Thảo luận:Chuyển đổi giới tính

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vì "người chuyển đổi giới tính" và "transsexual" là không hoàn toàn đồng nghĩa, tôi có thể dịch phần lớn của bài en:Transexualism trong tiếng anh để đưa vào bài chuyển đổi giới tính bằng thuật ngữ người chuyển đổi giới tính được không? Thanks. Mặt trời đỏ (thảo luận) 02:50, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi vừa thêm vào phần phân biệt transgender và gay; phần "pédé thường được dùng ở VN". Đã dẫn nguồn Lolilalolipop (thảo luận) 03:52, ngày 31 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

bạn nên sửa lại các chú thích cho giống với mọi người và đọc Thảo luận:Người đồng tính nam. Mặt trời đỏ (thảo luận) 22:52, ngày 2 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nhầm lẫn nghiêm trọng[sửa mã nguồn]

Người viết bài này đã có sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Nhận dạng giới tính hay còn gọi là Bản dạng giới, là tình trạng tự xác định giới tính của một người, có thể trùng với giới tính sinh ra (gọi là Người không chuyển giới) hoặc khác với giới tính bẩm sinh (gọi là Người chuyển giới). Bản dạng giới chia làm 2 loại trên. Bản thân Người chuyển giới và Người không chuyển giới đều nhận dạng được rõ ràng giới của mình (nam hoặc nữ), đều không phải là tình trạng bệnh lý và không phải điều trị. Còn trường hợp "rối loạn", không xác định rõ, mơ hồ giới tính của mình, do đó người này thường rơi vào tình trạng hoang mang, lo âu, trầm cảm, có những hành vi quá khích, thậm chí tự tử. Đó mới gọi là "rối loạn định dạng giới", là bệnh lý, không liên quan tới Người chuyển giới hay Chuyển đổi giới tính.

Hãy đọc lại nội dung ở Wikipedia Tiếng Anh, trong định nghĩa nói rõ, Chuyển đổi giới tính (tức phẫu thuật chuyển giới) là một phần trong quá trình điều trị cho bệnh "Rối loạn nhận dạng giới tính", tức: người bị bệnh này khi đi chữa bệnh thường được thực hiện phẫu thuật chuyển giới, nhưng sẽ có thêm những "phần" quan trọng khác như điều trị về mặt tâm lý.

Nội dung đoạn viết này không có nguồn và người viết tổng hợp hoàn toàn sai về bản chất:


Trong khi đó, người có mong muốn "chuyển đổi giới tính" thì có cơ thể hoàn toàn bình thường, nhưng về mặt tâm thần của họ có những biểu hiện sau:

Tự cho bản thân thuộc giới tính khác: những người này hoàn toàn bình thường về giải phẫu và sinh học nhưng tự cho bản thân thuộc giới tính khác và tìm cách thực hiện ý định chuyển đổi giới tính bằng các phương pháp phẫu thuật và sinh hóa (tiêm Hormone).

Trạng thái tự cải trang quần áo để biểu lộ thành giới khác: là những người chỉ thích mặc quần áo khác giới để cảm thấy mình đặc biệt so với giới tính sinh học của mình.

Những trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (gender identity disorder). Rối loạn định dạng giới được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, biểu hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán[1]

Phần đầu đoạn, nói về hai biểu hiện của Người chuyển giới: Không liên quan đến bài này và không có trong nguồn [1] (thiếu nguồn). Nhưng cái đáng nói hơn là người viết tổng hợp bằng câu "Những trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (gender identity disorder)" nghĩa là quy cho Người chuyển giới thành trường hợp "Rối loạn định dạng giới" cho thấy người soạn không có hiểu biết hoặc nhầm lẫn nghiêm trọng.

Có một hai IP soạn đầu tiên bài này (tôi biết đó là ai, một người quen thuộc mắc bệnh kỳ thị LGBT điên cuồng). Nếu như không có đủ hiểu biết cơ bản thì hãy dịch bài từ tiếng Anh sang (đó là những công trình của những người có kiến thức, ở quốc gia phát triển đó ít ra người ta có khoa học phát triển hơn mình), chứ đừng vì sự kỳ thị lệch lạc mà đi cắt ghép, nhồi nhét những nội dung xuyên tạc, sai hoàn toàn khoa học vào bài, để lại hậu quả cho người khác trong việc biên soạn bài. Chân trời Công lý (thảo luận) 22:58, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đoạn có tiêu đề Pháp lý[sửa mã nguồn]

Pháp lý[sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc xung đột với các tư tưởng tôn giáo hoặc các giá trị văn hóa, việc cho phép chuyển đổi giới tính gây lo ngại về những hậu quả pháp lý sẽ xảy ra nếu việc này bị lợi dụng hoặc được pháp luật cho phép tiến hành, ví dụ như[1]:

  • Nhiều người (đa số là nam giới) sẽ chuyển đổi giới tính để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đặc biệt là khi đất nước sắp có chiến tranh.
  • Chuyển đổi giới tính để gian lận trong thể thao hoặc lừa đảo tài sản.
  • Chuyển đổi giới tính để trốn việc bị tòa án truy nã.
  • Chuyển đổi giới tính để hoạt động mại dâm.
  • Nếu người chuyển giới đã kết hôn thì sau khi chuyển giới, các thỏa thuận hôn nhân với chồng/vợ của họ sẽ đột nhiên trở nên vô hiệu, dẫn tới kiện cáo hoặc cố tình chuyển giới để vô hiệu hóa các thỏa thuận, điều luật trong hôn nhân (trốn tránh việc cấp dưỡng, nuôi con, chia tài sản...)
  • Nếu người chuyển giới đã có con thì đứa trẻ sẽ "bỗng nhiên" bị mất cha/mẹ trên giấy tờ nhân thân và trong cuộc sống gia đình.
  • Phẫu thuật chuyển giới dễ dẫn tới tai biến do hàng loạt các cuộc phẫu thuật liên tiếp, dẫn tới các vụ kiện cáo sau này.
  • Người tiến hành chuyển đổi giới tính có thể sẽ thấy hối hận sau khi tiến hành, nhưng khi đã phẫu thuật thì không thể đảo ngược kết quả được nữa.
  • Người tiến hành chuyển giới sẽ phải chịu sự phản đối của gia đình cũng như khó tìm việc làm, dễ dẫn tới các hành vi tiêu cực, làm tăng tỷ lệ phạm tội và bất ổn xã hội.
  • Việc phải tiêm hoóc-môn (kích thích tố giới tính) liên tục khiến người chuyển giới mắc nhiều tác dụng phụ, sức khỏe suy giảm và bị giảm đáng kể tuổi thọ, tạo ra gánh nặng cho gia đình, hệ thống y tế và an sinh xã hội.


Đoạn viết này không tìm thấy trong nguồn dẫn, tôi sẽ xóa đoạn này nếu không bổ sung nguồn. "Chuyển đổi giới tính" thứ nhất là để xác định lại giới tính cho người liên giới, thứ hai là thực hiện nhu cầu bản dạng giới của Người chuyển giới, thứ 3 là điều trị bệnh cho người bị bệnh "Rối loạn định dạng giới". Nó có 3 hệ quả lớn mang tính tích cực, và đây là tác dụng chủ yếu. Còn những lo ngại trên nếu có chỉ là "khi việc này bị lợi dụng"(như câu viết trên), giống như thể con người không thể thiếu thuốc chữa bệnh, tác dụng là chủ yếu, còn những hệ quả trên giống như "tác dụng phụ" khi không dùng đúng cách, dùng quá liều..., và pháp luật các nước chắc chắn sẽ ban hành những điều luận phòng trừ, chứ không phải cứ trường hợp nào chuyển đổi giới tính cũng là để thực hiện những mục đích trên và gây ra hệ quả pháp lý trên. Việc đưa thành một mục "Pháp lý" gây ra hiểu nhầm cho người đọc. Chân trời Công lý (thảo luận) 22:58, ngày 28 tháng 2 năm 2015 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Committee on Health Care for Underserved Women (tháng 12 năm 2011). “Health Care for Transgender Individuals: Committee Opinion No. 512”. Obstetrics and Gynecology. American Committee for Obstetrics and Gynecology. tr. 1454–1458. PMID 22105293.

Xuyên tạc nguồn[sửa mã nguồn]

Trong phần Sức khỏe chứa nhiều thông tin xuyên tạc nguồn gây hiểu sai hoàn toàn bản chất, đoạn viết sau:

Nghiên cứu năm 2014 ở Mỹ cho thấy người chuyển giới có tỷ lệ đặc biệt cao về trầm cảm và tự sát do những thất vọng về cuộc sống sau khi chuyển giới. Tỷ lệ tự sát ở nhóm này ít nhất ở mức 30-40%, trong khi ở những ước lượng cao lên tới 50-60%[8]

Nguồn sau: http://williamsinstitute.law.ucla.edu/wp-content/uploads/AFSP-Williams-Suicide-Report-Final.pdf

"Prevalence of suicide attempts is elevated among those who disclose to everyone that they are transgender or gender-non-conforming (50%) and among those that report others can tell always (42%) or most of the time (45%) that they are transgender or gender non-conforming even if they don’t tell them".

Đoạn thống kê là kết quả nghiên cứu những tác động, hậu quả của quấy rối, phân biệt đối xử, bạo lực và kỳ thị (harassment, discrimination, violence and rejection) dẫn đến những hành động tự tử của Người chuyển giới và cho kết quả 50% những người chuyển giới (transgender) từng cố gắng tự tử trong cuộc đời do phải chịu đựng tác động của những yếu tố này.

Trong bài còn rất nhiều tỷ lệ thống kê khác về tỷ lệ % người chuyển giới Transgender tự tử tương ứng với các hành vi "sách nhiễu, bắt nạt","hành hung", "tấn công tình dục" trong cuộc đời họ.

Ngoài ra, chủ thể được nói là "transgender", tức là Người chuyển giới chứ không phải "Sex reassignment surgery" (chuyển đổi giới tính). Vậy mà IP biên soạn không hiểu lấy câu cú từ đâu để xuyên tạc thành "người sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính bị trầm cảm dẫn đến tự sát 50-60% do thất vọng về cuộc sống sau chuyển giới", ý nói việc phẫu thuật chuyển giới là nguyên nhân gây ra tự tử. Quá hàm hồ.

Những người chuyển giới nói chung và LGBT có tỷ lệ từng cố gắng tự sát trong đời cao chính là do nguyên nhân là sự kỳ thị, bạo lực, phân biệt đối xử. Và tổ chức này đang đưa ra hàng loạt các con số thống kê để cảnh báo, nhằm mục đích thức tỉnh sự kỳ thị với nhóm người LGBT, giảm thiểu tỷ lệ tự sát trong xã hội như tên gọi của Tổ chức.

Đúng là hậu quả của sự kỳ thị, dẫn đến những thông tin phản khoa học, xin thua luôn. Chân trời Công lý (thảo luận) 00:30, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể chỉnh lại thông tin hoặc xoá bỏ thông tin vặn nguồn, đồng thời thông báo cho người có trách nhiệm về tác giả vặn nguồn thông tin. Én bạc (thảo luận) 00:57, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Uh, tôi sẽ thực hiện biên soạn khi có thời gian rảnh, thực sự những kiểu biên soạn này để lại hậu quả nặng nề quá. Có mỗi một bài ngắn mà nó nhồi nhét bao nhiêu thứ xuyên tạc sai lệch. Đoạn đầu thì nó vu cho chuyển đối giới tính là Rối loạn giới, đoạn thứ 2 nó cho người thực hiện chuyển giới gây ra hậu quả lừa đảo, trốn nghĩa vụ, mại dâm... mà không hề nhắc tới mặt tích cực là mặt chính, đoạn thứ 3 thì nó mô tả người sau chuyển giới sẽ tiều tụy, héo mòn, trầm cảm, rồi một nửa sẽ tự sát (trong khi Hương Giang, Lâm Chi Khanh, Cindy Thái Tài...cứ thấy ngời ngời đi tiệc, chả thấy ai tự sát); đoạn thứ 4 nó kiếm được thông tin cấm người chuyển giới lái xe của nước Nga và cho riêng hẳn một mục Văn hóa, rồi thì chả biết lôi ra ở đâu quy kết chuyển giới là bất hiếu với bố mẹ, vi phạm cấm kỵ với luân ý ở đa số quốc gia... Trong khi đó, phẫu thuật chuyển giới mang lại bao lợi ích cho Người chuyển giới đang mong mỏi sống đúng bản dạng, người bị khuyết tật giới và người bị rối loạn giới được chữa bệnh. Đọc sang Wikpedia tiếng Anh một trời một vực, thấy toàn thông tin chăm lo y tế, sức khỏe cho người phẫu thuật chuyển giới. Nhiều lúc mình không hiểu nổi nhận thức, suy nghĩ của con người này nó có hình hài như thế nào nữa?

Tạo ra bài viết, để lại một đống xuyên tạc phản khoa học, sai trái ở tất cả các bài viết, rất mệt mỏi và mất nhiều thời gian, công sức của người khác. Chân trời Công lý (thảo luận) 07:10, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sai nguồn phần Pháp lý[sửa mã nguồn]

Phần "pháp lý" đưa nguồn không dính líu tới các lý luận bên dưới. Đã gắn bảng. Sẽ xóa nếu không có nguồn hàn lâm sau 2 ngày. DanGong (thảo luận) 11:22, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

bạn Thandieu123 nên về tự soi gương. Khó khăn với người khác lại đi lấy bậy nguồn. Ý kiến một Rabbi không hẳn là ý kiến của toàn đạo Do thái. Vấn đề thứ hai là ý kiến của một Rabbi, bạn lại cho đó là của các đạo chính thống giáo. DanGong (thảo luận) 15:33, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Thế rabbi thì không phải giáo sỹ Do thái giáo à? Chả nhẽ ông ta lại xuyên tạc chính giáo lý mà mình giảng dạy? Dù sao thì đây cũng là dịch từ wiki Anh thôi, nếu muốn khiếu nại thì Dan Gong gặp gã Tây đã đưa nguồn này vào bài ấyThandieu123 (thảo luận) 15:35, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Rabbi là một người theo đạo Do thái, viết nên viết cho rõ ràng. Hồ Chí Minh và Stalin đều theo chủ nghĩa Marx, nhưng mỗi người đều giảng Marx khác nhau. Cả Công giáo cũng vậy, đã nghe đức giáo hoàng Francis nói chưa, "Khi một người là đồng tính và tìm tới chúa và có lòng tốt, tôi có tư cách gì, mà nói xấu anh ta?" DanGong (thảo luận) 15:47, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Thêm một ví dụ về đạo Do thái cho mở mắt ra nè. Bà Dana International sinh ra là một người đàn ông, và đã giải phẫu thành một người đàn bà, vẫn được lựa chọn đại diện cho nước Do Thái đi tranh giải và đã đoạt được giải Eurovision Song Contest năm 1998 ở Birmingham, Vương quốc Anh. DanGong (thảo luận) 16:18, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Thí dụ trên cho thấy Âu Châu (về việc này thêm vào Do Thái) và Nga thời Putin càng ngày càng có khoảng cách về cái mà người ta cũng như bạn Thandieu123 gọi là văn hóa. DanGong (thảo luận) 20:32, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sau khi phát hiện thông tin trong phần Pháp lý không có trong nguồn, Thandieu123 đã dẫn một số nguồn, trong đó có cả nguồn nước ngoài và nguồn Việt Nam, tuy nhiên tất cả các nguồn này không đáp ứng được nội dung viết trong đoạn, bao gồm câu kết luận "Bên cạnh việc xung đột với các tư tưởng tôn giáo hoặc các giá trị văn hóa" và đoạn "các hệ quả chuyển đổi giới tính" được liệt kê.

Các nguồn nước ngoài không thể truy cập và kiểm tra được nội dung, các nguồn ở Việt Nam không tìm thấy nội dung cho phần lớn các khẳng định quan trọng. Yêu cầu đưa lại link và trích dẫn nguyên văn nội dung đoạn có trong nguồn đã được dùng tham khảo và đưa link dẫn tới trang chứa nội dung đó. Nếu điều này không được thực hiện thì toàn bộ nội dung phần này sẽ bị xóa hoàn toàn do cố tình vặn nguồn (ở nội dung) lẫn việc đặt tựa đề (Pháp luật) không phù hợp.

Đoạn quan điểm Nho giáo yêu cầu bổ sung nguồn dẫn nếu không đoạn này cũng sẽ bị xóa. 118.71.221.148 (thảo luận) 11:21, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đề nghị dịch bài từ Wiki tiếng Anh làm nền tảng[sửa mã nguồn]

Tất cả các nội dung trong bài này đều sai kiến thức khoa học cơ bản, các đoạn quan trọng và chính yếu đều bị vặn nguồn (xem các thảo luận ở trên) và do người soạn đầu (IP) không có hiểu biết cơ bản về kiến thức khoa học liên quan tới chủ đề nên có sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa các khái niệm phẫu thuật Chuyển đổi giới tính, Người chuyển giới, Rối loạn định dạng giới, dẫn tới bài viết này đang rất kém chất lượng, phản khoa học, nhầm lẫn nghiêm trọng đã được chỉ ra.

Đề nghị dịch bài viết từ Wikipedia tiếng Anh sang làm nền tảng cho bài viết để đảm bảo kiến thức khoa học dúng đắn. 118.71.221.148 (thảo luận) 11:41, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Có một đoạn dài nói toàn về "rối loạn định dạng giới", không liên quan đến chủ đề "chuyển đổi giới tính". Tôi bỏ đi đoạn này.Chuoanhdung (thảo luận) 16:28, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hoặc là bạn chứung minh nguồn tôi dùng là bịa đặt, nếu không thì nên tránh ra cho người khác viết. Daiduong123 (thảo luận) 16:40, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn đang viết một bài thì tất cả các đoạn phải liên quan trực tiếp tới bài đó, đoạn "rối loạn định dạng giới" đã có bài riêng chẳng liên quan gì đến chủ đề và cũng chẳng có gì liên kết tới thuật ngữ "chuyển đổi giới tính" để mà nói "nguyên nhân". Một cái tiêu đề tùy tiện, bậy bạ. Chuoanhdung (thảo luận) 16:44, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Mời đọc [1], chắc ông giáo sư đó không giỏi bằng bạn nhỉ?Daiduong123 (thảo luận) 16:45, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]
rPaul R. McHugh, the former psychiatrist-in-chief for Johns Hopkins Hospital and its current Distinguished Service Professor of Psychiatry, said that transgenderism is a “mental disorder” that merits treatment, that sex change is “biologically impossible,” and that people who promote sexual reassignment surgery are collaborating with and promoting a mental disorder...
The terms transsexualism, dual-role transvestism, gender identity disorder in adolescents or adults and gender identity disorder not otherwise specified are listed as such in the International Statistical Classification of Diseases (ICD) or the American Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM) under codes F64.0, F64.1, 302.85 and 302.6 respectively.[70] The DSM-5 refers to the topic as gender dysphoria....


Ông giáo sư này không có chức năng để khẳng định đó là "nguyên nhân", trừ khi nó được sự đồng thuận rộng rãi của giới khoa học và các tổ chức uy tín lớn và được công nhận là kiến thức phổ biến. Ngoài ra, toàn bộ đoạn trên nói về đặc điểm của "rối loạn định dạng giới", không hề liên quan gì tới chủ đề "chuyển đổi giới tính" cả. Chuoanhdung (thảo luận) 16:51, ngày 20 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Toàn bộ đoạn này không có chút nào liên quan tới chủ đề.

Những trường hợp này còn gọi là Rối loạn định dạng giới (Gender Identity Disorder). Năm 1980, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) chính thức phân loại Rối loạn định dạng giới là một dạng bệnh tâm thần[2]. Các điều khoản chẩn đoán về chuyển giới, rối loạn định dạng giới ở thanh thiếu niên và người trưởng thành được liệt kê chung trong Bảng phân loại quốc tế về bệnh (ICD) và Thống kê các chứng rối loạn tâm thần của Hội chẩn đoán y khoa Hoa Kỳ (DSM) dưới mã số F64.0, F64.1, 302,85 và 302,6 tương ứng.[3], đến năm 2015 thì được phân loại lại với mã số F64.8, F-64.9 và 302.8[4][5]. Trung tâm cai nghiện và Sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ xếp rối loạn này vào Mục DSM-V, kèm với đó là phác đồ điều trị của nhóm này[6].

Rối loạn định dạng giới cũng được phân loại như là một chứng rối loạn tâm thần bởi Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan, biểu hiện của nó là những hành vi, thái độ chối bỏ giới tính của bản thân mình, gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán[7]:

   Muốn được sống và chấp nhận như một người khác giới tính, thường đi kèm với những mong muốn làm cho cơ thể, ngoại hình càng giống người khác giới càng tốt (qua trang phục, đi đứng, cách cư xử, thậm chí qua phẫu thuật chuyển giới), dù các bộ phận giới tính và sinh lý cơ thể của họ hoàn toàn bình thường và không bị dị tật.
   Tâm lý trên tồn tại liên tục trong ít nhất 2 năm.
   Rối loạn định dạng giới có biểu hiện rõ ngay cả ở trẻ nhỏ (APA, 2000). Ví dụ: một trẻ nam bị rối loạn này ưa thích các trò chơi và các hoạt động dành cho giới nữ: thích chơi với búp bê hơn là ô tô, lính nhựa, thích tô son, mặc váy trong khi tránh né các trò chơi gây hấn điển hình dành cho trẻ nam như đấu vật, chọi tay... Trẻ đòi ngồi khi đi tiểu và thường che dấu dương vật của mình (APA, 2000). Trẻ có thể biểu hiện khó chịu với dương vật của mình, muốn hủy hoại dương vật để thay thế nó bằng cơ quan sinh dục nữ.

[9]

Khóa bài[sửa mã nguồn]

Lại có hiện tượng xóa lớn nội dung theo ý mình, chuẩn bị bút chiến tại bài này. Tôi đã bán khóa 1 tuần. Ai muốn sửa đổi lớn thì vào đây thảo luận trước đi. conbo trả lời 02:28, ngày 27 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Saruman phá hoại bài[sửa mã nguồn]

Đề nghị bảo quản viên ngăn chặn ý đồ và hành vi phá hoại, xóa các đoạn nội dung của các thành viên xây dựng bài, nhằm bảo toàn phiên bản cũ chứa nhiều nội dung sai trái của Saruman trước đây.Phucuongdt (thảo luận) 09:26, ngày 7 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đoạn thêm mới[sửa mã nguồn]

Đây là đoạn tôi đã biên soạn có nguồn đầy đủ, xin mời bạn gì đó có ý kiến đóng góp gì thì vào thảo luận. Chưa hài lòng chỗ nào để tôi chỉnh sửa và nhờ BQV đưa vào bài.

Pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính[sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 9/2015, đã 61 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính và cho phép việc thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân. Phần lớn các nước châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á thừa nhận quyền thay đổi giấy tờ pháp lý sau khi phẫu thuật, và các nước đang thay đổi theo xu hướng thừa nhận quyền thay đổi giới tính trên giấy tờ ngay cả khi không cần phẫu thuật.[1][2]


Các quốc gia đã hợp pháp quyền chuyển giới như: [3]: Ba lan(1964), Thụy Điển(1972), Đức (1981), Ý (1982), Hà Lan (1985), Australia (1987), Iran, Thổ Nhĩ Kỳ (1988), New Zealand (1995), Panama (1975), New Zealand (1993), Romani (1996), Nam Phi, Bolivia, Trung Quốc (2003), Syria (2004), Tây Ban Nha, Panama (2006), Chile (2007), Vương quốc Anh, Phillipines, Cuba, Nhật Bản(2008), Urugoay (2009), Đức(2010), Bồ Đào Nha (2011), Lithuana, Serbia, Argentina, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines , Ấn Độ, Hồng Kông – Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc (2012), Việt Nam(2015), Nga, nhiều vùng/bang của Úc, Canada, Hoa Kỳ...[4] Australia, New ZealandNepal đã cấp hộ chiếu (visa) công nhận người chuyển giới, trong đó những người không thuộc giới tính "M" hay "F" có thể chọn chữ "X" thay thế[5][6]. Một số nước như Australia, Israel, Iran, Cuba... nhà nước chi trả chi phí cho những người phẫu thuật chuyển giới[7].


Thái LanIran được coi là các trung tâm thực hiện chuyển đổi giới tính lớn nhất thế giới, thường được những người chuyển giới lựa chọn. Hiện tại, chính phủ Iran chi trả 50% chi phí cho các trường hợp phẫu thuật chuyển giới. Thái Lan cũng là nước có nhiều người nước ngoài tới thực hiện chuyển giới. Tại Thái Lan hàng năm còn diễn ra các cuộc thi sắc đẹp quy mô dành cho người chuyển giới như Miss Tiffany’s Universe[8]...


Các quốc gia trên thế giới cũng đã ban hành những chính sách nhằm giúp người chuyển giới hoà nhập xã hội. Đầu năm 2010, Ý bắt đầu xây nhà tù dành cho các tù nhân chuyển giới đầu tiên trên thế giới tại Pozzale, gần Thành phố Tuscan (tỉnh Florence), hiện tại Ý có khoảng 60 tù nhân dạng này. Các nhóm hoạt động nhân quyền tại Ý đã rất hoan nghênh, cho rằng đây là sự ủng hộ về mặt tâm lý đối với tù nhân chuyển giới vì những tù nhân chuyển giới khi nhốt chung với các tù nhân khác thường gặp phải sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Năm 2008, Trường Trung học Kampang (Thái Lan) đã xây một kiểu nhà vệ sinh công cộng dành cho người chuyển giới, đặt ở giữa khu vực nhà vệ sinh nam và nữ. Năm 2005, thị trấn Nova Igaucu, một thị trấn có 28.000 người đồng tính ở Brasil, đã bắt buộc các trung tâm thương mại phải có khu vực vệ sinh riêng cho người chuyển giới[9]...


Xu hướng công nhận quyền chuyển đổi giới tính trên thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Theo đó, các quốc gia như Áo, Thụy Điển, Hà Lan, Phần Lan, Vương Quốc Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Belarus, Malta, Moldova, Estonia, Hungary, Iceland, Canada, Croatia, Nam Phi, Israel, Hàn Quốc, Đài Loan... cho phép người chuyển giới được phép đổi lại giấy tờ theo giới tính mong muốn mà không phải trải qua phẫu thuật chuyển giới, bởi không phải người chuyển giới nào cũng có đủ điều kiện tài chính và sức khỏe để tiến hành phẫu thuật[10]. Các quốc gia gần đây công nhận điều này gồm: Argentina, Malta, Colombia, Đan Mạch, Ireland...[11][12]...Chẳng hạn, Argentina đã thông qua Luật công nhận giới tính vào năm 2012, trong đó quy định không yêu cầu phải qua phẫu thuật, điều trị hormon hoặc can thiệp của bên thứ ba, được thừa nhận rộng rãi là bộ luật có ít cản trở nhất đối với người chuyển giới trong việc đăng ký giới tính mà họ chọn. Năm 2013, Tòa án Tối cao Hàn Quốc ra phán quyết rằng một người không nhất thiết phải phẫu thuật chuyển giới mới có thể thay đổi giới tính trên giấy tờ, sau một vụ kiện mà nguyên đơn là 5 người chuyển giới đều chưa trải qua phẫu thuật[13]. Các quốc gia khác như Colombia, Đan Mạch, Ireland và Malta – đã hủy bỏ các quy định về phẫu thuật, triệt sản bắt buộc, đánh giá tâm lý, thời gian chờ đợi kéo dài và ly hôn... để công nhận thay đổi pháp lý về giới tính[14]. Xu hướng này thể hiện sự phát triển cao nhất trong việc bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho người chuyển giới, khi đó trong Giấy khai sinh của công dân, phần khai báo giới tính ngoài "Nam" và "Nữ" sẽ có thêm một mục là "Người chuyển giới".[15]


Phucuongdt (thảo luận) 01:35, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Hợp nhất/Viết lại[sửa mã nguồn]

Theo nội dung, bài "Chuyển đổi giới tính" đang nói nhiều về "Phẫu thuật chuyển giới", nội dung 2 bài cũng na ná nhau, nhiều đoạn chép y hệt, tổng thể nội dung giống hơn 75%. Xin đề nghị được hợp nhất.Chiều Thu Thu (thảo luận) 11:50, ngày 6 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Bên en cũng đã hợp nhất. – I So bad 11:54, ngày 6 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  1. ^ Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính
  2. ^ [http://vov.vn/xa-hoi/hop-phap-quyen-doi-gioi-tinh-tai-viet-nam-nguoi-chuyen-gioi-noi-gi-453680.vov Hợp pháp quyền đổi giới tính tại Việt Nam: Người chuyển giới nói gì?[
  3. ^ Hợp pháp quyền đổi giới tính tại Việt Nam: Người chuyển giới nói gì?
  4. ^ Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới
  5. ^ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150811/nepal-cap-ho-chieu-cong-nhan-gioi-tinh-thu-ba/947634.html
  6. ^ Giới tính thứ ba được cấp thị thực ở Nepal
  7. ^ Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính
  8. ^ Người đẹp chuyển giới Thái Lan
  9. ^ Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới
  10. ^ Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính
  11. ^ Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới
  12. ^ Việt Nam: Bước đi Tích cực về Quyền của Người Chuyển giới
  13. ^ Có bao nhiêu nước hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính
  14. ^ Việt Nam: Bước đi Tích cực về Quyền của Người Chuyển giới
  15. ^ Người chuyển giới và pháp luật thế giới về người chuyển giới