về chuyển động, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. Ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông loại bỏ hoàn toàn thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.

Archimedes

Archimedes (287 TCN – 212 TCN) là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết đến, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Thường được xem là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại và là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại, ông đã báo trước phép vi tích phângiải tích hiện đại bằng việc áp dụng các khái niệm về vô cùng bé và phương pháp vét cạn để suy ra và chứng minh chặt chẽ một loạt các định lý hình học, bao gồm các định lý về diện tích hình tròn, diện tích bề mặtthể tích của hình cầu, cũng như diện tích dưới một đường parabol. Các thành tựu toán học khác của ông bao gồm việc suy ra một phép xấp xỉ tương đối chính xác số pi, định nghĩa một dạng đường xoáy ốc mang tên mình, và tạo ra một hệ sử dụng phép lũy thừa để biểu thị những số lớn. Ông cũng là một trong những người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán vật lý, lập nên các ngành thủy tĩnh họctĩnh học, bao gồm lời giải thích cho nguyên lý của đòn bẩy. Ông cũng được biết đến là người đã thiết kế ra nhiều loại máy móc, chẳng hạn máy bơm trục vít, ròng rọc phức hợp, và các công cụ chiến tranh để bảo vệ quê hương Syracusa.

Carl Friedrich Gauß

Carl Friedrich Gauß (30 tháng 4 năm 177723 tháng 2 năm 1855) là một nhà toán học và nhà khoa học tài năng người Đức, người đã có nhiều đóng góp lớn cho các lĩnh vực khoa học, như lý thuyết số, giải tích, hình học vi phân, trắc địa, từ học, tĩnh điện học, thiên văn họcquang học. Được mệnh danh là "hoàng tử của các nhà toán học", với ảnh hưởng sâu sắc cho sự phát triển của toán họckhoa học, Gauss được xếp ngang hàng cùng Leonhard Euler, Isaac NewtonArchimedes như là những nhà toán học vĩ đại nhất của lịch sử.

Từ lúc nhỏ tuổi, Gauss đã thể hiện mình là một thần đồng, để lại nhiều giai thoại, trong đó có nhắc đến những phát kiến đột phá về toán học ngay ở tuổi thiếu niên. Ông đã hoàn thành quyển Disquisitiones Arithmeticae, vào năm 24 tuổi. Công trình này đã tổng kết lý thuyết số và hình thành lĩnh vực nghiên cứu này như một ngành toán học mà ta thấy ngày nay.

André-Marie Ampère

André-Marie Ampère (20 tháng 1 năm 177510 tháng 6 năm 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông, Định luật Ampère. Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là Ampe.

Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1820 ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørsted rằng kim nam châm chịu tác động của dòng điện. Vào ngày 18 tháng 9 cùng năm ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo này chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng này.

Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới.

Hans Christian Ørsted

Hans Christian Ørsted (14 tháng 8 năm 17779 tháng 3 năm 1851) là một nhà vật lýnhà hóa học người Đan Mạch. Ông là người đã củng cố triết học hậu Kant và là người có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của khoa học cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20. Oersted được biết đến nhiều nhất với công lao khám phá ra mối liên hệ giữa điệntừ tính mà thường được biết đến là Điện từ. Phát kiến của Ørsted có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghiên cứu về điện động lực trong cộng đồng khoa học, có ảnh hưởng tới nhà vật lý người Pháp André-Marie Ampère trong việc nghiên cứu bằng thực nghiệm, tìm ra lực điện từ và phát biểu thành Định luật Ampère. Phát hiện của Ørsted cũng là một bước quan trọng tiến tới một khái niệm thống nhất về năng lượng và là cơ sở cho sự ra đời cho động cơ điện.

Benjamin Franklin

Benjamin Franklin (17 tháng 1 năm 1706 - 17 tháng 4 năm 1790) là một chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu. Trong lĩnh vực khoa học, ông là gương mặt tiêu biểu trong lịch sử vật lý vì những khám phá của ông và những lý thuyết về điện, ví dụ như các khám phá về hiện tượng sấm, sét. Với vài trò một chính trị gia và một nhà hoạt động xã hội, ông đã đưa ra ý tưởng về một nước Mỹ và với vai trò một nhà ngoại giao trong thời kỳ Cách mạng Mỹ, ông đã thuyết phục nước Pháp giúp đỡ để nước Mỹ có thể giành độc lập.

Franklin rất quan tâm tới khoa học và kỹ thuật, ông đã thực hiện những thí nghiệm và có nhiều phát minh nổi tiếng, đó là: bếp lò Franklin, ống thông tiểu, chân nhái, harmonica, và kính hai tròng. Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Đại học Pennsylvania và Trường Franklin và Marshall. Ông đã được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Hội Triết học Mỹ, hội học thuật đầu tiên tại Hoa Kỳ, năm 1769. Franklin nói thành thạo năm thứ tiếng. Ông được công nhận là một người đa tài.

Leonhard Euler

Leonhard Euler (15 tháng 4 năm 170718 tháng 9 năm 1783) là một nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luậnkỹ sư người Thụy Sĩ. Ông được xem là một trong những nhà toán học lừng lẫy nhất. Ông đã có những khám phá quan trọng và rất ảnh hưởng trong nhiều ngành toán học, như vi tích phânlý thuyết đồ thị, đồng thời có những đóng góp tiên phong cho một số ngành như tô pôlý thuyết số giải tích. Ông cũng giới thiệu nhiều thuật ngữ và ký hiệu toán học hiện đại, đặc biệt cho ngành giải tích toán học, nổi bật là khái niệm hàm số toán học. Ông cũng được biết đến với những nghiên cứu về cơ học, thủy động lực học, quang học, thiên văn họclý thuyết âm nhạc.

Euler là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỷ 18 và được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng được nhiều người coi là nhà toán học có năng suất nhất mọi thời đại. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển "Leonhard Euler Opera Omnia" gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang. Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Saint Petersburg, Nga, và Berlin, khi ấy là thủ đô của nước Phổ. Một nhận xét của Pierre-Simon Laplace đã thể hiện ảnh hưởng của Euler đối với toán học: "Hãy đọc Euler, đọc Euler đi, ông ấy là bậc thầy của tất cả chúng ta." Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler.

Pierre-Simon Laplace

Pierre-Simon Laplace (23 tháng 3 17495 tháng 3 1827) là một nhà toán họcnhà thiên văn học người Pháp, đã có công xây dựng nền tảng của ngành thiên văn học bằng cách tóm tắt và mở rộng các công trình nghiên cứu của những người đi trước trong cuốn sách 5 tập với tựa đề Mécanique Céleste. Cuốn sách này đã chuyển đổi các nghiên cứu về cơ học cổ điển mang tính hình học bởi Isaac Newton thành một nghiên cứu dựa trên vi tích phân, được biết đến như là cơ học.

Ông cũng là người đầu tiên đưa ra phương trình Laplace. Biến đổi Laplace xuất hiện trong tất cả các ngành toán lý — một ngành mà ông là một trong những người sáng lập. Toán tử Laplace, được sử dụng nhiều trong toán học ứng dụng, được đặt theo tên ông.

Ludwig Boltzmann

Ludwig Eduard Boltzmann (20 tháng 2 năm 18445 tháng 9 năm 1906) là một nhà vật lý nổi tiếng người Áo, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Áo, ông là người bắc cầu cho vật lý hiện đại, với những công trình đặt nền móng cho các lĩnh vực khoa học gồm cơ học thống kênhiệt động lực học thống kê. Ông là một trong những nhân vật có đóng góp lớn, bảo vệ cho thuyết nguyên tử khi mô hình nguyên tử vẫn còn đang gây ra sự tranh cãi cao. Ngoài Max Planck ra, ông cũng là người có công đầu đề xuất ý tưởng cho thuyết lượng tử.