Bước tới nội dung

Như Xuân

Như Xuân
Huyện
Huyện Như Xuân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵThị trấn Yên Cát
Trụ sở UBNDKhu phố 2, thị trấn Yên Cát
Phân chia hành chính1 thị trấn, 15 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Đức Đồng
Chủ tịch HĐNDLê Văn Thuận
Bí thư Huyện ủyLương Thị Hoa
Địa lý
Tọa độ: 19°35′55″B 105°20′22″Đ / 19,59861°B 105,33944°Đ / 19.59861; 105.33944
MapBản đồ huyện Như Xuân
Như Xuân trên bản đồ Việt Nam
Như Xuân
Như Xuân
Vị trí huyện Như Xuân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích721,72 km²[1][2]
Dân số (2022)
Tổng cộng76.827 người[2]
Thành thị10.072 người (13,11%)
Nông thôn66.755 người (86,89%)
Mật độ106 người/km²
Dân tộcThái, Kinh, Thổ, Mường,...
Khác
Mã hành chính402[3]
Mã bưu chính425xx
Biển số xe36-AX
Websitenhuxuan.thanhhoa.gov.vn

Như Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Như Xuân nằm ở phía tây nam tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Huyện Như Xuân có diện tích tự nhiên 721,72 km²[1] [2], dân số năm 2019 là 66.240 người, mật độ dân số đạt 92 người/km²[4]; dân số năm 2022 là 76.827 người, mật độ dân số đạt 106 người/km².[2]

Trên địa bàn huyện có 4 dân tộc sinh sống chủ yếu gồm: Thái, Kinh, Thổ, Mường. Dân cư sống dọc theo quốc lộ 45đường Hồ Chí Minh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1954, huyện Như Xuân có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 xã: Bình Lương, Cán Khê, Cát Tân, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Tân Bình, Thanh Kỳ, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Thượng Ninh, Xuân Bình, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Thái, Xuân Thọ và Yên Thọ.

Ngày 4 tháng 9 năm 1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 232-NV[5].Theo đó:

  • Chia xã Cát Tân thành 3 xã: Cát Tân, Cát Vân và Hóa Quỳ
  • Chia xã Mậu Lâm thành 2 xã: Mậu Lâm và Phú Nhuận
  • Chia xã Thanh Lâm thành 2 xã: Thanh Lâm và Thanh Phong
  • Chia xã Thanh Sơn thành 2 xã: Thanh Sơn và Thanh Quân
  • Chia xã Thượng Ninh thành 2 xã: Thượng Ninh và Yên Lễ
  • Chia xã Xuân Khang thành 2 xã: Xuân Khang và Hải Vân
  • Chia xã Xuân Thái thành 2 xã: Xuân Thái và Xuân Phúc.

Ngày 15 tháng 3 năm 1969, thành lập thị trấn nông trường Bãi Trành.[6]

Ngày 29 tháng 8 năm 1980[7]:

  • Chia xã Yên Thọ thành 2 xã: Yên Thọ và Yên Lạc
  • Chia xã Thanh Kỳ thành 2 xã: Thanh Kỳ và Phú Sơn
  • Chuyển xã Phú Sơn về huyện Tĩnh Gia quản lý.

Ngày 2 tháng 10 năm 1981, chia xã Hóa Quỳ thành 2 xã: Hóa Quỳ và Xuân Quỳ.[8]

Ngày 14 tháng 12 năm 1984[9]:

  • Chia xã Thanh Kỳ thành 2 xã: Thanh Kỳ và Thanh Tân
  • Chia xã Thanh Lâm thành 2 xã: Thanh Lâm và Thanh Xuân.

Ngày 29 tháng 2 năm 1988[10]:

  • Chia xã Hải Vân thành 2 xã: Hải Long và Hải Vân
  • Chia xã Xuân Phúc thành 2 xã: Xuân Phúc và Phúc Đường.

Ngày 14 tháng 9 năm 1989, thành lập thị trấn Yên Cát (thị trấn huyện lị huyện Như Xuân) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Yên Lễ.[11]

Cuối năm 1995, huyện Như Xuân có thị trấn Yên Cát, thị trấn nông trường Bãi Trành và 30 xã: Bình Lương, Cán Khê, Cát Tân, Cát Vân, Hải Long, Hải Vân, Hóa Quỳ, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Phúc Đường, Phượng Nghi, Tân Bình, Thanh Kỳ, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Sơn, Thanh Tân, Thanh Xuân, Thượng Ninh, Xuân Bình, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Quỳ, Xuân Thái, Xuân Thọ, Yên Lạc, Yên Lễ, Yên Thọ.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 16 xã: Thanh Kỳ, Thành Tân, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ, Xuân Phúc, Phúc Đường, Xuân Thọ, Xuân Khang, Hải Long, Phú Nhuận, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê và Hải Vân thành lập huyện Như Thanh. Huyện Như Xuân còn lại 1 thị trấn và 14 xã.[12]

Ngày 5 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Thanh Hòa trên cơ sở 9.187 ha diện tích tự nhiên và 1.813 nhân khẩu của xã Thanh Phong.[13]

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, giải thể thị trấn nông trường Bãi Trành để thành lập 2 xã Bãi Trành và Xuân Hòa.[14]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[15]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã Yên Lễ vào thị trấn Yên Cát
  • Sáp nhập xã Xuân Quỳ vào xã Hóa Quỳ.

Huyện Như Xuân có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Như Xuân có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Cát (huyện lỵ) và 15 xã: Bãi Trành, Bình Lương, Cát Tân, Cát Vân, Hóa Quỳ, Tân Bình, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thượng Ninh, Xuân Bình, Xuân Hòa.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Như Xuân
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thị trấn (01)
Yên Cát 31,27 10.072
Xã (15)
Bãi Trành 25,56 6.063
Bình Lương 71,83 3.480
Cát Tân 15,90 3.107
Cát Vân 25,98 3.044
Hóa Quỳ 44,82 8.469
Tân Bình 38,60 3.120
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Thanh Hòa 86,39 2.504
Thanh Lâm 34,47 3.388
Thanh Phong 29,35 3.576
Thanh Quân 41,06 5.789
Thanh Sơn 31,26 3.124
Thanh Xuân 36,90 3.031
Thượng Ninh 50,73 7.762
Xuân Bình 40,39 6.474
Xuân Hòa 117,23 3.824
Nguồn: Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa[2]
  • Tốc độ tăng trưởng GDP của Như Xuân là 7,6%/năm.
  • Thu nhập bình quân đầu người: 642 USD/năm.
  • Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 64%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 15%; dịch vụ - thương mại 21%.

Như Xuân có nhiều địa điểm du lịch như thác Đồng Quan, chùa Yên Cát (Chùa Di Lạc), Đền Chín Gian, thác Cổng trời.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn huyện có 3 trường có cấp học trung học phổ thông: Trường THPT Như Xuân, Trường THPT Như Xuân II, Trường THCS&THPT Như Xuân.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 6 năm 2023). “Quyết định số 2216/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Như Xuân” (PDF). Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b c d e Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Quyết định số 232-NV ngày 04/9/1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  6. ^ Quyết định số 128-NV ngày 15 tháng 3 năm 1969 của Bộ Nội vụ về việc thành lập Thị trấn nông trường Bãi Trành trực thuộc huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá.
  7. ^ “Quyết định 278-CP năm 1980 về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  8. ^ Quyết định số 102-HĐBT năm 1981
  9. ^ Quyết định 163-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới xã, thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa
  10. ^ Quyết định 19-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch địa giới một số xã của các huyện Như Xuân và Quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa
  11. ^ Quyết định số 124-HĐBT ngày 14/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
  12. ^ Nghị định 72-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hoá, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thành Hóa
  13. ^ “Nghị định 65/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân và Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
  14. ^ Chính phủ (9 tháng 1 năm 2004). “Nghị định số 15/2004/NĐ-CP năm 2004 về việc giải thể thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”. Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021.
  15. ^ “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  16. ^ Đỗ Thị Phương (12 tháng 11 năm 2020). “Trường THPT Như Xuân: 40 năm xây dựng và trưởng thành”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2024.