Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng là một kì thi từng được tổ chức tại Việt Nam nhằm mục đích lấy sinh viên đầu vào cho các trường đại học và cao đẳng. Kì thi này còn được gọi nôm na là kỳ thi "3 chung" (chung đợt, chung đề và dùng chung kết quả), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm, ngay sau kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng một tháng. Trong những năm tổ chức, kì thi này được diễn ra vào thượng tuần và trung tuần tháng 7 theo lịch sau:

Từ năm 2015, cùng với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng bị bãi bỏ để thay thế bằng một kỳ thi hợp nhất là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia dừng tổ chức sau năm 2019, sau đó Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức trở lại, các trường đại học có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học, hoặc xét tuyển theo kết quả những kì thi tuyển sinh mới tự tổ chức, như Đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an), hay Đánh giá tư duy (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Điều kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Thí sinh tham dự kỳ thi cần phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời hoặc bậc học tương đương.

Các khối thi và môn thi[sửa | sửa mã nguồn]

Khối năng khiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ huynhhọc sinh tại kì thi tuyển sinh Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.

Hình thức thi[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2001 trở về trước, mỗi trường tự tổ chức kì thi, dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, thí sinh đăng kí dự thi bao nhiêu trường, thì phải trải qua bấy nhiêu kì thi. Điều nay gây nên sự tốn kém rất lớn, và mất công mất việc của rất nhiều các bậc phụ huynh, cũng như không thực sự cần thiết. Từ năm 2002 trở đi, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kì thi duy nhất, sau đó kết quả được áp dụng sang các trường mà thí sinh đã đăng ký nguyện vọng [2].

Năm 2006, hình thức thi trắc nghiệm khách quan được áp dụng đầu tiên cho bốn môn Ngoại ngữ của khối D là Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng PhápTiếng Trung; đề thi gồm 70 câu trắc nghiệm. Từ năm 2007 đến 2014, hình thức thi này được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng và áp dụng cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh họcNgoại ngữ với thời gian làm bài là 90 phút, đề thi có 80 câu dành cho các môn Ngoại ngữ và 50 câu dành cho môn Vật lý, Hóa họcSinh học; bốn môn văn hóa còn lại là Toán, Văn, Lịch sửĐịa lý thi tự luận với thời gian làm bài là 180 phút.

Các khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ sơ đăng ký dự thi[sửa | sửa mã nguồn]

Để được dự thi đại học hay cao đẳng, thí sinh cần có một bộ hồ sơ đăng ký và phải nộp trước khi thi để nhập dữ liệu. Bộ hồ sơ này gồm hai lá phiếu có nội dung khai báo như nhau: phiếu số 1 nộp cho trường đăng ký thi, phiếu số 2 thí sinh giữ để làm gốc. Sau khi tiếp nhận hồ sơ và nhập dữ liệu, trường sẽ gửi giấy báo dự thi về cho thí sinh. Giấy này rất quan trọng bởi vì có nó, thí sinh mới được phép vào phòng thi.

Điểm sàn[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm sàn là mức điểm tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm sàn chính thức được áp dụng từ năm 2004. Hiểu đơn giản, đây là mức điểm tối thiểu thí sinh cần phải đạt được để có quyền xét được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, nếu không đạt đến điểm sàn, thí sinh gần như đã không trúng tuyển. Một số trường hợp, điểm sàn có thể điều chỉnh theo từng trường nếu được phép của Bộ giáo dục.

Năm Đại học Cao đẳng
Khối A Khối A1 Khối B Khối C Khối D Khối A Khối A1 Khối B Khối C Khối D
2004 14 15 15 14 11 12 12 11
2005 15 15 14 14 12 12 11 11
2006 13 14 14 13 10 11 11 10
2007 15 15 14 13 12 12 11 10
2008 13 15 14 13 10 12 11 10
2009 13 14 14 13 10 11 11 10
2010 13 14 14 13 10 11 11 10
2011 13 14 14 13 10 11 11 10
2012 13 13 14 14,5 13,5 10 10 11 11,5 10,5
2013[3] 13 13 14 14 13,5 10 10 11 11 10

Số lượng thí sinh đăng ký & dự thi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đợt Lượt thí sinh Điểm 30 (làm tròn) Điểm 30 (trần)
Đăng ký Dự thi Tỉ lệ dự thi Đăng ký (tổng) Dự thi (tổng) Tỉ lệ dự thi Dự thi ĐH Dự thi CĐ
1998 Đợt 1 - - - 1,511,813 1,107,221 73.24% 875,626 231,595 - -
Đợt 2 - - -
Đơt 3 - - -
1999 Đợt 1 - - - 1,665,053 1,235,775 74.22% 897,314 338,461 - -
Đợt 2 - - -
Đơt 3 - - -
2000 Đợt 1 - - - 2,000,790 1,531,656 76.55% 1,123,264 408,392 - -
Đợt 2 - - -
Đơt 3 - - -
2001 Đợt 1 - - - 2,288,126 1,788,714 78.17% 1,261,328 527,386 - -
Đợt 2 - - -
Đơt 3 - - -
2002 Đợt 1 609,533 433,794 71.17% 1,676,392 1,230,463 73.40% 931,904 298,559 - -
Đợt 2 600,000 - -
Đơt 3 357,000 287,393 80.50%
2003 Đợt 1 - 580,000 - 1,479,000 1,286,768 87.00% 943,407 343,361 2 -
Đợt 2 - 400,000 -
Đơt 3 - 343,361 -
2004 Đợt 1 - 500,000 - 1,480,000 1,300,943 87.90% 888,479 412,464 39 -
Đợt 2 - 500,000 -
Đơt 3 - 412,464 -
2005 Đợt 1 - 500,000 - 1,537,252 1,300,106 84.57% 935,283 364,823 99 -
Đợt 2 615,000 500,000 81.30%
Đơt 3 - 364,823 -
2006 Đợt 1 - - - 1,709,867 1,397,241 81.72% 980,192 417,049 37 13
Đợt 2 - - -
Đơt 3 - 417,049 -
2007 Đợt 1 835,267 540,000 64.65% 1,850,076 1,368,207 73.95% 1,019,126 349,081 17 3
Đợt 2 726,809 475,504 65.42%
Đơt 3 634,693 349,081 55.00%
2008 Đợt 1 916,400 618,994 67.55% 2,191,727 1,663,940 75.92% 1,247,576 416,364 43 12
Đợt 2 876,983 585,737 66.79%
Đơt 3 616,836 416,364 67.50%
2009 Đợt 1 930,255 638,192 68.60% 2,125,975 1,614,783 75.95% 1,261,941 352,842 11 6
Đợt 2 870,756 584,000 67.07%
Đơt 3 531,499 352,842 66.39%
2010 Đợt 1 861,796 653,500 75.83% 1,900,000 1,589,305 83.65% 1,237,870 351,435 1 1
Đợt 2 745,857 584,370 78.35%
Đơt 3 454,211 351,435 77.37%
2011 Đợt 1 1,084,583 680,597 62.75% 1,994,115 1,645,572 82.52% 1,333,428 312,144 1 1
Đợt 2 909,532 652,831 71.78%
Đơt 3 486,670 312,144 64.14%
2012 Đợt 1 869,233 637,980 73.40% 1,812,592 1,509,514 83.28% 1,214,514 295,000 2 1
Đợt 2 765,630 576,534 75.30%
Đơt 3 454,211 295,000 64.95%
2013 Đợt 1 843,687 629,833 74.65% 1,710,983 1,478,033 86.39% 1,242,033 236,000 15 5
Đợt 2 838,000 612,200 73.05%
Đơt 3 367,327 236,000 64.25%
2014 Đợt 1 749,730 615,358 82.08% 1,529,435 1,369,951 89.57% 1,190,546 179,405 13 5
Đợt 2 761,753 575,188 75.51%
Đơt 3 258,631 179,405 69.37%

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ FQA. “Khối A gồm môn nào? Tham khảo ngay các ngành khối A cực hot”.
  2. ^ Thông báo của Bộ GD - ĐT về công tác tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng năm 2002
  3. ^ Thông báo kết luận của Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013, ký hiệu văn bản 999/2013/TB-BGDĐT[liên kết hỏng] Bộ Giáo dục và Đào Tạo, truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013