Bước tới nội dung

Giáo dục khoa cử thời Nguyễn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giáo dục khoa cử thời Nguyễn là hệ thống đào tạo nhân tài chủ yếu phục vụ trong bộ máy hành chính của hoàng triều nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1919 khi khoa cử chấm dứt.

Trường sở

[sửa | sửa mã nguồn]
Thầy đồ dạy học tại làng quê vào thế kỷ 19
Quốc Tử Giám ở Huế

Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ NhoNho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 thì có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán trànggiám tràng hiệp lực.[1]

Trần Quý Cáp, đậu tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1904 có mở trường dạy học ở thôn Thái Lai, làng Bất Nhị, Quảng Nam, có tiếng là hay chữ nên học trò theo học đông lắm. Nhà văn Phan Khôi từng theo học Trần Quý Cáp 10 năm từ năm 9 tuổi đến 19 tuổi sau ghi lại trường học thời đó như sau:

Trường của Trần Quý Cáp hàng ngày có 150-200 học trò đến "nghe sách". Ngoài ra có những người không đến nghe giảng nhưng khi thầy ra đầu bài thì cũng làm bài nộp vào để thầy chấm, con số lên đến non 100.[3]

Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.

Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng[4] còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.

Mỗi năm vào hai ngày tết (Tết Đoan dươngTết Nguyên đán) thì học trò đem tiền vật đến biếu thầy.[3]

Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.[5]

Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi. Học trò ở huyện do quan huấn đạo hay phủ do quan giáo thụ dạy có thể lên tỉnh nhận bài của quan đốc học rồi nộp lại cho quan chấm. Đến kỳ bình văn thì lên lãnh bài và xem điểm.[6]

Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu va tư nghiệp.

Vào năm 1908 con số ước đoán là trong hai xứ BắcTrung Kỳ thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn có 15.000 trường học và khoảng 200.000 học sinh.[7]

Việc học chủ yếu là để đi thi để ra làm quan.

Sách giáo khoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Số sách dùng trong việc học hành có hai loại, sách của người Việt soạn và sách của người Tàu làm sẵn.

Sách riêng của người Việt có cuốn Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Sơ học vấn tân, và Ấu học ngũ ngôn thi.

Sác dùng chung cho các sĩ tử ở Trung Quốc lẫn Việt Nam là những cuốn Thiên tự văn, Hiếu kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, và Tam tự kinh.

Khi đã giỏi chữ Nho rồi thì mới học thêm Tứ Thư, Ngũ Kinh. Ngoài ra còn các sách chuyên đề về Bắc sử, Nam sử, cổ thi. Sách truyện thì hoàn toàn bị các nho gia cho là không đáng đọc vì không truyền đạt đạo Thánh hiền.

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tác giả trong khoảng 1937- 1945 đều ít nhiều sa vào khuynh hương suy tôn một chiều Nho giáo, ca ngợi cuộc sống vinh danh của kẻ sĩ. Nhưng Ngô Tất Tố đã đi tiên phong, có những nhận xét sâu sắc mà hàng chục năm sau các nhà nghiên cứu đều phải thừa nhận. Đây là lời nói đầu của tác giả trích trong tác phẩm Lều chõng, đăng trên báo Thời vụ số 109 ra ngày 10/3/1939:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương. Houston, TX: Xuân Thu, ?
  • Vu Tam Ich. "A Historical Survey of Educational Developments in Vietnam". Bulletin of the Bureau of School Service Vol XXXII, No 2. Lexington, KY: University of Kentucky, College of Education, 1959.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đào Duy Anh. tr 258
  2. ^ ghế để nghiên và bút son để thầy dùng chấm bài
  3. ^ a b c Thụy Khuê. Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Falls Church, VA: Tiếng Quê hương, 2012. Trang 619-621.
  4. ^ Đào Duy Anh. tr 55
  5. ^ Trường Pháp-Nam[liên kết hỏng]
  6. ^ Hà Ngại. Tiếng tiêu đồng, hồi ký một vị quan triều Nguyễn. TP HCM: Nhà xuất bản Trẻ, 2014. Tr 40.
  7. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina: An Ambiguous Colonization, 1858-1954. Berkeley, CA: University of California Press, 2009. tr 217-249