Bước tới nội dung

Đạo Đức Thiên Tôn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thái Thượng Lão Quân)
Tranh vẽ Thái Thượng Lão Quân

Thái Thượng Lão Quân (太上老君) là tôn hiệu một vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo Trung Quốc, là một trong Tam Thanh. Thông thường Thái Thượng Lão Quân được đồng nhất với Lão Tử, tuy nhiên trong Đạo giáo thì Lão Tử chỉ là một hoá thân giáng trần của Thái Thượng Lão Quân.

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thần thoại Đạo giáo, thì Thái Thượng Lão Quân có trước cả trời đất, chính là nguyên khí thời hỗn mang ngưng kết mà thành, chỉ sau Nguyên Thủy Thiên Vương mà thôi. Thái Thượng Lão Quân giáng sinh vào đời Chu chính là Lão Tử, viết Đạo Đức Kinh, được Đạo giáo tôn là Giáo chủ, Đạo tổ.

Thái Thượng Lão Quân ở tại cung Đâu Suất, tại tầng trời thứ 33. Trong cung Đâu Suất có lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đơn thánh thủy để trường sinh bất tử.

Trong Tam Thanh, thì Thái Thượng Lão Quân ở ngôi vị Thái Thanh.

Tôn hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đạo Đức Thiên Tôn (Đây là tôn hiệu chính thức trong Tam Thanh)
  • Vô cực chí tôn
  • Vô cực lão tổ
  • Hỗn Nguyên Lão Quân
  • Thái Thanh Đại đế
  • Hàng Sinh Thiên Tôn
  • Thái Thanh Cao Thánh Hư Vô Chí Tôn Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân

Cõi của Thái Thượng Lão Quân ngự gọi là Thanh Cảnh.

Trong tạo hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tạo hình Thái Thượng Lão Quân trong điện thờ là một ông già râu bạc, tay cầm cây quạt ba tiêu, hoặc một đồ hình Bát quái. Thái Thượng Lão Quân ngồi bên trái của Nguyên Thủy Thiên Tôn, bên kia là Linh Bảo Thiên Tôn.

Pháp Bảo Thái Thượng Lão Quân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quạt Ba Tiêu
  • Dây Thừng Hoàng Kim
  • Hồ Lô Tử Kim
  • Ngọc Tịnh Bình
  • Kim Cương Trát
  • Thất Tinh Kiếm
  • Lò Bát Quái

Trong văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình tượng Thái Thượng Lão Quân được biết đến trong nhiều tác phẩm như Phong thần diễn nghĩa, Tây du ký... đặc biệt là tác phẩm phim truyền hình Tây du kí 1986, theo đó ông là một vị thần tiên tối cao của Thiên đình có nhiều bảo vật cũng như phép thần thông tuy nhiên ông cũng sơ ý như để Tôn Ngộ Không ăn trộm hết linh đơn, đẩy đổ lò bát quái... và các đệ tử của ông cũng nhiều lần trốn xuống trần gian gây cản trở cho bốn thầy trò Đường Tăng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]