Bước tới nội dung

Giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới
Môn thể thaoBóng chuyền
Thành lập1952
Mùa đầu tiên1952
CEOBrasil Ary Graça
Số đội24 (Chung kết)
Liên đoàn châu lụcQuốc tế (FIVB)
Đương kim vô địch Serbia (2 lần)
Nhiều danh hiệu nhất Nga (7 lần)
Trang chủFIVB Volleyball World Championships

Giải bóng chuyền nữ vô địch thế giới là một giải bóng chuyền quốc tế giữa các đội tuyển quốc gia là thành viên của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB), cơ quan quản lý bóng chuyền toàn cầu. Ban đầu, khoảng cách giữa 2 kỳ là không cố định, nhưng kể từ năm 1970, họ quyết định tổ chức định kỳ 4 năm 1 lần, nhưng sẽ chuyển sang 2 năm 1 lần bắt đầu từ giải năm 2025. Nhà vô địch gần nhất là đội tuyển Serbia, khi họ lần thứ hai bước lên ngôi vô địch năm 2022 ở Hà Lan và Ba Lan.

Thể thức hiện tại của giải đấu bao gồm vòng loại, diễn ra trong 2 năm trước đó để xác định các đội tuyển đủ điều kiện tham gia giai đoạn sau của giải đấu, thường được gọi là vòng chung kết giải vô địch thế giới. 32 đội, bao gồm đội chủ nhà thi đấu tranh ngôi vô địch ở các địa điểm khác nhau của nước chủ nhà trong thời gian khoảng 1 tháng.

Qua 19 lần (tính đến năm 2022) được tổ chức, đã có 7 quốc gia khác nhau bước lên ngôi vô địch. Nga là đội tuyển nắm giữ kỷ lục 7 lần vô địch giải đấu (5 lần với tư cách đội tuyển Liên Xô). Các quốc gia khác từng lên ngôi vô địch là Nhật Bản (3 lần), Cuba (3 lần), Serbia (2 lần), Trung Quốc (2 lần), Ý (1 lần) và Hoa Kỳ (1 lần).

Giải bóng chuyền nữ vô địch thế giới 2025 sẽ diễn ra tại Thái Lan.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

 Lịch sử của Giải vô địch thế giới bắt đầu từ khi bóng chuyền là một môn thể thao chuyên nghiệp cao cấp. Một trong những biện pháp cụ thể đầu tiên của FIVB sau khi được thành lập vào năm 1947 là việc thành lập một cuộc thi quốc tế cho các đội từ hơn một lục địa. Năm 1949, ấn bản đầu tiên của giải vô địch của nam được tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc. Vào thời điểm đó, giải đấu vẫn còn bị giới hạn ở châu Âu.

Ba năm sau, phiên bản giải đấu của nữ được giới thiệu; các sự kiện đã được đồng bộ hóa và mở rộng bao gồm các quốc gia từ châu Á, và bắt đầu được tổ chức theo các chu kỳ 4 năm. Trong các kỳ đại hội sau, có thêm sự xuất hiện của các đội tuyển đến từ Nam, TrungBắc Mỹ.

 Kể từ khi bóng chuyền được thêm vào chương trình Thế vận hội Mùa hè năm 1964, chu kỳ 4 năm đã bị đẩy sớm lên 2 năm sau Giải đấu lần thứ 4 (1960), để giải vô địch thế giới có thể tổ chức xen kẽ với Thế vận hội Mùa hè. Vào năm 1970, các đội tuyển từ châu Phi cũng tham gia vào giải đấu, và mục tiêu ban đầu của việc có thành viên đến từ tất cả các liên đoàn châu lục tham dự giải đấu đã hoàn thành.

Số lượng các đội tham gia vào giải đấu đã thay đổi đáng kể qua nhiều năm. Sau khi môn bóng chuyền trở nên phổ biến, có khoảng 20 đội tham gia đều đăn mỗi kỳ trong những năm 1970 và một phần của những năm 1980, sau đó đã được cắt giảm xuống đến 16 đội trong những năm 1990, và cuối cùng thành lập tăng lên đến 24 đội sau năm 2002. Ngày nay, giải bóng chuyền nữ vô địch thế giới là giải đấu toàn diện nhất trong các sự kiện được tổ chức bởi FIVB, và là giải đấu quan trọng thứ 2,chỉ sau Thế vận hội Mùa hè.

Cho đến năm 1974, nước chủ nhà của giải đấu tổ chức cả hai sự kiện của nam và nữ, ngoại trừ những trận đấu 1966/1967 diễn ra trong những năm khác nhau. Từ năm 1978, thói quen này chỉ thỉnh thoảng được lặp lại, ví dụ, vào năm 1998 và năm 2006, giải đấu đều được tổ chức tại Nhật Bản.

Người chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu danh hiệu vô địch bóng chuyền nữ thế giới được phân bố đều giữa châu Âu và châu Á, thì tình hình hoàn toàn khác khi các quốc gia được xem xét. Ngoại trừ chiến thắng của Ý gây bất ngờ cho nhiều người trong năm 2002 và chiến thắng của Hoa Kỳ năm 2014, những người chiến thắng duy nhất cho đến nay là Nga (5 lần Liên Xô), Nhật Bản, Trung quốc và Cuba.

Đội tuyển Liên Xô đã có khởi đầu vô cùng ấn tượng, khi họ liên tiếp vô địch 3 giải đấu đầu tiên: năm 1952, năm 1956 và năm 1960. Họ đã đi được 1 nửa chặng đường đến chức vô địch thứ 4 liên tiếp khi được chơi ở Moskva. Đội tuyển đã thất bại trước họ năm 1960 - Nhật Bản đã đánh bại họ để bước lên ngôi vô địch, và tiếp tục vô địch giải đấu tiếp theo năm 1967 khi Liên Xô không tham dự.

Hai đội tuyển đã đối mặt nhau một lần nữa vào năm 1970, và lần này Liên Xô đánh bại đối thủ để giành huy chương vàng. Trong giải đấu tiếp theo, Nhật Bản đã trả thù thành công khi đánh bại Liên Xô trong trận đấu cuối cùng. Sau đó một điều bất thường đã xảy ra: thế giới vô cùng ngạc nhiên khi một đội bóng Cuba trẻ tuổi đã đánh bại cả hai đối thủ sừng sỏ và giành danh hiệu bóng chuyền quan trọng đầu tiên cho một châu lục khác với châu Âu hoặc châu Á.

Đầu thập niên 1980 thấy sự trỗi dậy của một đội tuyển châu Á khác: dẫn đầu bởi siêu sao Lang Bình, Trung quốc ghi tên mình vào lịch sử giải bóng chuyền nữ vô địch thế giới khi 2 lần liên tiếp bước lên ngôi vô địch: năm 1982 và năm 1986. Họ cũng vào tới chung kết giải đấu năm 1990 trên sân nhà, tuy nhiên họ đã bị đánh bại bởi đội tuyển Liên Xô - trong lần cuối cùng họ tham dự giải đấu.

Với tiền đề là chức vô địch năm 1978, đội tuyển Cu Ba đã thống trị trong những năm 1990. Được dẫn đầu bởi Regla Torres, Mireya Luis và Regla Bell, đội tuyển đến từ Caribe đã vô địch giải đấu năm 1994 và năm 1998, đánh bại các đội tuyển như Nga, Trung Quốc.

Năm 2002, Trung Quốc đã thất bại trước Ý ở bán kết, sau đó Ý tiếp tục đánh bại Hoa Kỳ trong trận chung kết để lần đầu tiên bước lên ngôi vô địch.

Vào năm 2006, đội tuyển Brasil không thể khuất phục được đội tuyển Nga và đã mất huy chương vàng sau trận chung kết kéo dài 5 set.

Năm 2010, Nga một lần nữa đánh bại Brasil trong trận chung kết dài 5 set.

Vào năm 2014, Hoa Kỳ đã lọt vào vòng chung kết sau khi giành chiến thắng một cách ngoạn mục trong trận đấu với nhà vô địch Thế vận hội Mùa hè 2012 và á quân giải vô địch thế giới năm 2006 và 2010 Brasil. Mặt khác, Trung Quốc đã đạt được lọt vào trận chung kết sau khi giành chiến thắng trước chủ nhà Ý sau 4 set đấu. Trận chung kết gặp hai cựu vô địch thế giới - Lang Bình và Karch Kiraly - huấn luyện viên của mỗi đội. Động lực của Hoa Kỳ đã mang lại cho họ một chiến thắng 3-1 trước đội tuyển Trung Quốc trẻ trung, giành danh hiệu Thế giới đầu tiên cho đội tuyển nữ của Hoa Kỳ sau nhiều lần chỉ giành ngôi vị á quân ở giải vô địch thế giới, World Cup bóng chuyền và Thế vận hội Mùa hè.

Thể thức giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể thức của Giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới đã liên tục thay đổi để phù hợp với số lượng đội tham gia mỗi giải khác nhau. Quy tắc sau đây sẽ được áp dụng kể từ giải năm 2025:

  • Có 32 đội tham gia giải:
    • Đội đương kim vô địch và (các) đội chủ nhà sẽ tự động có vé đầu tiên tham dự;
    • 3 đội đứng đầu giải vô địch châu lục sẽ nhận những suất tiếp theo (không tính đội chủ nhà và đội đương kim vô địch, nếu 2 đội này nằm trong top 3 thì đội đứng thứ 4 sẽ giành suất) (15 đội);
    • Với số suất còn lại, những đội có thứ hạng cao nhất trên Bảng xếp hạng bóng chuyền FIVB tại thời điểm kết thúc mùa giải ĐTQG năm trước khi diễn ra giải VĐTG sẽ giành quyền tham dự.
  • Các đội được đăng kí 14 cầu thủ, cộng thêm 4 cầu thủ dự phòng trong trường hợp chấn thương.
  • Tại vòng chung kết, các đội được chia làm 8 bảng, thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn ra 2 đội đứng đầu giành quyền vào vòng loại trực tiếp.

Tóm tắt kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng 3 Số đội
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng 3 Tỉ số Hạng 4
1952
Chi tiết
Liên Xô Liên Xô
Liên Xô
Vòng tròn
Ba Lan

Tiệp Khắc
Vòng tròn
Bulgaria
8
1956
Chi tiết
Pháp Pháp
Liên Xô
Vòng tròn
România

Ba Lan
Vòng tròn
Tiệp Khắc
17
1960
Chi tiết
Brasil Brazil
Liên Xô
Vòng tròn
Nhật Bản

Tiệp Khắc
Vòng tròn
Ba Lan
10
1962
Chi tiết
Liên Xô Liên Xô
Nhật Bản
Vòng tròn
Liên Xô

Ba Lan
Vòng tròn
Bulgaria
14
1967
Chi tiết
Nhật Bản Nhật Bản
Nhật Bản
Vòng tròn
Hoa Kỳ

Hàn Quốc
Vòng tròn
Peru
4
1970
Chi tiết
Bulgaria Bulgaria
Liên Xô
Vòng tròn
Nhật Bản

CHDCND Triều Tiên
Vòng tròn
Hungary
16
1974
Chi tiết
México México
Nhật Bản
Vòng tròn
Liên Xô

Hàn Quốc
Vòng tròn
Đông Đức
23
1978
Chi tiết
Liên Xô Liên Xô
Cuba
3–0
Nhật Bản

Liên Xô
3–1
Hàn Quốc
23
1982
Chi tiết
Peru Peru
Trung Quốc
3–0
Peru

Hoa Kỳ
3–1
Nhật Bản
23
1986
Chi tiết
Tiệp Khắc Tiệp Khắc
Trung Quốc
3–1
Cuba

Peru
3–1
Đông Đức
16
1990
Chi tiết
Trung Quốc Trung Quốc
Liên Xô
3–1
Trung Quốc

Hoa Kỳ
3–1
Cuba
16
1994

Chi tiết

Brasil Brasil
Cuba
3–0
Brasil

Nga
3–1
Hàn Quốc
16
1998
Chi tiết
Nhật Bản Nhật Bản
Cuba
3–0
Trung Quốc

Nga
3–1
Brasil
16
2002
Chi tiết
Đức Đức
Ý
3–2
Hoa Kỳ

Nga
3–1
Trung Quốc
24
2006
Chi tiết
Nhật Bản Nhật Bản
Nga
3–2
Brasil

Serbia và Montenegro
3–0
Ý
24
2010
Chi tiết
Nhật BảnNhật Bản
Nga
3–2
Brasil

Nhật Bản
3–2
Hoa Kỳ
24
2014
Chi tiết
Ý Ý
Hoa Kỳ
3–1
Trung Quốc

Brasil
3–2
Ý
24
2018
Chi tiết
Nhật Bản Nhật Bản
Serbia
3–2
Ý

Trung Quốc
3–0
Hà Lan
24
2022
Chi tiết
Hà Lan Hà Lan
Ba Lan Ba Lan

Serbia
3–0
Brasil

Ý
3–0
Hoa Kỳ
24
2025
Chi tiết
Thái Lan Thái Lan 32

Chủ nhà 

[sửa | sửa mã nguồn]
Số lần làm chủ nhà Quốc gia (năm)
5  Nhật Bản (1967, 1998, 2006, 2010, 2018)
3  Liên Xô (1952, 1962, 1978)
2  Brasil (1960, 1994)
1  Bulgaria (1970)
 Trung Quốc (1990)
 Tiệp Khắc (1986)
 Pháp (1956)
 Đức (2002)
 Ý (2014)
 México (1974)
 Peru (1982)
 Thái Lan (2025)

Tóm tắt huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Liên Xô5218
2 Nhật Bản3317
3 Cuba3104
4 Trung Quốc2316
5 Nga2035
6 Hoa Kỳ1225
7 Ý1102
8 Serbia1001
9 Brasil0314
10 Ba Lan0123
11 Peru0112
12 România0101
13 Hàn Quốc0022
 Tiệp Khắc0022
15 CHDCND Triều Tiên0011
 Serbia và Montenegro0011
Tổng số (16 đơn vị)18181854

MVP qua các kỳ tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Volleywood. “List of MVP by edition - Women's World Championship”. Volleywood.net. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]