Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng cục Dự trữ Nhà nước
Thành lập7 tháng 8 năm 1956; 67 năm trước (1956-08-07)
Vị thế pháp lýTổng cục
Mục đíchQuản lý về dự trữ nhà nước
Trụ sở chínhSố 4 ngõ Hàng Chuối 1, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Tổng cục trưởng
Vũ Xuân Bách
Trang webhttp://www.gdsr.gov.vn

Tổng cục Dự trữ Nhà nước (tên giao dịch tiếng Anh: General Department of State reserves) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao.[1]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1955, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã họp và ra Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử đối với hệ thống Dự trữ quốc gia là: "Phải xây dựng được một lực lượng dự trữ hùng hậu để ứng phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra". Theo đó, ngày 13-01-1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ban hành Quyết định số 663/TTg, về tổ chức lực lượng dự trữ vật tư của quốc gia, với danh mục 27 loại hàng hoá thiết yếu; đồng thời tạm giao cho Ủy ban Kế hoạch quốc gia theo dõi, đôn đốc hoạt động dự trữ này và giao cho các Bộ: Thương nghiệp, Công nghiệp, Quốc phòng, Y tế trực tiếp bảo quản 27 loại hàng dự trữ quốc gia nói trên; chỉ được xuất kho theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ.

Để thống nhất tổ chức bộ máy quản lý lực lượng dự trữ quốc gia, ngày 07-8-1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ban hành Nghị định số 997/TTg, về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức bộ máy của Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước lúc đó gồm 04 phòng và hệ thống các kho dự trữ vật tư của Nhà nước trên các địa bàn quan trọng từ Vĩnh Linh trở ra. Để triển khai nhiệm vụ thống nhất quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp giữ gìn, bảo quản các loại hàng hoá dự trữ, Thủ tướng đã thành lập 18 Ban Đại diện Vật tư dự trữ trực thuộc Cục, trực tiếp quản lý các kho dự trữ, đặt tại 18 tỉnh từ Quảng Bình trở ra. Như vậy, với Nghị định 997/TTg ngày 07-8-1956, hệ thống tổ chức quản lý Dự trữ quốc gia đã chính thức hoạt động độc lập; với chức năng, nhiệm vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Đây là tổ chức tiền thân của Tổng cục Dự trữ Nhà nước ngày nay. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định số 1371/QĐ-TTg ký ngày 06-8-2010, lấy ngày 07 tháng 8 hàng năm là "Ngày Truyền thống của ngành Dự trữ Nhà nước".

Tên gọi trong các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giai đoạn 1956 – 1961: Thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ theo Nghị định 997/TTg ngày 07-8-1956.
  • Giai đoạn 1961 – 1984: Chuyển Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước từ Phủ Thủ tướng về trực thuộc Tổng cục Vật tư (năm 1969 chuyển thành Bộ Vật tư) theo Nghị định số 165/CP ngày 18-10-1961.
  • Giai đoạn 1984 – 1988: Thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước, thuộc Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước (cũ) sáp nhập thêm các Cục Quản lý dự trữ Nhà nước ở các Bộ, Tổng cục theo Nghị định số 31/HĐBT ngày 18-2-1984.
  • Giai đoạn 1988 – 1993: Đổi tên Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước thành Cục Dự trữ quốc gia theo Nghị định số 142/HĐBT ngày 18-9-1988.
  • Giai đoạn 1993 – 1995: Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ quản lý chỉ đạo Cục Dự trữ quốc gia, theo Nghị định số 72/CP ngày 22-10-1993.
  • Giai đoạn 1995 – 2003: Chuyển Cục Dự trữ quốc gia về trực thuộc Chính phủ theo Nghị định số 35/CP ngày 27-5-1995.
  • Giai đoạn 2003 – 2008: Chuyển Cục Dự trữ quốc gia về trực thuộc Bộ Tài chính, theo Quyết định số 270/2003/QĐ-TTg ngày 24-12-2003
  • Giai đoạn 2008 – nay: Nâng cấp Cục Dự trữ quốc gia thành Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính theo Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008.

Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng cục trưởng: Vũ Xuân Bách
  • Phó Tổng cục trưởng: Phạm Vũ Anh
  • Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Thị Phố Giang
  • Phó Tổng cục trưởng: La Văn Thịnh

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cục Dự trữ Nhà nước được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý từ Trung ương đến các vùng chiến lược trên địa bàn cả nước. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.

a. Cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại Trung ương:

  • Vụ Tài vụ—Quản trị;
  • Vụ Chính sách và Pháp chế;
  • Vụ Kế hoạch;
  • Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản;
  • Vụ Quản lý hàng dự trữ;
  • Vụ Tổ chức cán bộ;
  • Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
  • Văn phòng Tổng cục:
    • Phòng Tổng hợp;
    • Phòng Hành Chính - Quản trị;
    • Phòng Tài chính - Kế toán.
  • Cục Công nghệ thông tin, thống kê và Kiểm định hàng dự trữ:
    • Phòng Tổng hợp và Thống kê dự trữ;
    • Phòng Quản lý Cơ sở Dữ liệu;
    • Phòng Quản lý kỹ thuật hệ thống;
    • Trung tâm Kiểm định hàng dự trữ.  

Vụ Chính sách và Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản, Vụ Quản lý hàng dự trữ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ - Quản trị và Vụ Thanh tra - Kiểm tra không có tổ chức phòng.

Các tổ chức nêu trên là tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

b. 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, bao gồm các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: Hà Nội; Tây Bắc; Hoàng Liên Sơn; Vĩnh Phú; Bắc Thái; Hà Bắc; Hải Hưng; Đông Bắc; Thái Bình; Hà Nam Ninh; Thanh Hóa; Nghệ Tĩnh; Bình Trị Thiên; Đà Nẵng; Nghĩa Bình; Nam Trung Bộ; Bắc Tây Nguyên; Nam Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; thành phố Hồ Chí Minh; Cửu Long; Tây Nam Bộ.

  • Cục Dự trữ Nhà nước khu vực:
    • Phòng Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ;
    • Phòng Kỹ thuật bảo quản;
    • Phòng Tài chính kế toán;
    • Phòng Tổ chức - Hành chính;
    • Phòng Thanh tra.
  • Các Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực:
    • Bộ phận Tài vụ - Quản trị;
    • Bộ phận Kỹ thuật bảo quản;
    • Các Kho dự trữ.

Lãnh đạo qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phan Phúc Tường: Cục trưởng Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, trực thuộc Thủ tướng phủ (8/1956 - 10/1961)
  • Phạm Ngũ Kiên: Cục trưởng Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, thuộc Tổng cục (sau là Bộ) Vật tư (12/1961 - 5/1970)
  • Nguyễn Thuận: Cục trưởng Cục dự trữ lương thực Nhà nước – Bộ lương thực (1967 - 12/1972)
  • Nguyễn Thái (tức Đàm Chính Đáng): Cục trưởng Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, thuộc Bộ Vật tư (5/1970 - 1/1979)
  • Ngô Đức Thảo: Cục trưởng Cục dự trữ lương thực Nhà nước – Bộ lương thực (10/1972 - 5/1981)
  • Vũ Quang Tiết: Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước – Bộ Nội thương (1978 - 1980)
  • Trần Triệu: Cục trưởng Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước, thuộc Bộ Vật tư (1/1979 - 6/1982)
  • Dương Văn Trân: Cục trưởng Cục dự trữ lương thực Nhà nước – Bộ lương thực (5/1981 - 1984)
  • Đào Đức Định (Quyền Cục trưởng): Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước – Bộ Nội thương (1980 - 1982)
  • Lưu Đức Thụ: Cục trưởng Cục quản lý Dự trữ Vật tư Nhà nước thuộc Bộ Nội thương (1982 - 1984)
  • Trần Kim An: Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia, thuộc Bộ Vật tư (8/1982 - 2/1990)
  • Lại Văn Cử: Thứ trưởng phụ trách Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia (2/1990 - 12/1993)
  • Ngô Xuân Huề: Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia (1/1994 – 8//2002)
  • Lương Hữu Kiểm: Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia (8/2002 - 11/2008)
  • Phạm Phan Dũng: Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia (11/2008 đến 9/2009), Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (31/05/2017).
  • Đỗ Việt Đức: Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (05/2017 đến 4/2023).
  • Vũ Xuân Bách: Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (19/01/2023 - nay).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Giới thiệu”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]