Bước tới nội dung

Hasekura Tsunenaga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hasekura Rokuemon Tsunenaga
(1571–1622)


Chân dung Hasekura vẽ tại Roma năm 1615, Claude Deruet vẽ
Tên:
Tên Nhật Bản: Hasekura Rokuemon Tsunenaga
(支倉六右衛門常長
(Chi Xương Lục Hữu Vệ Môn Thưởng Tràng)
Tên Cơ đốc giáo: Don Felipe Francisco Hasekura
Phiên sĩ của:
Daimyō: Date Masamune
Phiên: phiên Sendai
仙台藩 (Tiên Đài phiên)
(Đông Bắc Nhật Bản)
Ngày tháng chuyến đi của Hasekura Tsunenaga

Hasekura Rokuemon Tsunenaga (支倉六右衛門常長 Chi Xương Lục Hữu Vệ Môn Thưởng Tràng?)(1571 – 1622), theo các tài liệu châu Âu còn được đọc là Faxecura Rocuyemon phiên âm từ tiếng Nhật đương thời)[1] là một võ sĩ samurai người Nhật Bản và là phiên sỹ của Date Masamune - daimyō phiên Sendai.

Trong các năm từ 1613 tới 1620, Hasekura dẫn đầu một sứ bộ tới VaticanRoma, đi qua Tân Tây Ban Nha (cập bờ tại Acapulco rồi rời bến Veracruz) và ghé thăm nhiều địa điểm tại châu Âu. Sứ bộ này được lịch sử gọi Sứ tiết Keichō (慶長使節 Khánh Trường sứ tiết?), tiếp nối Sứ tiết Tenshō (天正使節 Thiên Chính sứ tiết?) năm 1582.[2] Trên đường về, đoàn của Hasekura đi ngược lại theo con đường qua Mexico năm 1619, dong buồm từ Acapulco tới Manila rồi thăng buồm hướng bắc về Nhật Bản vào năm 1620.[3] Ông thường được coi là sứ thần đầu tiên của Nhật Bản tới Châu Mỹ và châu Âu.[4]

Mặc dù sứ bộ của Hasekura Tsunenaga được đón tiếp thân tình tại châu Âu, chuyến đi này diễn ra vào giai đoạn Nhật Bản đang chuyển dần sang chính sách cấm đoán Công giáo. Do đó, các triều đình châu Âu như nhà vua Tây Ban Nha khước từ hiệp định thương mại mà Hasekura đề xuất. Hasekura trở về Nhật Bản năm 1620 và qua đời vì bệnh một năm sau đó, sứ bộ của ông trở về mà không đem lại mấy kết quả trong bối cảnh Nhật Bản ngày càng trở nên biệt lập.

Sứ bộ tiếp theo của Nhật Bản tới châu Âu mãi hơn 200 năm sau đó mới khởi hành. Đó chính là Sứ bộ Nhật Bản đầu tiên tới châu Âu (第1回遣欧使節 Đệ Nhất Hồi Khiển Âu sứ tiết?) vào năm 1862 sau hơn hai thế kỷ cô lập với chính sách "Sakoku".

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn thơ ấu của Hasekura Tsunenaga còn ít được biết đến. Ông là một samurai quý tộc cỡ trung tại phiên Sendai phía Bắc Nhật Bản, có cơ hội được phục vụ trực tiếp daimyō Date Masamune. Cả hai người gần ngang tuổi nhau và sử chép rằng Tsunesaga đã vài lần được giao nhiệm vụ đi sứ thay mặt Masamune.[5]

Hasekura có một phù hiệu chính thức, bao gồm một Chữ Vạn có hai mũi tên bắt chéo, tất cả nằm trong một cái khiên có vương miện bên trên với nền da cam. Phù hiệu được vẽ trong tranh của Deruet, chứng chỉ công dân thành Roma (phía trên bên trái), nhiều trang trí nổi (ở giữa), và được sử dụng làm kỳ hiệu trên tàu của ông (bên phải).

Còn có sử liệu rằng Hasekura từng làm samurai trong hai cuộc xâm lược Triều Tiên dưới trướng Taiko Toyotomi Hideyoshi vào năm 1597.[5]

Năm 1612, cha của Hasekura Tsunenaga là Hasekura Tsunenari (支倉常成 Chi Xương Thường Thành?) mắc tội tham nhũng rồi bị xử tử năm 1613. Thái ấp của Tsunenari bị tịch thu và đáng lẽ ra con trai cũng bị xử tử theo. Tuy vậy, Date lại cho Tsunenaga cơ hội vãn hồi danh dự bằng cách để ông phụ trách sứ bộ sang châu Âu. Không lâu sau đó, thái ấp của ông cũng được hoàn trả[5].

Bối cảnh: Những mối tiếp xúc ban đầu giữa Nhật Bản và Tây Ban Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Đế chế Tây Ban Nha bắt đầu hải hành xuyên Thái Bình Dương giữa Tân Tây Ban Nha (Mexico) và Philippines vào năm 1565. Những chuyến thuyền buồm Manila nổi tiếng chở bạc từ Mexico về phía Tây tới trung tâm buôn bán Manila, thuộc địa của Tây Ban Nha tại Philippines.[6] Ở đó, bạc được dùng để mua gia vị và trao đổi hàng hóa gom từ khắp Á Châu, bao gồm cả Nhật Bản (cho đến năm 1638). Đường về của những con thuyền buồm ấy lần đầu được nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Andrés de Urdaneta vẽ lại. Con thuyền ngược lên hướng Đông Bắc theo dòng hải lưu Kuroshio (còn được gọi là hải lưu Nhật Bản) tới ngoài khơi bờ biển Nhật Bản rồi băng qua Thái Bình Dương tới bờ biển Bắc Mỹ, cuối cùng cập bờ tại Acapulco.[7]

Thuyền Tây Ban Nha thường bị chìm ngoài khơi bờ biển Nhật Bản vì thời tiết xấu, cũng vì thế mà hai nước mới bắt đầu giao thiệp. Người Tây Ban Nha muốn truyền bá Công giáo vào Nhật Bản. Những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng vấp phải sự chống đối từ Bồ Đào NhaHà Lan vì không muốn Tây Ban Nha nhảy vào buôn bán với Nhật Bản. Dòng Tên vốn bắt đầu truyền đạo từ năm 1549 cũng gặp phải nhiều sự chống đối kiên quyết. Tuy vậy, một số người Nhật Bản như Christopher và Cosmas đã vượt Thái Bình Dương bằng thuyền buồm của người Hà Lan ít nhất là từ năm 1587[8][9]. Sử cũng chép Toyotomi Hideyoshi và Thống đốc Philippines cũng gửi quà cho nhau. Năm 1597, Toyotomi viết thư cảm ơn Thống đốc rằng, "tôi thấy con voi màu đen là đặc biệt khác thường nhất."[10]

Năm 1609, con thuyền Tây Ban Nha mang tên San Francisco gặp phải thời tiết xấu trên đường từ Manila về Acapulco và bị đắm dạt vào bờ biển Nhật Bản tại Chiba, gần Tokyo. Các thủy thủ được cứu sống và đón tiếp thịnh tình. Thuyền trưởng và cũng là cựu Thống đốc lâm thời Rodrigo de Vivero được tiếp kiến Shōgun đã nghỉ hưu Tokugawa Ieyasu. Rodrigo de Vivero soạn một hiệp ước ký ngày 29 tháng 11 năm 1609, trong đó người Tây Ban Nha có thể thành lập một nhà máy ở phía Đông Nhật Bản, chuyên gia khai mỏ sẽ được mời từ Tân Tây Ban Nha, thuyền Tây Ban Nha sẽ được viếng thăm Nhật Bản trong trường hợp cần thiết, và một sứ bộ Nhật Bản sẽ được gửi tới triều đình Tây Ban Nha[11].

Chuyến đi đầu tiên của người Nhật tới châu Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Con thuyền San Buena Ventura năm 1610

[sửa | sửa mã nguồn]
Con thuyền San Buena Ventura của Nhật được đóng theo mẫu chiếc Liefde (được vẽ ở đây). Đây là con thuyền William Adams ban đầu dùng để tới Nhật Bản.

Một thầy tu Dòng Phanxicô tên gọi Luis Sotelo, cải đạo tại một vùng ngày nay là Tokyo, thuyết phục cha con Tokugawa IeyasuTokugawa Hidetada cử ông làm đại diện tới Tân Tây Ban Nha (Mexico) trên một con thuyền của Tướng quân Shōgun, với mục đích thúc đẩy hiệp ước thương mại [12]. Rodrigo de Vivero đề nghị được lái con tàu này để đảm bảo cập bến Tân Tây Ban Nha an toàn, nhưng cương quyết đòi để một tu sĩ dòng Phanxicô khác là Alonso Muños làm đại diện cho Shōgun. Năm 1610, Rodrigo de Vivero, vài thủy thủ Tây Ban Nha, tu sĩ dòng Phanxicô cùng 22 đại điện phía Nhật do thương nhân Tanaka Shosuke dẫn đầu khởi hành tới Mexico trên con thuyền San Buena Ventura do nhà thám hiểm người Anh của Shōgun William Adams đóng[13].Khi đến Tân Tây Ban Nha, Alonso Muños gặp Tổng trấn Luis de Velasco. Tổng trấn đồng ý cử một nhà thám hiểm nổi tiếng Sebastian Vizcaino làm sứ thần tới Nhật Bản cùng với nhiệm vụ tìm kiếm Quần đảo Bạc ("Isla de Plata") được cho là ở phía Đông nước Nhật[14].

Vizcaino tới Nhật Bản năm 1611, và nhiều lần được tiếp kiến Shōgun (Tướng quân) cũng như các daimyō (đại danh, tức lãnh chúa một vùng). Những cuộc tiếp kiến này đều bị phá hỏng do ông không tôn trọng phong tục người Nhật, sự phản ứng ngày càng mạnh mẽ do việc người Nhật cải sang Thiên Chúa giáo cũng như những âm mưu ngáng đường Tây Ban Nha của Hà Lan. Vizcaino cuối cùng ra đi tìm kiếm Đảo Bạc nhưng gặp thời tiết xấu nên buộc phải quay về Nhật Bản cùng nhiều tổn thất nặng nề[15].

Con thuyền San Sebastian năm 1612

[sửa | sửa mã nguồn]

Không cần chờ Vizcaino, một con thuyền khác – được Mạc phủ đóng tại Izu do Đô đốc Mukai Shogen chỉ huy, và được đặt tên là San Sebastian – khởi hành tới Mexico vào ngày 9 tháng 9 năm 1612 cùng với Luis Sotelo trên tàu cũng như hai đại diện của Date Masamune, với mục đích thúc đẩy hiệp định thương mại với Tân Tây Ban Nha. Tuy vậy, con tàu bị đắm cách cảng Uraga chỉ vài dặm và chuyến đi bị hủy bỏ,

Kế hoạch đi sứ năm 1613

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản sao thuyền buồm San Juan Bautista, ở Ishinomaki, Nhật Bản

Shōgun quyết định đóng một thuyền buồm mới ở Nhật Bản để đưa Vizcaino về Tân Tây Ban Nha theo sứ đoàn Nhật Bản và Luis Sotelo[16]. Con thuyền này ban đầu được người Nhật đặt tên là ‘’Date Maru’’ nhưng sau được người Tây Ban Nha đổi thành San Juan Bautista. Việc đóng tàu mất 45 ngày với sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật của Mạc phủ (Đô đốc Hải quân Mukai Shogen, một người quen của William Adams, hai người đã cùng nhau đóng vài chiếc thuyền, đã cử người thợ mộc chính của mình[17]), 800 thợ đóng tàu, 700 thợ rèn, và 3.000 thợ mộc. Daimyō Date Masamune phiên Sendai được giao phụ trách dự án này. Ông bổ nhiệm một trong các thuộc hạ của mình là Hasekura Tsunenaga chỉ huy dẫn đầu sứ bộ.

Mục đích của sứ bộ Nhật Bản vừa là đàm phán hiệp định thương mại với triều đình Tây Ban Nha tại Madrid, vừa là tiếp kiến Giáo hoàng tại Roma. Date Masamune rất hoan nghênh Công giáo trong phiên của mình: ông mời Luis Sotelo và cho phép truyền bá Công giáo vào năm 1611. Trong bức thư gửi Giáo hoàng do Hasekura chuyển, ông viết: "Con sẽ dâng cho người mảnh đất của mình làm cơ sở truyền đạo. Hãy gửi đến cho chúng con càng nhiều tu sỹ càng tốt.[18]"

Trong ghi chép của riêng mình về chuyến hải hành, Sotelo nhấn mạnh vai trò tôn giáo của sứ bộ và khẳng định rằng mục đích chính là để truyền bá niềm tin Công giáo ở phía Bắc Nhật Bản:

Con thuyền San Juan Bautista theo nét vẽ của Deruet mô tả lại con thuyền cùng cờ hiệu của Hasekura (chữ Vạn màu đỏ trên nền da cam) trên đỉnh cột buồm (bên phải: chi tiết về con tàu).

Tôi đã được cử làm sứ thần của Idate Masamune, người nắm giữ ngai vàng của Vương quốc Oxu (奥州 Áo Châu?) (phía Đông Nhật Bản) — người dù chưa được tái sinh nhờ phép rửa tội, nhưng đã được dạy giáo lý và khao khát mong mỏi niềm tin Công giáo đến với Vương quốc của ông — cùng với một quý tộc trong triều, Philippus Franciscus Faxecura Rocuyemon, tới Thượng viện Roma và tới tiếp kiến người thời điểm ấy đang là Giám mục Tòa thánh, Giáo hoàng Phaolô V. - Luis Sotelo De Ecclesiae Iaponicae Statu Relatio, 1634.[19]


Vào thời điểm đó, sứ bộ này có lẽ là một phần kế hoạch đa dạng hóa và tăng cường mậu dịch với nước ngoài, trước khi sự tham gia của Công giáo vào cuộc nổi dậy tại Osaka châm ngòi cho những phản ứng mạnh mẽ từ phía Mạc phủ với việc cấm Công giáo từ năm 1614.

Chuyến hải hành xuyên Thái Bình Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đã đóng xong, tàu San Juan Bautista khởi hành tới Acapulco vào ngày 28 tháng 10 năm 1613 với khoảng 180 người trên tàu, bao gồm 10 võ sĩ samurai của Shōgun (do Đô đốc Hải quân Mukai Shogen Tadakatsu chỉ định, 12 samurai phiên Sendai, 120 thương nhân Nhật Bản, thủy thủ và người hầu, khoảng 40 người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bao gồm của Sebastian Vizcaino (theo lời của ông, ông chỉ được đối xử như hành khách bình thường).[20]

Tân Tây Ban Nha (Acapulco)

[sửa | sửa mã nguồn]
Cuốn "World Exploration" bản năm 1632 của Nicolas de Cardona vẽ toàn cảnh vịnh và thành phố Acapulco, đề cập tới sự hiện diện của "một con tàu từ Nhật Bản" (D), có thể là chiếc San Juan Bautista (Gonoi, p53). Cardona ở Acapulco từ cuối năm 1614 tới ngày 21 tháng 3 năm 1615. Toàn bộ chú thích bao gồm:
A. Đoàn tàu thám hiểm.
B. Lâu đài San Diego.
C. Thị trấn.
D. Một con thuyền vừa từ Nhật Bản tới.
E. Los Manzanillos.
F. El Grifo.[21]

Sau ba tháng lênh đênh trên biển, con thuyền tới mũi MendocinoCalifornia ngày nay trước tiên rồi tiếp tục đi dọc bờ biển tới Acapulco ngày 25 tháng 1 năm 1614. Sứ bộ Nhật Bản được chào đón trọng thể nhưng phải đợi ở Acapulco cho đến khi nhận được lệnh liên quan tới việc sắp xếp lịch trình tiếp theo của đoàn.

Xung đột bùng lên giữa người Nhật và người Tây Ban Nha, đặc biệt là Vizcaino, có lẽ là vì cãi vã về chuyện xử lý những món quà từ phía Nhật ra sao. Một bài báo thời ấy do nhà sử học Chimalpahin Quauhtlehuanitzin viết (một quý tộc người Aztec sinh năm 1579 tại Amecameca (tỉnh Chalco cổ), tên chính thức của ông là "Domingo Francisco de San Anton Muñon") cho thấy Vizcaino bị thương rất nặng:

Sau những xung đột này, ngày 4 và 5 tháng 3, có nhiều mệnh lệnh được ban bố để tái lập trật tự. Lệnh viết rằng:

Tân Tây Ban Nha (Mexico)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sứ bộ ở lại Acapulco hai tháng rồi được chào đón trọng thể tại thành phố Mexico vào ngày 24 tháng 3[22]. Nhiệm vụ cuối cùng của sứ bộ là khởi hành tới châu Âu. Sứ bộ lưu lại Mexico một thời gian rồi tới Veracruz để đi theo tàu Don Antonio Oquendo.

Chimalpahin ghi lại một số chi tiết về chuyến đi của Hasekura.

Hasekura được sắp xếp ở tại một ngôi nhà cạnh Nhà thờ San Francisco và tiếp kiến Tổng trấn. Ông giải thích với Tổng trấn rằng mình cũng có kế hoạch diện kiến nhà vua Tây Ban Nha Felipe III vì hòa bình và muốn người Nhật được tới Mexico buôn bán. Ngày 9 tháng 4 năm 20 người Nhật được rửa tội, tới ngày 20 tháng 4 có thêm 20 người nữa được Tổng Giám mục Mexico Juan Pérez de la Serna rửa tội tại Nhà thờ San Francisco.[26] Tất cả 63 người trong số họ được nhận lễ kiến tín vào ngày 25 tháng 4. Hasekura đợi tới khi đến châu Âu mới rửa tội:

Lên đường tới châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chimalpahin chép rằng Hasekura Tsunenaga đã để một số đồng bào của mình ở lại trước khi tới châu Âu:

Sứ bộ khởi hành tới châu Âu trên con tàu San Jose vào ngày 10 tháng 6. Hasekura phải để lại đại bộ phận số tùy tùng, những người này phải đợi ở Acapulco cho đến khi sứ bộ quay về.

Một số người trong số họ cũng như những người từ chuyến đi trước của Tanaka Shosuke trở lại Nhật ngay trong năm đó trên con tàu San Juan Bautista:

Sứ bộ dừng để đổi thuyền tại La Habana, Cuba vào tháng 7 năm 1614. Sứ bộ lưu lại La Habana 6 ngày. Một bức tượng bằng đồng được dựng lên ở đầu vịnh La Habana vào ngày 26 tháng 4 năm 2001.[30]

Đặt chân tới châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Ban Nha

[sửa | sửa mã nguồn]
Hasekura cầu nguyện sau khi cải đạo tại Madrid năm 1615

Sứ bộ cập bến Sanlucar de Barrameda vào ngày 5 tháng 10 năm 1614.

Bức thư lịch sử của sứ thần Nhật Bản đầu tiên tới Tây Ban Nha, lưu giữ tại Tòa thị chính thành phố Sevilla

Sứ thần Nhật Bản tiếp kiến Vua Felipe III tại Madrid vào ngày 30 tháng 1 năm 1615. Hasekura dâng lên nhà vua bức thư của Date Masamune, cũng như đề nghị ký hiệp ước. Nhà vua trả lời rằng ông sẽ làm những gì có thể để xem xét những yêu cầu này.

Hasekura được rửa tội vào ngày 17 tháng 2 bởi giáo sĩ riêng của nhà vua và được đổi tên thành Felipe Francisco Hasekura. Lễ rửa tội đáng lẽ do Tổng Giám mục Toledo tiến hành, mặc dù vậy ông quá ốm không thể thực hiện được. Công tước Lerma – quan đại thần dưới triều vua Felipe III và thực chất là người đứng đầu Tây Ban Nha – là cha đỡ đầu của Hasekura.

Sứ bộ ở lại Tây Ban Nha 8 tháng trước khi lên đường tới Ý.

Bức tranh mô tả chuyến thăm vào thế kỷ 17 của Hasekura trong phiên bản tiếng Đức năm 1615 cuốn sách "Lịch sử Vương quốc Voxu" của Scipione Amati. Gia huy của Hasekura ở góc trên bên phải.

Sau khi đi dọc đất nước Tây Ban Nha, sứ bộ đi theo đường biển trên Địa Trung Hải để tới Ý trên ba thuyền chiến nhỏ. Vì thời tiết xấu, họ phải ở lại cảng Saint-Tropez, Vương quốc Pháp trong vài ngày. Ở đây họ được quý tộc địa phương đón tiếp và giành được nhiều sự chú ý của dân trong vùng.

Chuyến thăm của sứ bộ Nhật Bản được ghi lại trong biên niên sử của thành phố: "do Philip Francis Faxicura, Sứ thần của Date Masamunni, Vua của Woxu Nhật Bản".

Nhiều chi tiết về hành trình của họ đã được ghi lại:

  • "Họ không bao giờ đụng ngón tay vào thức ăn mà dùng hai thanh gỗ nhỏ giữ bằng ba ngón tay."
  • "Họ xì mũi vào giấy lụa mềm kích cỡ bằng bàn tay, không bao giờ dùng hai lần, nên họ ném xuống đất sau khi dùng, họ thích thú khi thấy mọi người xung quanh đua nhau nhặt tờ giấy ấy lên."
  • "Kiếm của họ sắc đến nỗi có thể cắt một tờ giấy mềm bằng cách đặt lên lưỡi kiếm hoặc thổi."
("Quan hệ của Mme de St Troppez", tháng 10 năm 1615, Bibliothèque Inguimbertine, Carpentras).[33]

Chuyến thăm của Hasekura Tsunenaga tới Saint-Tropez năm 1615 là sự tiếp xúc đầu tiên được ghi lại giữa hai nước Pháp và Nhật.

Thư bằng tiếng La Tinh của Date Masamune gửi Giáo hoàng, năm 1613, lưu trữ tại Vatican

Sứ bộ Nhật Bản tới Ý để có thể diện kiến Giáo hoàng Phaolô V tại Rôma vào tháng 11 năm 1615, cùng năm Galileo Galilei lần đầu phải ra trước Tòa án dị giáo vì những phát hiện đi ngược lại thuyết địa tâm. Hasekura trình lên Giáo hoàng hai bức thư mạ vàng, một viết bằng tiếng Nhật, một bằng tiếng La Tinh, trong đó đề nghị một hiệp ước thương mại giữa Nhật Bản và Mexico và gửi thêm các nhà truyền đạo tới Nhật Bản. Những bức thư này vẫn còn được lưu trữ tại Vatican cho đến ngày nay. Sau đây là đoạn trích một phần bức thư bằng tiếng Latin này (có lẽ do Luis Soleto viết cho Date Masamune):

Xin được hôn bàn chân thần thánh của Đấng Chúa tể thần thánh và vĩ đại nhất toàn cầu, Giáo hoàng Phaolo, trong sự phục tùng và tôn kính sâu sắc, con, Idate Masamune, Vua xứ Wôshû trong Đế quốc Nhật Bản, cầu xin người:

Tu sĩ dòng Phanxicô Luis Sotelo đã đến đất nước của con để truyền bá niềm tin Công giáo. Nhân dịp này, con được học lấy đức tin và tha thiết được trở thành một người Công giáo, nhưng con vẫn chưa hoàn thành được tâm nguyện đó vì một số lý do nhỏ. Tuy vậy, để khuyến khích thần dân của mình đi theo Công giáo, con mong người gửi đến các nhà truyền giáo của dòng Phanxicô. Con bảo đảm rằng người sẽ có thể xây nhà thờ và những nhà truyền giáo của người sẽ được bảo vệ. Con cũng mong người sẽ chọn và gửi tới một Giám mục. Vì thế, con đã gửi tới một samurai của mình, Hasekura Rokuemon, làm người đại diện của con để cùng vượt biển tới Rôma cùng Luis Sotelo, để chứng tỏ sự tuân phục và để hôn chân người. Thêm nữa, vì đất nước của con và Tân Tây Ban Nha là hai nước láng giềng, người có thể can thiệp để chúng con đàm phán với Vua Tây Ban Nha để có thể đưa các nhà truyền đạo vượt biển. Dịch từ bức thư bằng tiếng La Tinh của Date Masamune gửi Giáo hoàng.[34]


Giáo hoàng đồng ý gửi các nhà truyền giáo, nhưng nhường quyết định về thương mại cho Vua Tây Ban Nha.

Triều đình Rôma cũng dành cho Hasekura danh hiệu công dân danh dự thành Rôma. Văn bản chứng nhận điều này được ông mang về Nhật Bản và vẫn còn được bảo quản cho đến ngày nay tại Sendai.

Hasekura cải đạo cùng tu sĩ dòng Phanxicô tên Luis Sotelo, xung quanh là các thành viên khác trong sứ bộ, trong một bức bích họa thể hiện "vinh quang của Giáo hoàng Phaolô V". Sala Regia, Cung điện Quirinal, Rôma, 1615.

Sotelo cũng tả lại buổi diện kiến Giáo hoàng trong cuốn sách De ecclesiae Iaponicae statu relatio (được xuất bản sau khi ông mất năm 1634):

Tin đồn về âm mưu chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh những lời miêu tả chính thức về chuyến thăm thành Rôma của Hasekura, một số bức thư đương thời cũng ám chỉ rằng chuyện chính trị cũng được bàn tới, và rằng một liên minh với daimyō Date Masamune được cho là một cách để truyền bá Công giáo tới toàn Nhật Bản:

Viên sứ thần khăng khăng rằng quyền lực và sức mạnh vị chúa tể của mình vượt trội so với nhiều quốc gia châu Âu. (Thư của một người thành Rôma vô danh, ngày 10 tháng 10 năm 1615)


Linh mục dòng Phanxicô người Tây Ban Nha giải thích rằng Nhà vua của viên sứ thần [Hasekura Tsunenaga] sẽ sớm trở thành lãnh tụ tối cao của đất nước mình, và rằng, họ sẽ không chỉ cải sang Công giáo và sẽ làm theo điều Giáo hội Rôma muốn mà còn cải đạo cho toàn bộ dân chúng. Đó là lý do họ đề nghị được gửi một giáo sĩ cao cấp đi cùng đoàn truyền đạo. Vì thế, nhiều người nghi ngờ mục đích thật sự của sứ bộ này, và thắc mắc có phải họ đang tìm kiếm một số lợi ích khác hay không. (Thư của Sứ thần Venezia, ngày 7 tháng 11 năm 1615).


Chuyến thăm thứ hai tới Tây Ban Nha

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức thư Vua Tây Ban Nha gửi Date Masamune (1616). Bức thư nhờ giúp đỡ Công giáo này khá thân thiện nhưng không đề cập tới thương mại, bất chấp yêu cầu từ chính Date Masamune (bản phác thảo, lưu trữ tại kho lưu trữ thành phố Sevilla, Archivo General de Indias).

Lần thứ hai tới Tây Ban Nha, Hasekura lại được diện kiến nhà vua nhưng ông từ chối ký hiệp ước thương mại với lý do Sứ bộ Nhật Bản không giống như sứ bộ chính thức từ người nắm thực quyền tại Nhật Bản là Shōgun Tokugawa Ieyasu. Shōgun đã ra chiếu chỉ trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ra khỏi Nhật Bản vào tháng 1 năm 1614 và bắt đầu khủng bố Công giáo.

Sứ bộ rời Sevilla về Mexico tháng 6 năm 1617 sau hai năm ở châu Âu, nhưng một số người Nhật vẫn ở lại Tây Ban Nha trong một thị trấn gần Sevilla (Coria del Río). Hậu duệ của họ tới nay vẫn dùng họ Japón.

Các ấn phẩm phương Tây về sứ bộ của Hasekura

[sửa | sửa mã nguồn]

Sứ bộ Hasekura Tsunenaga là chủ đề cho rất nhiều ấn phẩm trên khắp châu Âu. Nhà văn Ý Scipione Amati đã đi cùng sứ đoàn trong hai năm 1615 và 1616 xuất bản cuốn "Lịch sử Vương quốc Voxu" tại thành Rôma năm 1615. Cuốn sách này được dịch sang tiếng Đức năm 1617. Năm 1616, chủ báo người Pháp Abraham Savgrain xuất bản một ghi chép về chuyến thăm Rôma của Hasekura: "Récit de l'entrée solemnelle et remarquable faite à Rome, par Dom Philippe Francois Faxicura" ("Ghi chép về chuyến viếng thăm ấn tượng và trang nghiêm tới Rôma của Dom Philippe Francois Faxicura").

Trở về Mexico

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên đường quay về Nhật Bản, Hasekura lưu lại Mexico 5 tháng. Con tàu San Juan Bautista đã đợi ở Acapulco từ năm 1616 sau chuyến đi thứ hai vượt Thái Bình Dương từ Nhật Bản tới Mexico. Con tàu chở nặng hạt tiêu loại tốt và đồ sơn mài từ Kyoto này do thuyền trưởng Yokozawa Shogen chỉ huy. Sau khi Vua Tây Ban Nha yêu cầu, để tránh quá nhiều bạc chảy về nước Nhật, viên Thống đốc yêu cầu tiền thu về phải được dùng để mua hàng hóa Mexico, trừ khoản 12.000 peso và 8.000 peso bạc thì được mang về cùng với Hasekura và Yokozawa.

Philippines

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 1618, chiếc San Juan Bautista cập bến Philippines. Con tàu được chính quyền Tây Ban Nha ở đây mua lại với mục đích tăng cường phòng thủ trước các cuộc tấn công từ phía Hà Lan và Anh. Giám mục Philippines cùng với người bản địa Philippines và dân tộc Tagalog ở Manila đã tả lại thỏa thuận này trong công văn gửi nhà vua Tây Ban Nha ngày 28 tháng 7 năm 1619:

Thư Hasekura gửi con trai, viết trong những ngày ông ở Philippines, Bảo tàng thành phố Sendai

Thống đốc cực kỳ thân thiện với người Nhật. Ông còn giúp đỡ bảo vệ họ. Vì họ phải mua nhiều thứ đắt tiền nên đã quyết định cho thuê con tàu của mình. Con tàu ngay lập tức được tân trang lại để chuẩn bị chiến đấu. Cuối cùng Thống đốc mua con tàu vì hóa ra nó đã được đóng rất tuyệt vời và chắc chắn cũng như số tàu sẵn có giảm mạnh. Nhờ ơn Thánh thượng, giá cả cũng hợp lý. (Công văn 243)


Trong khi ở tại Philippines cùng dân bản địa và tộc Tagalog, Hasekura đã mua rất nhiều hàng hóa cho Date Masamune và đóng thêm một con thuyền như lời ông viết trong bức thư gửi con trai. Cuối cùng ông trở về Nhật Bản vào tháng 8 năm 1620.

Trở về Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi Hasekura trở về, Nhật Bản đã thay đổi mạnh mẽ: việc loại trừ Công giáo đã được tiến hành từ năm 1614, Tokugawa Ieyasu mất năm 1616 và người con có tư tưởng bài ngoại Tokugawa Hidetada lên nối ngôi, Nhật Bản chuyển mạnh sang chính sách bế quan tỏa cảng Sakoku. Vì tin tức về những vụ hành quyết bay tới châu Âu trong thời gian phái bộ Hasekura lưu lại châu Âu, nên các vị vua châu Âu, đặc biệt là Vua Tây Ban Nha, trở nên rất miễn cưỡng khi đáp lại những lời thỉnh cầu về thương mại và truyền giáo từ Hasekura.

Tranh vẽ Giáo hoàng Phaolô V được Hasekura Tsunenaga mang về cho Date Masamune năm 1620; Bảo tàng Thành phố Sendai

Hasekura thuật lại chuyến hành trình của mình cho Date Masamune khi trở về Sendai. Sử chép rằng ông mang về một chân dung Giáo hoàng Phaolô V, một chân dung của chính ông khi đang cầu nguyện và một bộ dao găm của Indonesia và Ceylon, tất cả những vật này hiện vẫn được lưu trữ tại Bảo tàng thành phố Sendai. "Ghi chép về nhà Masamune" chép lại những lời kể của Hasekura khá cô đọng với một cái kết khó hiểu gần như giận dữ với Hasekura ("奇怪最多シ"):

Cấm đạo Công giáo tại phiên Sendai

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai ngày sau khi Hasekura trở về, đạoCông giáo bị cấm tại phiên Sendai:

Hai ngày sau khi Rokuemon trở về phiên Sendai, sắc chỉ ba điểm về Công giáo được tuyên cáo: thứ nhất, tất cả những người Công giáo đều phải từ bỏ đức tin của mình theo chiếu chỉ của Shōgun, những ai bất tuân sẽ bị lưu đày nếu là quý tộc và xử tử nếu là thường dân, nông dân hay nô bộc. Thứ hai, ban thưởng cho những ai tố giác người bí mật theo đạo Công giáo. Thứ ba, các nhà truyền đạo Công giáo phải rời khỏi Sendai hoặc từ bỏ đức tin của mình. - Thư tháng 11/1620 của Cha Angels, văn khố về Nhật Bản và Trung Quốc của dòng Tên tại Rôma, trích tác phẩm "Hasekura Tsunenaga" của Gonoi, tr. 231


Những gì Hasekura đã nói hoặc đã làm để mang tới điều này vẫn còn chưa ai biết. Những sự kiện tiếp sau đó cho thấy có vẻ như ông và gia quyến vẫn trung thành với Công giáo. Ông đã có những ghi chép đầy hứng khởi về sự vĩ đại và hùng mạnh của các quốc gia phương Tây và Công giáo. Ông có thể cũng đã ủng hộ cho một liên minh giữa Nhà thờ và Date Masamune để giành quyền kiểm soát toàn bộ nước Nhật (một ý tưởng được các thầy tu dòng Phanxicô nêu lên tại Rôma). Cuối cùng, hy vọng về thương mại với Tây Ban Nha cũng tiêu tan khi Hasekura thông báo rằng Vua Tây Ban Nha sẽ không thỏa hiệp chừng nào việc đàn áp còn diễn ra trên khắp đất nước.

Date Masamune, cho đến nay vẫn rất khoan dung với Công giáo bất chấp lệnh cấm của chính quyền Mạc phủ tại những vùng đất họ trực tiếp kiểm soát, do đó đã bất ngờ lánh xa niềm tin Tây phương. Vụ hành quyết những người Công giáo đầu tiên diễn ra sau đó 40 ngày. Các biện pháp chống đạo Date Masamune tiến hành vẫn tương đối nhẹ tay, và những người Công giáo Nhật Bản và Tây Âu cho rằng ông làm vậy chỉ để làm vừa lòng Tướng quân Shōgun:

Date Masumune, quá sợ hãi Shōgun, ra lệnh đàn áp Công giáo trong lãnh địa của mình và tạo ra vài thánh tử đạo. (Thư của 17 người Công giáo Nhật Bản tiêu biểu gửi Giáo hoàng từ Sendai, ngày 29 tháng 11 năm 1621).[37]


Một tháng sau khi Hasekura trở về, Date Masamune viết một bức thư gửi Shōgun Tokugawa Hidetada, trong đó ông cố hết sức tránh né trách nhiệm của mình đối với sứ bộ này, giải thích chi tiết vì sao nó được thành lập với sự phê chuẩn, thậm chí là giúp đỡ của chính Tướng quân Shōgun:

Tây Ban Nha đến khi ấy là cường quốc mà Nhật Bản lo ngại nhất (với một thuộc địa và quân đội ở ngay Philippines). Hasekura đã tận mắt chứng kiến sức mạnh của Tây Ban Nha và các biện pháp thực dân của họ tại Tân Tây Ban Nha (Mexico) có lẽ đã khiến Shōgun Tokugawa Hidetada quyết định cắt đứt quan hệ thương mại với Tây Ban Nha năm 1623 và quan hệ ngoại giao năm 1624, mặc dù các sự kiện khác như việc các tu sĩ Tây Ban Nha đột nhập vào Nhật Bản và một sứ bộ thất bại của Tây Ban Nha cũng có thể ảnh hưởng tới quyết định này.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Những gì xảy ra sau đó với Hasekura chưa được biết tới và có rất nhiều thuyết về những năm tháng cuối đời của ông. Các nhà bình luận Công giáo đương đại chỉ có thể dựa vào các lời đồn, một số cho rằng ông đã từ bỏ Công giáo, một số cho rằng ông đã tử vì đạo còn số khác lại nghĩ ông bí mật đi theo Công giáo giáo. Số phận của gia quyến và nô bộc của ông (sau này bị xử tử vì theo Công giáo) cho thấy Hasekura có thể vẫn rất mộ đạo và truyền đức tin này cho gia đình mình.

Ngôi mộ Phật giáo của Hasekura Tsunenaga, ngày nay vẫn có thể tới thăm tại Enfukuji, Enchōzan, Miyagi

Sotelo, trở về Nhật Bản nhưng bị bắt và cuối cùng bị thiêu sống năm 1624, viết lại trước khi bị xử tử rằng Hasekura trở về Nhật Bản như một vị anh hùng đã truyền bá đức tin Công giáo:

Hasekura Tsunenaga cũng mang về Nhật Bản nhiều đồ tạo tác của Công giáo nhưng ông không đem nộp lại cho lãnh chúa Daimyō và giữ lại trong dinh thự.

Hasekura Tsunenaga qua đời vì bệnh (theo các tài liệu Nhật Bản và Công giáo) vào năm 1622, nhưng nơi chôn cất vẫn chưa biết chắc. Có ba ngôi mộ được cho là của Hasekura. Ngôi mộ thứ nhất nằm tại chùa Enfukuji (円長山円福寺) in Miyagi. Ngôi mộ thứ hai được đánh dấu rõ ràng (cùng với một đài tưởng niệm Cha Sotelo) trong nghĩa trang của một ngôi chùa tại Kitayama.

Gia quyến và nô bộc bị hành hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Thập giá và huy hiệu thu được tại dinh thự Hasekura năm 1640

Hasekura có một con trai tên gọi Rokuemon Tsuneyori. Hai người hầu của ông, Yogoemon (与五右衛門, ``Dư Ngũ Hữu Vệ Môn``) và vợ ông bị kết tội theo Công giáo nhưng không từ bỏ đức tin dù bị tra tấn (treo ngược, còn gọi là "Tsurushi", 釣殺し) và do đo qua đời vào tháng 8 năm 1637 (người theo đạo Công giáo được tha mạng nếu bỏ đạo, họ bị hành hình nhanh như vậy chứng tỏ họ từ chối bỏ đạo). Năm 1637, chính Rokuemon Tsuneyori cũng bị nghi là theo đạo Công giáo sau khi bị một số người từ Edo tố cáo nhưng thoát khỏi bị tra hỏi vì ông là người cai quản một ngôi chùa Thiền tông tại Komyoji (光明寺). Năm 1640, hai nô bộc khác của Tsuneyori là Tarozaemon (太郎左衛門, 71 tuổi), đã theo Hasekura tới thành Rôma, và vợ ông (59 tuổi), bị kết tội theo Công giáo nhưng từ chối bỏ đạo và bị tra tấn cho tới chết. Tsuneyori cũng bị quy trách nhiệm và bị chặt đầu cùng ngày hôm đó ở tuổi 42 với lý do đã không tố giác người theo Công giáo, dù vậy, vẫn chưa biết chắc được rằng liệu ông có phải người Công giáo hay không.[39] Hai thầy tu Công giáo thuộc dòng Dominique là Pedro Vazquez và Joan Bautista Paulo đã khai ra tên của ông khi bị tra tấn. Em trai của Tsuneyori là Tsunemichi cũng bị kết tội theo đạo Công giáo nhưng trốn thoát được và từ đó biến mất.

Đặc quyền của nhà Hasekura cũng vì thế mà bị lãnh địa Sendai tước bỏ, tài sản và đất đai của họ bị tịch thu (thái ấp của ông mang lại giá trị khoảng 600 thạch (koku) mỗi năm). Đến năm 1640, các vật phẩm Công giáo của họ bị tịch thu và bị giữ lại tại Sendai cho đến khi chúng được tìm lại vào cuối thế kỷ 19.

Tính chung, khoảng 50 vật phẩm Công giáo được tim thấy tại dinh thự nhà Hasekura vào năm 1640, ví dụ như thập giá, tràng hạt, tranh và áo tôn giáo. Các đồ tạo tác này bị tịch thu và giữ lại tại thái ấp của Date. Một bản kiểm kê năm 1840 ghi rằng những đồ vật này thuộc về Hasekura Tsunaga. 19 cuốn sách cũng đề cập tới số đồ vật này nhưng chúng đã bị mất. Các đồ vật đó hiện nay vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Sendai và các bảo táng khác tại Sendai.

Tìm lại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự tồn tại chuyến hải hành của Hasekura bị lãng quên tại Nhật cho tới khi quốc gia này mở cửa sau chính sách bế quan tỏa cảng Sakoku. Năm 1873, một sứ bộ Nhật Bản tới châu Âu (Sứ tiết Iwakura) do Iwakura Tomomi dẫn đầu lần đầu biết tới hành trình của Hasekura khi được xem các thư tịch về chuyến viếng thăm của họ tới Venezia, Ý.[40]

Hasekura ngày nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, có một bức tượng Hasekura Tsunenaga ở ngoại ô Acapulco, Mexico; tại lối vào vịnh Havana, Cuba;[41]Coria del Río, Tây Ban Nha;[42]; tại Nhà thờ Civitavecchia, Ý; và tại Tsukinoura, gần Ishinomaki.[43]

Khoảng 700 cư dân tại Coria del Río vẫn giữ họ Japón (họ gốc là Hasekura de Japón), cho thấy họ là con cháu của các thành viên trong sứ bộ Hasekura Tsunenaga.[44]

Một công viên chủ đề về sứ bộ này và phiên bản thu nhỏ tàu San Juan Bautista được xây dựng ở vịnh Ishinomaki, nơi Hasekura bắt đầu hành trình của mình.

Ngày nay vẫn còn một bức tượng của Hasekura trong một công viên tại Manila, Philippines.

Shusaku Endo viết cuốn tiểu thuyết nhan đề Samurai năm1980 có liên quan tới chuyến đi của Hasekura Tsunenaga.

Một bộ phim hoạt hình được làm tại Tây Ban Nha năm 2005 với tiêu đề Gisaku kể về chuyến đi của một samurai Nhật Bản trẻ tuổi tên Yohei tới Nhật Bản vào thế kỷ 17, theo một cốt truyện lấy cảm hứng từ chuyến đi của Hasekura Tsunenaga. Yohei vẫn sống được tới ngày nay nhờ sức mạnh ma thuật ("Sau hàng thế kỷ say ngủ, anh tỉnh giấc trong một thế giới anh không hề biết đến"), và trải qua nhiều chuyến hành trình tại châu Âu hiện đại với tư cách một siêu anh hùng.[45]

Niên biểu hành trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Nhật thời kỳ đó phát âm chữ h trước mọi nguyên âm đều là f chứ không chỉ chữ u. Tương tự như vậy, chữ s đôi khi được phát âm là sh nếu trước âm /e/ chứ không chỉ trước âm /i/, và chữ (hiện nay đọc là e), được phát âm là ye. Mặt khác, cách phát âm cổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sử dụng chữ x để ký âm sh.
  2. ^ Trong cái tên "Sứ tiết ‘’Keichō", từ "Keichō" là để chỉ niên hiệu sau "Bunroku" và trước "Genna." Nói cách khác, Sứ tiết Keichō khởi hành vào niên hiệu Keichō (Khánh Trường), từ năm 1596 tới năm 1615.
  3. ^ Bộ Ngoại giao: Quan hệ Nhật Bản-Mexico.
  4. ^ Thực tế Sứ tiết Keichō được cử đi sau một sứ bộ khác vào thời kỳ Chiến Quốc do Mancio Ito cùng Alessandro Valignano dẫn đầu trong các năm từ 1582 tới 1590. Mặc dù ít được biết đến cũng như ít được ghi chép hơn, nhưng sứ bộ này đôi khi được gọi là Sứ tiết Tenshō vì sứ bộ khởi hành vào thời Tenshō. Chuyến đi này do ba lãnh chúa daimyō ở phía Tây Nhật Bản là -- Omura Sumitada, Otomo SorinArima Harunobu tổ chức.
  5. ^ a b c Gonoi, Takashi (2003). "Hasekura Tsunenaga" 支倉常長. tr. 5-30. ISBN 4-642-05227-5. Đã bỏ qua tham số không rõ |languague= (trợ giúp)
  6. ^ Derek Hayes (2001). Atlas lịch sử Bắc Thái Bình Dương: bản đồ khám phá và phát hiện khoa học, 1500-2000. Douglas & McIntyre. tr. 18. ISBN 9781550548655. Truy cập 8 tháng 11 năm 2009.
  7. ^ Hayes, Derek (2001). Atlas lịch sử Bắc Thái Bình Dương: bản đồ khám phá và phát hiện khoa học, 1500–2000. Seattle, Washington: Sasquatch Books. tr. 17–19.
  8. ^ Richard Hakluyt (1972). Voyages and Discoveries: Principal Navigations, Voyages, Traffiques & Discoveries of the English Nation, Voyage of Thomas Cavendish round the whole earth. tr. 287. ISBN 0-14-043073-3.
  9. ^ Francis Pretty (1907). Hakluyt Voyages, tập 8. London: Everyman's Library. tr. 237.
  10. ^ Nguồn
  11. ^ Michael Cooper (2008). Chuyến viếng thăm không định trước: Rodrigo de Vivero ở Nhật Bản, 1609-1610. Hiệp hội Á Châu Nhật Bản. ISBN 978-4-ngày 95 tháng 1 năm 3922 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  12. ^ C.R. Boxer. Thế kỷ Thiên Chúa giáo ở Nhật Bản 1549-1650. ISBN 1-85754-035-2.
  13. ^ Michael Cooper (2008). Chuyến viếng thăm không định trước: Rodrigo de Vivero ở Nhật Bản, 1609-1610. Asiatic Society of Japan. ISBN 978-4-ngày 95 tháng 1 năm 3922 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  14. ^ Mathes, W. Michael (1968). Vizcaino và những phát hiện của Tây Ban Nha tại Thái bình Dương, 1580-1630. San Francisco Historical Society.
  15. ^ Mathes, W. Michael (1965). Californiana I: documentos para la historia de la demarcación commercial de California, 1583-1632. José Porrúa Turanzas.
  16. ^ Mathes, W. Michael (1968). Vizcaino và những phát hiện của Tây Ban Nha ở Thái Bình Dương, 1580-1630. Hội Lịch sử San Francisco.
  17. ^ Giles Milton (2002). Samurai William: Nhà thám hiểm mở đường đến với nước Nhật. ISBN 0-340-79468-2.
  18. ^ Gonoi, Takashi (2003). Hasekura Tsunenaga 支倉常長 (bằng tiếng Nhật). ISBN 4-642-05227-5.
  19. ^ Nempe fuisse me quondam Idate Masamune, qui regni Oxu (quod est in Orientali Iaponiæ parte) gubernacula tenet, nec dum quidem per baptismum regenerato, sed tamen Catechumeno, & qui Christianam fidem in suo regno prædicari cupiebat, simul cum alio suæ Curiæ optimate Philippo Francisco Faxecura Retuyemon[sic]ad Romanam Curiam & qui tunc Apostolicæ sedis culmen tenebat SS. Papam Paulum V. qui ad cœlos evolavit, Legatum expeditum. (tr. 1[liên kết hỏng])
  20. ^ Sebastian Vizcaino "Ghi chép về chuyến săn tìm Đảo Vàng Đảo Bạc", Gonoi ghi
  21. ^ Cardona "Geographic Descriptions", của Michael Mathes, ISBN 0-87093-235-7 p75
  22. ^ a b "Biên niên sử thời đại", p275
  23. ^ "Tài liệu số 5", trích từ "Hasekura Tsunanaga" của Gonoi, tr77
  24. ^ Chimalpahin "Biên niên sử thời đại", ngày 4 tháng 3 năm 1614, p275
  25. ^ Chimalpahin "Biên niên sử thời đại", ngày 24 tháng 3 năm 1614, p275
  26. ^ Ảnh nhà thờ[liên kết hỏng]
  27. ^ Chimalpahin " Biên niên sử thời đại ", 9 tháng 4 1614, tr. 277
  28. ^ Chimalpahin "Biên niên sử thời đại", 29 tháng 5 1614, tr. 283
  29. ^ Chimalpahin "Biên niên sử thời đại", 14 tháng 10 1614, tr. 291
  30. ^ “Nguồn”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  31. ^ "Se llegó por fin a salvo, después de algunos peligros y tempestades al puerto de Sanlúcar de Barrameda el 5 de Octubre, donde residiendo el Duque de Medina Sidonia y avisado del arribo, envió carrozas para honrarlos, recibirlos y acomodar en ellas al Embajador y a sus gentiles hombres, habiéndoles preparado un suntuoso alojamiento; y después de haber cumplido con esta obligación como correspondía, y de regalarlos con toda liberalidad, a instancias de la ciudad de Sevilla hizo armar dos galeras, las cuales llevaron a los embajadores a CORIA, donde fueron hospedados por orden de la dicha Ciudad por Don Pedro Galindo, veinticuatro, el cual se ocupó con gran diligencia en tener satisfecho el ánimo del Embajador con todos los placeres y regalos posibles, procurando este entretanto que preparasen ropas nuevas a su séquito y ayudantes para resplandecer con más decoro y pompa a la entrada en Sevilla. Mientras se resolvía esta cuestión, la Ciudad determinó enviar a Coria a Don Diego de Cabrera, hermano del padre Sotelo, a Don Bartolomé López de Mesa, del hábito de Calatraba, a Don Bernardo de Ribera, a Don Pedro Galindo y a multitud de jurados y otros caballeros para que en su nombre besaran la mano al Embajador y lo felicitaron por su llegada a salvo. Sobre esto, quedó el Embajador contentísimo, agradeció mucho a la Ciudad que por su generosidad se complacía en honrarle, y departió con los dichos caballeros mostrando mucha prudencia en su trato". "A veintiuno de Octubre del dicho año la Ciudad hizo otra demostración de la mayor cortesía para el recibimiento del Embajador y del Padre Sotelo mandando carrozas, cabalgaduras y gran número de caballeros y de nobles que lo escoltaron formando una cabalgata de gran solemnidad. Saliendo el Embajador de Coria, vio con sumo placer el honor que se le había preparado, la pompa de los caballeros y la gran cantidad de gente que lo acompañó durante su camino hacia Sevilla". "Cerca de Triana y antes de cruzar el puente, se multiplicó de tal manera el número de carrozas, caballos y gentes de todo género, que no bastaba la diligencia de dos alguaciles y de otros ministros de la justicia para poder atravesarlo. Finalmente compareció el Conde de Salvatierra. Asistente de la Ciudad, con gran número de titulados y con los restantes veinticuatro y caballeros; y el embajador desmontando de la carroza, montó a caballo con el Capitán de su guardia y Caballerizo, vestido sobriamente, a la usanza del Japón, y mostrando al Asistente lo obligado que quedaba de la mucha cortesía y honores que la Ciudad se servía de usar con él, fue puesto en medio del dicho Asistente y Alguaciles Mayores y prosiguiéndose la cabalgata con increíble aplauso y contento de la gente, por la Puerta de Triana se dirigieron al Alcalzar Real." (Scipione Amati, "Historia del regno di Voxu", 1615)
  32. ^ "Miércoles 23 de octubre de 1614 años entró en Sevilla el embaxador Japon Faxera Recuremon, embiado de Joate Masamune, rey de Boju. Traía treinta hombres japones con cuchillas, con su capitán de la guardia, y doce flecheros y alabarderos con lanças pintadas y sus cuchillas de abara. El capitán era christiano y se llamaba don Thomas, y era hijo de un mártyr Japón. Venía a dar la obediencia a Su Santidad por su rey y reyno, que se avía baptizado. Todos traían rosarios al cuello; y él venía a recibir el baptismo de mano de Su Santidad. Venía en su compañía fray Luis Sotelo, natural de Sevilla, religioso de San Francisco recoleto. Salieron a Coria a recebirlo por la Ciudad, el veinticuatro don Bartolomé Lopez de Mesa, y el veinticuatro don Pedro Galindo; y junto a la puente los recibió la Ciudad. Entró por la puerta de Triana, y fué al Alcázar, donde la Ciudad lo hospedó, y hizo la costa mientras estubo en Sevilla. Vido la Ciudad, y subió a la Torre. Lunes 27 de octubre de dicho año por la tarde, el dicho embaxador, con el dicho padre fray Luis Sotelo, entró en la Ciudad con el presente de su rey con toda la guardia, todos a caballo desde la puente. Dió su embaxada sentado al lado del asistente en su lengua, que interpretó el padre fray Luis Sotelo, y una carta de su rey, y una espada a su usanza, que se puso en el archibo de la Ciudad. Esta espada se conservó hasta la revolución del 68 que la chusma la robó. La embaxada para su magestad el rey don Felipe Tercero, nuestro señor, no trataba de religión, sino de amistad.(Biblioteca Capitular Calombina 84-7-19.Memorias..., fol.195)"
  33. ^ Trích từ nguyên bản tiếng Pháp cổ:
    • "Il y huit jours qu'il passa a St Troppez un grand seigneur Indien, nomme Don Felipe Fransceco Faxicura, Ambassadeur vers le Pape, de la part de Idate Massamuni Roy de Woxu au Jappon, feudataire du grand Roy du Japon et de Meaco. Il avoit plus de trente personnes a sa suite, et entre autre, sept autres pages tous fort bien vetus et tous camuz, en sorte qu'ilz sembloyent presque tous freres. Ils avaient trois fregates fort lestes, lesuqelles portoient tout son attirail. Ils ont la teste rase, execpte une petite bordure sur le derrier faisant une flotte de cheveux sur la cime de la teste retroussee, et nouee a la Chinoise....".
    • "...Ilz se mouchent dans des mouchoirs de papier de soye de Chine, de la grandeur de la main a peu prez, et ne se servent jamais deux fois d'un mouchoir, de sorte que toutes les fois qu'ilz ne mouchoyent, ils jestoyent leurs papiers par terre, et avoyent le plaisir de les voir ramasser a ceux de deca qui les alloyent voir, ou il y avoit grande presse du peuple qui s'entre batoit pour un ramasser principallement de ceux de l'Ambassadeur qui estoyent hystoriez par les bordz, comme les plus riches poulletz des dames de la Cour. Ils en portient quantite dans leur seign, et ils ont apporte provision suffisante pour ce long voyage, qu'ilz sont venus faire du deca....".
    • "... Le ses epees et dagues sont faictes en fasson de simmetterre tres peu courbe, et de moyenne longueur et sont sy fort tranchantz que y mettant un feuillet de papier et soufflant ilz couppent le papier, et encore de leur papier quy est beaucoup plus deslie que le notre et est faict de soye sur lesquels ils escrivent avec un pinceau.".
    • "... Quand ilz mangeoient ils ne touchent jamais leur chair sinon avec deux petits batons qu'ils tiennent avec trois doigts." (Marcouin, Francis and Keiko Omoto. Quand le Japon s'ouvrit au monde. Paris: Découvertes Gallimard, 1990. ISBN 2-07-053118-X. Pages 114–116)
  34. ^ Phần thân được dịch từ đoạn trích trong sách của Gonoi, p152. Bản dịch lời chào được thực hiện độc lập.
    Tiêu đề bức thư
    Tiêu đề bức thư
  35. ^ Quo tandem cum anno Salutis 1615. iuvante deo pervenissemus, à SS. Papa magno cum Cardinalium Sacri Collegij Antistitum ac Nobilium concursu, nec non & Rom. populi ingenti lætitia & communi alacritate non modo benignè excepti, verùm & humanissimè tam nos quam etiã tres alij, quos Iaponii Christiani, quatenus eorum circa Christianam Religionem statum Apostolicis auribus intimarent, specialiter destinaverant, auditi, recreati, & prout optabamus, quantocyus expediti. (tr. 1[liên kết hỏng])
  36. ^ "南蛮国ノ物事、六右衛門物語ノ趣、奇怪最多シ" 伊達治家記録 ("Ghi chép của nhà Masamune")
  37. ^ trích dẫn từ sách của Gonoi tr229
  38. ^ Collega alter legatus Philippus Fiaxecura[sic]postquam ad prædictum Regem suum pervenit, ab ipso valdè est honoratus, & in proprium statum missus, ut tam longâ viâ fessus reficeretur, ubi uxorem, filios, domesticos cum multis aliis vasallis Christianos effecit, aliisque nobilibus hominibus consanguineis & propinquis suasit ut fidem reciperent; quam utique receperunt. Dum in his & aliis piis operibus exerceretur ante annum completum post eius regressum magna cum omnium ædificatione & exemplo, multa cum præparatione suis filiis hæreditate præcipua fidei propagationem in suo statu, & Religiosorum in eo regno pretectionem commendatam relinquens, pie defunctus est. De cuius discessu Rex & omnes Nobiles valdè doluerunt, præcipuè tamen Christiani & Religiosi, qui huius viri virtutem & fidei Zelum optimè noverant. Ab ipsis Religiosis, qui eidem sacramenta ministrarunt, eiusque obitui interfuerant; & ab aliis sic per literas accepi. (tr. 16[liên kết hỏng])
  39. ^ "Di sản quốc gia: Thư tịch về sứ bộ Keicho tới châu Âu", tr80
  40. ^ “Chuyên khảo của Bảo tàng Sendai. Miêu tả về chuyến đi của sứ bộ Hasekura tới Venezia” (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2006. Truy cập 18 tháng 6 năm 2010.
  41. ^ “Tượng Hasekura ở Havana”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập 18 tháng 6 năm 2010.
  42. ^ “Tượng Hasekura ở Coria del Rio”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2008. Truy cập 18 tháng 6 năm 2010.
  43. ^ “Tượng Hasekura ở Tsukinoura”. Truy cập 18 tháng 6 năm 2010.
  44. ^ "Gia tộc Japon tại Tây Ban Nha đoàn tụ để tìm về nguồn cội từ thế kỷ 17 của mình". Japan Times. 11 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2010. (yêu cầu đăng ký)
  45. ^ “Gisaku, the Movie”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập 18 tháng 6 năm 2010.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Boxer, C.R. "Thế kỷ Thiên Chúa giáo ở Nhật Bản, 1549–1650", Berkeley, California: University of California Press, 1951. ISBN 1-85754-035-2 (tái bản năm 1993).
  • Marcouin, Francis and Keiko Omoto. "Quand le Japon s'ouvrit au monde." Paris: Découvertes Gallimard, 1990. ISBN 2-07-053118-X.
  • Hayes, Derek (2001). Atlas lịch sử Bắc Thái Bình Dương: bản đồ khám phá và phát hiện khoa học, 1500–2000. Seattle, Washington: Sasquatch Books. ISBN 1-57061-311-7.
  • "Biên niên sử thời đại của ông: Don Domingo De San Anton Munon Chimalpahin Quauhtlehuanitzin", Stanford University Press 2006, ISBN 0-8047-5454-3
  • Sotelo, Luis "De ecclesiae Iaponicae statu relatio"
  • Endo, Shusaku Samurai, New Directions Publishing Corporation, Reprint edition (tháng 4 năm 1997), ISBN 0-8112-1346-3 (ghi chép hơi có phần hư cấu về chuyến đi của Hasekura).
  • Gonoi, Takashi "Hasekura Tsunenaga" 支倉常長, 2003. ISBN 4-642-05227-5 (tiếng Nhật)
  • "Thế giới và Nhật Bản – hai sứ tiết Tensho và Keicho tới châu Âu trong thế kỷ 16 - 17 " 世界と日本ー天正・慶長の使節, 1995, Bảo tàng Thành phố Sendai (tiếng Nhật)
  • "Sứ bộ của Date Masamune tới Roma năm 1615" 国宝「慶長遣欧使節関係資料」, Danh sách Bảo tàng thành phố Sendai năm 2001 (tiếng Nhật)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]