Bước tới nội dung

Quảng Xương

Quảng Xương
Huyện
Huyện Quảng Xương
Cổng làng Ngọc Trà ở xã Quảng Trung
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Tân Phong
Trụ sở UBNDĐường Tố Hữu, thị trấn Tân Phong
Phân chia hành chính1 thị trấn, 25 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Huy Nam
Bí thư Huyện ủyNguyễn Quốc Tiến
Địa lý
Tọa độ: 19°40′53″B 105°48′1″Đ / 19,68139°B 105,80028°Đ / 19.68139; 105.80028
MapBản đồ huyện Quảng Xương
Quảng Xương trên bản đồ Việt Nam
Quảng Xương
Quảng Xương
Vị trí huyện Quảng Xương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích174,47 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng240.314 người[1]
Thành thị25.063 người (10,43%)
Nông thôn215.251 người (89,57%)
Mật độ1.377 người/km²
Dân tộcKinh,...
Khác
Mã hành chính406[2]
Mã bưu chính426xx
Biển số xe36-BB
Websitequangxuong.thanhhoa.gov.vn

Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Quảng Xương nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Quảng Xương có diện tích 174,47 km², dân số năm 2022 là 240.314 người, mật độ dân số đạt 1.377 người/km².[1] Dân số năm 2019 là 199.943 người, mật độ dân số đạt 1.146 người/km².[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, huyện Quảng Xương gồm 47 xã: Quảng Bình, Quảng Cát, Quảng Châu, Quảng Chính, Quảng Cư, Quảng Đại, Quảng Định, Quảng Đông, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Hùng, Quảng Hưng, Quảng Khê, Quảng Lĩnh, Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Minh, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Ninh, Quảng Nhân, Quảng Phong, Quảng Phú, Quảng Phúc, Quảng Sơn, Quảng Tâm, Quảng Tân, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Thịnh, Quảng Thọ, Quảng Tiến, Quảng Trạch, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Tường, Quảng Văn, Quảng Vinh, Quảng Vọng và Quảng Yên.

Ngày 19 tháng 4 năm 1963, sáp nhập xã Quảng Sơn với khu nghỉ mát Sầm Sơn thành thị trấn Sầm Sơn trực thuộc Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa. Các cơ quan hành chính của huyện Quảng Xương đóng tại xã Quảng Phong.[4]

Ngày 21 tháng 8 năm 1971, sáp nhập xã Quảng Thắng vào thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).[5]

Ngày 18 tháng 12 năm 1981, tách thị trấn Sầm Sơn và 3 xã: Quảng Cư, Quảng Tiến, Quảng Tường để thành lập thị xã Sầm Sơn (nay là thành phố Sầm Sơn).[6]

Ngày 13 tháng 4 năm 1991, thành lập thị trấn Quảng Xương (thị trấn huyện lỵ huyện Quảng Xương) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Quảng Tân và Quảng Phong.[7]

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, chuyển 2 xã Quảng HưngQuảng Thành về thành phố Thanh Hóa quản lý.[8]

Ngày 29 tháng 2 năm 2012, chuyển 5 xã: Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng TâmQuảng Cát về thành phố Thanh Hóa quản lý.[9]

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, chuyển 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng HùngQuảng Đại về thị xã Sầm Sơn quản lý.[10]

Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Quảng Xương còn lại 171,26 km² diện tích tự nhiên và 202.230 người, với 29 xã: Quảng Bình, Quảng Chính, Quảng Định, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Khê, Quảng Lĩnh, Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Ninh, Quảng Nhân, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Tân, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trạch, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Vọng, Quảng Yên và thị trấn Quảng Xương.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[11]. Theo đó:

  • Sáp nhập các xã Quảng Tân, Quảng Phong và thị trấn Quảng Xương để thành lập thị trấn Tân Phong
  • Sáp nhập các xã Quảng Lợi và Quảng Lĩnh thành xã Tiên Trang
  • Sáp nhập xã Quảng Vọng vào xã Quảng Phúc.

Huyện Quảng Xương có 1 thị trấn và 25 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Quảng Xương có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Phong (huyện lỵ) và 25 xã: Quảng Bình, Quảng Chính, Quảng Định, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Khê, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Ninh, Quảng Nhân, Quảng Phúc, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trạch, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Yên, Tiên Trang.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Quảng Xương
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (01)
Tân Phong 14,64 25.063
Xã (25)
Quảng Bình 7,13 7.726
Quảng Chính 5,36 8.294
Quảng Định 5,87 6.706
Quảng Đức 6,33 7.617
Quảng Giao 3,82 5.587
Quảng Hải 4,09 11.267
Quảng Hòa 6,37 6.996
Quảng Hợp 6,99 7.359
Quảng Khê 6,42 7.932
Quảng Lộc 5,44 8.198
Quảng Long 6,29 6.322
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Quảng Lưu 6,93 10.111
Quảng Ngọc 8,87 10.616
Quảng Nham 3,99 17.886
Quảng Ninh 6,22 6.955
Quảng Nhân 6,79 8.030
Quảng Phúc 11,75 9.460
Quảng Thạch 3,43 8.660
Quảng Thái 4,01 11.372
Quảng Trạch 4,88 6.592
Quảng Trung 7,49 7.224
Quảng Trường 6,87 7.025
Quảng Văn 6,78 6.143
Quảng Yên 7,38 7.561
Tiên Trang 10,33 13.612
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[1]

Danh nhân, người nổi tiếng, anh hùng cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

- GS. Nguyễn Xuân Nguyên (xã Quảng Giao)

- PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải (Trưởng khoa HSCC BV ĐH Y Hà Nội)

- Ca sĩ: Anh Thơ, Trọng Tấn, Lê Anh Dũng, Hồ Quang Tám

- Anh Hùng lực lượng công an nhân dân: Lê Thế Bùi (xã Quảng Hòa)

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Cao Xuân Thăng (xã Quảng Văn), Vũ Phi Trừ (xã Quảng Khê)

- Anh hùng lao động: Đỗ Xuân Diễn (xã Quảng Đức)

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Trương Thị Dư (thị trấn Tân Phong), Lê Thị Lý (xã Quảng Ngọc).

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm qua, huyện Quảng Xương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM bằng nhiều giải pháp hiệu quả, đặc biệt là phát triển kinh tế trên địa bàn. Huyện đã phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2018, giá trị sản phẩm thu được bình quân 1 ha đất trồng trọt đạt 104 triệu đồng; 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 220 triệu đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân từ năm 2011 đến năm 2018 đạt 14,3%, tăng 2,5% so với giai đoạn 2005-2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm (2020). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,8% năm 2010 xuống còn 3,25% năm 2018. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, huyện có điều kiện huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong những năm qua luôn được giữ vững và duy trì ổn định.

Với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM, ngày 10 – 7 - 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận huyện Quảng Xương đạt chuẩn NTM năm 2018. Phát huy kết quả đạt được, huyện Quảng Xương phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm, không còn hộ nghèo theo tiêu chí NTM; đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại III và trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Giao thông, công trình công cộng

[sửa | sửa mã nguồn]

- Quốc lộ 1, Quốc lộ 45, tỉnh lộ 47

- Các tuyến đường nội địa: Tố Hữu, Nguyễn Bá Ngọc, Bùi Sỹ Lâm, Thanh Niên, Vũ Phi Trừ, Đắc Thọ, Phạm Tiến Năng,.... (Thị trấn Tân Phong)

- Công viên Hòa Vang (đường Tố Hữu, Thị trấn Tân Phong)

- Cổng chào huyện Quảng xương (đường Tố Hữu, thị trấn Tân Phong)

- Nhà thi đấu đa năng huyện Quảng Xương (đường Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Tân Phong)

- Sân vận động huyện Quảng Xương (đường Nguyễn Bá Ngọc, Thị trấn Tân Phong)

Thắng cảnh, Di tích lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

- Bãi Biển Tiên Trang (xã Tiên Trang)

- Bến phà Ghép (Xã Quảng Trung)

- Đền thờ Trần Nhật Duật (Quảng Ngọc)

- Chùa Mậu Xương (Xã Quảng Lưu)

- Mộ và đền Bùi Sỹ Lâm (Thị trấn Tân Phong) - Di tích lịch sử cấp quốc gia

- Mộ và đền Hoàng Bùi Hoàn (Xã Quảng Trạch) - Di tích lịch sử cấp quốc gia

- Nước khoáng (xã Quảng Yên),......

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Quyết định số 50-CP ngày 19/4/1963 của Hội đồng Chính phủ.
  5. ^ Quyết định số 226-TTg ngày 21/8/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
  6. ^ “Quyết định 157-HĐBT năm 1981 về việc thành lập thị xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  7. ^ Quyết định số 185-TCCP ngày 13/4/1991 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.
  8. ^ Nghị định số 85-CP ngày 06/12/1995.
  9. ^ “Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
  10. ^ Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn, điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Nông Cống để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Nông Cống thuộc huyện Nông Cống, điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Đông Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
  11. ^ “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.