Bước tới nội dung

Thành viên:Nguyentrongphu/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Phạm Kỳ Nam
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1928-06-27)27 tháng 6, 1928
Nơi sinh
Từ Liêm, Hà Nội
Mất
Ngày mất
1984 (55–56 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Hôn nhân
Vũ Thanh Tú
(cưới 1966⁠–⁠1978)
Con cái
  • Phạm Quốc Trung
  • Phạm Nhật
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1956 – 1984
Đào tạoHọc viện Điện ảnh Pháp
Thể loại
Tác phẩmChung một dòng sông
Chị Tư Hậu
Tiền tuyến gọi
Ngày Độc lập 2/9/1945
Không nơi ẩn nấp
Tự thú trước bình minh
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2007)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1973
Đạo diễn xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1977
Đạo diễn xuất sắc

Phạm Kỳ Nam (27 tháng 6 năm 1928 – tháng 3 năm 1984) là một đạo diễn phim truyện và phim tài liệu nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam, ông là đạo diễn bộ phim Chung một dòng sông, phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Ông được nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Kỳ Nam sinh ngày 27 tháng 6 năm 1928 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từ nhỏ, ông nổi tiếng học giỏi, thích đọc sách, giỏi tiếng Pháp. Năm 1946, được chú ruột tài trợ tiền vé máy bay, Phạm Kỳ Nam bí mật trốn gia đình sang Pháp vừa đi làm thêm, vừa học Luật, sau này ông bỏ học luật và vào Trường điện ảnh IDHEC (còn gọi là Học viện Điện ảnh Pháp) để học ngành điện ảnh.[1]

Ngoài học tập, ông còn tích cực tham gia nhiều hoạt động của sinh viên yêu nước. Năm 1952, Phạm Kỳ Nam tự nguyện tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1955, ông trở về nước, chuyển quốc tịch Việt Nam và gia nhập Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1956, ông tốt nghiệp Trường Điện ảnh IDHEC và bắt đầu sự nghiệp điện ảnh ở Việt Nam, khi này ông trở thành đạo diễn điện ảnh miền Bắc duy nhất của Việt Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài.[1][2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1956, Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam được tách làm 2 bộ phận là Xưởng phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam (nay là FAFIM Việt Nam).[3] Năm 1959 là năm ngành điện ảnh Việt Nam bắt đầu có những bước ngoặt phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện ảnh,[4] và Xưởng phim Việt Nam được tách thành Xưởng Phim truyện Việt Nam,[a] Xưởng phim Hoạt họa và búp bê,[b] Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương.[5]

Chung một dòng sông

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1959, ông cùng đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Nghi thực hiện bộ phim Chung một dòng sông,[1][6][7] kịch bản do 2 tác giả Cao Đình Báu và Đào Xuân Tùng[8] cùng một số nghệ sĩ điện ảnh Trung Quốc hoàn thiện, đã được duyệt và đưa vào sản xuất năm 1958,[9][10] Nguyễn Đắc đảm nhận quay phim, Đào Đức phân công thiết kế mỹ thuật,[11] Nguyễn Đình Phúc đảm nhận sáng tác nhạc phim,[12] Bộ phim tiến hành quay trong vòng 4 tháng kể từ tháng 2 năm 1959.[13][14]

Bộ phim lấy bối cảnh sông Bến Hải sau hiệp định Genève này chính thức được công chiếu tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 1959, đúng vào dịp kỷ niệm 5 năm ngày ký kết hiệp định.[15][16] Không chỉ được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ nhất cùng năm,[17][18] bộ phim còn được lồng tiếng thuyết minh tiếng Trung,[19] ra mắt trong Tuần phim Việt Nam tổ chức bởi Hội Hữu nghị Trung - Việt ở nhiều thành phố như Trường Xuân, Nam Ninh.[20][21] Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973, Chung một dòng sông đã nhận được Bông sen vàng cho phim truyện điện ảnh kỷ niệm 20 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam (1953 – 1973).[22] Mặc dù chưa thực sự hoàn chỉnh về mặt nội dung, nhưng phim đã trở thành "cột mốc" cho sự ra đời của dòng phim truyện điện ảnh cách mạng Việt Nam.[23]

Vật kỷ niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn thành Chung một dòng sông, Phạm Kỳ Nam tiếp tục hợp tác với Nguyễn Hồng Nghi thực hiện bộ phim Vật kỷ niệm do Hồng Lực và Đào Xuân Tùng viết kịch bản dựa trên truyện ngắn "Vật kỷ niệm của người đã khuất" của tác giả Cường Tráng và Văn Ngữ.[24][25] Bộ phim còn có sự tham gia của nhà quay phim Nguyễn Đắc, nhạc sĩ Doãn Nho cùng các diễn viên Phi Nga, Trung Tín, Minh Trị. Khi công chiếu, Vật kỷ niệm đã gây xúc động mạnh cho người xem và rất được khán giả hoan nghênh. Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Huy Thành lúc bấy giờ đang theo học khóa 1 Trường Điện ảnh Việt Nam đã viết một bài phê bình đăng lên Tạp chí Văn nghệ tháng 4 năm 1961; trong đó có một đoạn:[26]

Ngoài Vật kỷ niệm, điện ảnh cách mạng Việt Nam chỉ sản xuất được 2 phim khác trong năm 1960 là Cô gái nông trường của đạo diễn Nguyễn Tiến LợiVườn cam của đạo diễn Phạm Văn Khoa. Mặc dù bộ phim truyện thứ hai của Phạm Kỳ Nam đã được đánh giá cao hơn 2 bộ phim còn lại nhưng vẫn có nhiều khuyết điểm so với Chung một dòng sông.[27] Sau khi công chiếu tại Việt Nam, bộ phim tiếp tục ra mắt khán giả Liên Xô với tên Сувенир погибшего.[28] Năm 1962, bộ phim được lồng tiếng, thêm phụ đề và công chiếu cho khán giả Trung Quốc với tên 纪念品.[29]

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí MinhNgày độc lập 2/9/1945

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1974, Phạm Kỳ Nam cùng nhà biên kịch Hồng Hà, nhà quay phim Nguyễn Như Ái trước khi lên đường sang Pháp, Anh, Italy làm bộ phim tài liệu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đoàn đã đến thăm nhà sàn của Bác Hồ và tại đó được ông Trường Chinh dặn dò, giao nhiệm vụ quan trọng rằng phải cố gắng đi tìm phim tài liệu quay về ngày 2/9/1945 ở Quảng trường Ba Đình. Đảng, Nhà nước sẽ cấp đủ tiền để đoàn làm phim mua bằng được những tư liệu ấy. Trong chuyến đi này, đoàn làm phim may mắn được một người bạn tặng những thước phim lịch sử quý giá, cũng là thước phim tư liệu duy nhất quay cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, đây là thước phim đầu tiên ghi lại sự kiện này, trước đó chỉ thể hiện qua một số tấm hình đen trắng.[30][31] Cùng thời điểm này, điện ảnh cách mạng ra đời tại chiến khu Việt Bắc, các nghệ sĩ đã bàn với nhau về việc dựng lại cảnh ngày 2/9/1945 để đưa vào phim. Khi về nước, tư liệu quý đó đã được các nghệ sĩ tại Xưởng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương gấp rút sản xuất bộ phim tài liệu Ngày độc lập 2/9/1945.[32] Phạm Kỳ Nam cùng đạo diễn dựng phim, Nghệ sĩ nhân dân Lê Mạnh Thích đã thực hiện lại cuốn tư liệu nhiều ngày đêm để cho phim thêm sống động. Nhà quay phim Nguyễn Như Ái quay bổ sung một số cảnh như: Ngôi nhà số 48[c], Hàng Ngang, Hà Nội – nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập,[33] cảnh lá cờ tung bay trong gió được quay trên nóc Sân vận động Hà Nội,... đồng thời đi đến nhiều nơi tìm cảnh đẹp trên khắp đất nước để ghép vào. Bộ phim dài khoảng 15 phút chỉ bằng những cảnh quay khá đơn giản, ngôn ngữ hình ảnh chắt lọc, súc tích, nhạc nền gồm: Du kích ca (Đỗ Nhuận), Cùng nhau đi hồng binh (Đinh Nhu), Tiến quân ca (Văn Cao), kết thúc là nhạc ca khúc Chiến sĩ Việt Nam (Văn Cao) cùng lời bình, lời quốc dân tuyên thệ và đặc biệt giọng đọc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ phim lần đầu tiên công chiếu nhân kỷ niệm 30 năm Quốc khánh 2/9 (1975) đã mang đến nhiều cảm xúc cho công chúng. Nhưng cho đến nay, tác giả của cuộn phim này vẫn là một ẩn số.[34]

Các bộ phim khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, Phạm Kỳ Nam đã đạo diễn gần 10 bộ phim truyện như Chị Tư Hậu (1962 – Bông sen vàng, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2), Biển lửa (1965 – Bông sen bạc, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1), Tiền tuyến gọi (1969 – Bông sen bạc, Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2; giải Apsara vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Phnompenh 1968),[35] Không nơi ẩn nấp (1971 – Bằng khen tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2),... và một số bộ phim tài liệu gồm: Vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1960 – Bông sen vàng, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2), Nguyễn Thái Bình (1973), Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1975), Miền Nam trong trái tim tôi (1976 – Đạo diễn xuất sắc, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4).[1]

Qua đời và vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1984, trong lúc đang công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Kỳ Nam bị đột tử và đột ngột qua đời khi mới 56 tuổi.[36]

Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đợt đầu tiên vào tháng 1 năm 1984.[37][38] 27 năm sau khi qua đời, ông cùng 6 nghệ sĩ điện ảnh khác được nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở đợt phong thưởng thứ 7 – 2012.[39][40] Trước đó, năm 2007, ông cũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các bộ phim truyện: Chung một dòng sông, Chị Tư Hậu, Biển lửa, Tiền tuyến gọi, Chom và Sa.[41]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim truyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Biên kịch Quay phim Ghi chú Nguồn
1959 Chung một dòng sông[d][e] Cao Đình Báu, Đào Xuân Tùng Nguyễn Đắc [f] [42][43]
1960 Vật kỷ niệm Hồng Lực, Đào Xuân Tùng [26][44]
1962 Chị Tư Hậu Bùi Đức Ái NSND Nguyễn Khánh Dư [45]
1965 Biển lửa Phù Thăng [g] [46]
1969 Tiền tuyến gọi NSƯT Lưu Xuân Thư, Phạm Thiện Thuyết [h] [47]
1971 Không nơi ẩn nấp Lê Tri Kỷ NSND Nguyễn Đăng Bảy [48]
1978 Chom và Sa Cầm Kỷ Phạm Thiện Thuyết [i] [49]
1979 Tự thú trước bình minh Nguyễn Khắc Phục NSND Trần Thế Dân, Đỗ Vân, Nguyễn Dũng [50]

Phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Biên kịch Quay phim Ghi chú Nguồn
1960 Vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch Nguyễn Như Ái [j] [51][52]
1973 Nguyễn Thái Bình Dương Linh NSƯT Khương Mễ [k] [53]
1975 Ngày Độc lập 2/9/1945 [l] ? [m] [54][55]
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Hồng Hà Nguyễn Như Ái [56][57]
1976 Miền Nam trong trái tim tôi Mai Trung Thứ, Quý Huân Nguyễn Như Ái, Phạm Đình Thăng [58]

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1959 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần 1 Grand Prix Chung một dòng sông Đề cử
1968 Liên hoan phim Quốc tế Phnompenh Kịch bản phim truyện Tiền tuyến gọi Apsara vàng
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim truyện điện ảnh Biển lửa Bông sen bạc [59][15][46]
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Chung một dòng sông Bông sen vàng [60][6]
Phim tài liệu Vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch Bông sen vàng [61]
Phim truyện điện ảnh Chị Tư Hậu Bông sen vàng [45]
Tiền tuyến gọi Bông sen bạc [45][47]
Đạo diễn xuất sắc Đoạt giải [35]
Phim truyện điện ảnh Không nơi ẩn nấp Bằng khen [45][48]
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Đạo diễn xuất sắc Miền Nam trong trái tim tôi Đoạt giải [1]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1966, ông lập gia đình với diễn viên Thanh Tú, kém ông 14 tuổi, hai người li hôn vào năm 1978.[62] Ông có 2 con trai: nghệ sĩ nhân dân Phạm Quốc Trung, họa sĩ thiết kế mĩ thuật phim truyện và Phạm Nhật (con trai thứ hai của ông và nghệ sĩ Thanh Tú), theo học ngành kinh tế, hiện đang định cư ở Pháp.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là Hãng Phim truyện Việt Nam.
  2. ^ Nay là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.
  3. ^ Nay đã trở thành Khu Di tích 48 Hàng Ngang.
  4. ^ Phim truyện nhựa đầu tiên của Hãng phim truyện Việt Nam.
  5. ^ Thời điểm này ông lấy nghệ danh là Phạm Hiếu Dân.
  6. ^ Đồng đạo diễn: Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Nghi.
  7. ^ Đồng đạo diễn: Nhà giáo nhân dân Lê Đăng Thực.
  8. ^ Đồng đạo diễn: Quốc Long.
  9. ^ Đạo diễn kiêm biên kịch.
  10. ^ Đồng đạo diễn: Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hồng Nghi.
  11. ^ Đạo diễn kiêm biên kịch.
  12. ^ Phạm Kỳ Nam và nhóm làm phim biên tập từ một người ẩn danh quay.
  13. ^ Đạo diễn dựng phim: Nghệ sĩ nhân dân Lê Mạnh Thích.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Lê Thị Bích Hồng (30 tháng 4 năm 2020). “Đạo diễn Phạm Kỳ Nam: 'Chung một dòng sông' - phim truyện đầu tiên của Việt Nam”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Nhiều tác giả 2003, tr. 256.
  3. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 67.
  4. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 68.
  5. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 72.
  6. ^ a b Phan Bích Hà 2003, tr. 177.
  7. ^ Trần Lâm Kim (21 tháng 7 năm 2012). “Chung một dòng sông - Mở đầu cho một dòng chảy”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Phạm Ngọc Trương (1998), tr. 9.
  9. ^ Nhiều tác giả 2007, tr. 34.
  10. ^ Vũ Quang Chính 2003, tr. 80.
  11. ^ V.Hà (28 tháng 4 năm 2022). “NSND Đào Đức: Dâng hiến mạnh mẽ trong yên lặng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2022.
  12. ^ Quỳnh Chi (8 tháng 12 năm 2020). “Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc: Chàng du tử đa tài”. Báo Giáo dục & Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ Hà Thu (15 tháng 3 năm 2011). "Chung một dòng sông" sống cùng thời gian”. Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ Dạ Vũ (14 tháng 4 năm 2014). 'Chung một dòng sông' và dấu ấn lịch sử phim Việt”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ a b PV (17 tháng 10 năm 2019). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 – năm 1970”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  16. ^ Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), tr. 133.
  17. ^ Đặng Nhật Minh (9 tháng 7 năm 2017). “Liên hoan phim Moskva: 20 năm phim Việt vắng bóng”. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  18. ^ Đặng Nhật Minh (2005), tr. 174.
  19. ^ “Chung một dòng sông (1959) / 同一条江 (1960)”. YouTube. 30 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ Trần Nam Nam, 陈南南; Trần Điền Điền, 陈田田 (1 tháng 8 năm 2018). 陆地文集 [Lục địa vấn tập] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Nam Kinh. ISBN 9787305208492.
  21. ^ Vương Quý Bình, Chu Văn Tài & Khương Hưng Khôn 1991, tr. 274.
  22. ^ Hà Tùng Long (30 tháng 4 năm 2017). “Những bộ phim là niềm tự hào của Điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2023.
  23. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 188.
  24. ^ Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh & Trần Trung Nhàn (2002), tr. 263.
  25. ^ Bích Hồng (20 tháng 5 năm 2020). “Điện ảnh chiến tranh 'hợp duyên' với văn chương”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 194.
  27. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 195.
  28. ^ Yutkevich (1986), tr. 85.
  29. ^ Vương Quý Bình, Chu Văn Tài & Khương Hưng Khôn (1991), tr. 185.
  30. ^ “Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 31 tháng 8 năm 2007. Truy cập 23 tháng 8 năm 2016.
  31. ^ BTS (ngày 6 tháng 9 năm 2005). “Ngày lễ Độc lập 2/9/1945 qua con mắt người nước ngoài”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  32. ^ PGS.TS Lê Thị Bích Hồng (19 tháng 5 năm 2020). “Viết tiếp câu chuyện về đạo diễn Phạm Kỳ Nam: Chiếc 'chìa khóa vàng' để mở 'kho vàng' lịch sử”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  33. ^ “Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập - VnExpress”. VnExpress. Truy cập 23 tháng 8 năm 2016.
  34. ^ Hải Hà (ngày 29 tháng 8 năm 2011). “Bí ẩn tác giả ghi hình Lễ tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945”. Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  35. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 253.
  36. ^ “Chuyện tình buồn Thanh Tú - Phạm Kỳ Nam”. VnExpress. 17 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.
  37. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định về việc tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  38. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
  39. ^ Hoàng Lê (5 tháng 7 năm 2011). “7 nghệ sĩ điện ảnh được đề nghị truy tặng NSND”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  40. ^ Khánh Bằng (28 tháng 6 năm 2011). “Xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT: Vẫn còn máy móc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  41. ^ “Danh sách các tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  42. ^ Huyền Chi (18 tháng 3 năm 2023). “Tư liệu quý hiếm về quá khứ hiển vinh ở Hãng phim truyện Việt Nam”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  43. ^ Văn Bảy; Diệu Hồng (8 tháng 2 năm 2009). “Từ "khởi thủy" phim Việt đến phim thời @”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  44. ^ Hồng Lực (2000), tr. 88.
  45. ^ a b c d “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II- Năm 1973”. Liên hoan phim Việt Nam. 18 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  46. ^ a b Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 508.
  47. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 43.
  48. ^ a b Nhiều tác giả (2007), tr. 74.
  49. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 153.
  50. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 332.
  51. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 873.
  52. ^ Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003), tr. 471.
  53. ^ “Nghệ sĩ điện ảnh lão thành-đạo diễn Khương Mễ qua đời”. Báo Nhân Dân điện tử. 19 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2023.
  54. ^ Nguyễn Ngọc Tiến (1 tháng 9 năm 2012). “Ai quay những thước phim Lễ Tuyên ngôn Độc lập?”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  55. ^ Nguyễn Ngọc Tiến (ngày 1 tháng 9 năm 2014). “Ai quay những thước phim Lễ Tuyên ngôn Độc lập?”. Thành ủy Hà Nội. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  56. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 118.
  57. ^ Đặng Nhật Minh - Lê Minh Huệ (ngày 1 tháng 9 năm 2014). “Bí ẩn về những thước phim quay Lễ Độc lập mùng 2/9/1945”. Cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  58. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 549.
  59. ^ PV (6 tháng 11 năm 2019). “Các kỳ Liên hoan phim Việt Nam từ lần thứ nhất đến lần thứ 20”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  60. ^ Mi Lan (27 tháng 12 năm 2022). “Hãng phim truyện Việt Nam và nỗi khổ như làng Vũ Đại ngày ấy”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2023.
  61. ^ Trung Sơn (2004), tr. 53.
  62. ^ Trần Mỹ Hiền (30 tháng 8 năm 2014). “Chuyện về NSƯT Thanh Tú”. Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024.