Thảo luận:Nhà Trần

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nữ hoàng[sửa mã nguồn]

Lý Chiêu Hoàng là phụ nữ mà tại sao người ta lại gọi là vua mà không phải nữ hoàng, nữ chúa, v.v. như Hai Bà Trưng? Dung Nguyen 18:25, 20 tháng 5 2005 (UTC)

Đây là một vấn đề văn hóa (cultural) hơn là ngôn ngữ (linguistic). Trong nhiều xã hội Đông phương, phụ nữ thường không được xem như là chủ của bất cứ một thứ gì, gia đình, cơ quan,... đừng nó đến quốc gia. Do đó từ "nữ hoàng" tuy hiện diện trong ngôn ngữ (ie. it does not violate any linguistic rules or usage) nhưng không hiện diện trên thực tế, hay nếu có hiện diện thì cũng ít được nghe đến. Vì vậy "Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng" nghe hơi lạ. Điều đó không có nghĩa là bà ấy không trị vì một thời -- một thời ngắn trước khi bị ép phải nhường ngôi. Mekong Bluesman 03:24, 21 tháng 5 2005 (UTC)
Không hẳn là vậy. Xã hội người Việt trước khi chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là một xã hội mẫu hệ. Những nữ tướng như Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, và những nữ tướng thời Tây Sơn vẫn được nhắc tới. Dung Nguyen 03:49, 22 tháng 5 2005 (UTC)
Dung Nguyen nói đúng nhưng nhà Lý là sau hơn 1000 năm dưới ảnh hưởng của Trung Quốc. 1000 năm là một thời gian rất dài, nếu tính trung bình mỗi người sống 50 năm thì chúng ta có ít nhất 20 thế hệ! Hơn nữa, và quan trọng nhất, Lý Chiêu Hoàng chỉ là một blip in history (điểm nhỏ trong lịch sử-tạm dịch như vậy) vì bà đó lên ngôi lúc dưới 10 tuổi và không ngồi trên ngai lâu để được nhắc đến. Mekong Bluesman 05:03, 22 tháng 5 2005 (UTC)

không phải là 20 thế hệ mà còn nhiều hơn, bởi vì có những khoảng thời gian 2, 3 thế hệ cùng sống.

Khác biệt về niên hiệu[sửa mã nguồn]

Bảng Miếu hiệu và Niên hiệu trong bài nầy có vài khác biệt với thế-phổ ghi trong Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, không biết có phải la typo ? xin tác giả xem bên dưới và xác định giùm. Xin cám ơn --Huỳnh Tường Minh 14:09, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Miếu hiệu Niên hiệu trong bài nầy Niên hiệu theo Trần Trọng Kim
Thái Tông Kiến Trung
(1226-1232)
Thiên Ứng Chính Bình
(1232-1251)
Nguyên Phong
(1251-1258)
Kiến-trung
(1225-1237)
Thiên-ứng chính-bình
(1238-1350)

Nguyên-phong
(1251-1258)

Nhân Tông Thiệu Bảo
(1278-1285)
Trùng Hưng
(1285-1293)
Thiệu-bảo
(1279-1284)
Trùng-hưng
(1285-1293)
Hiến Tông Khai Hựu
(1329-1341)
Khai Hữu
(1329-1341)
Duệ Tông Long Khánh
(1373-1377)
Long Khánh
(1372-1377)

Tôi quên thêm VNSL có bản điên tử ở đây [[1]] --Huỳnh Tường Minh 14:12, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Niên hiệu trong bài viết lấy theo Đại Việt sử ký toàn thư. Niên hiệu Thiệu Bảo bắt đầu từ 1/1/1279 âm lịch, nhưng Trần Nhân Tông lên ngôi ngày 22/10/1278 âm lịch (chưa đổi niên hiệu của Trần Thánh Tông, nên tôi chuyển về 1278. Vương Ngân Hà 00:50, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vua Nhân Tông lên ngôi thì ghi từ 1278, nhưng niên hiệu Thiệu Bảo thì cần ghi đúng là 1279. Vì sau ngày 22/10 đến hết năm âm lịch, sách sử xưa vẫn chép theo niên hiệu cũ. Thực ra chính xác thì phải ghi năm âm lịch. Thiệu Bảo nguyên niên (năm đầu) là năm Kỷ Mão (1279); nếu ghi 1278 dễ có nhầm lẫn khi tham chiếu sử xưa. Muốn rõ hơn thì chú thích cuối bài, đại để là: Khi vua lên ngôi thường giữ niên hiệu của tiên đế đến hết năm, niên hiệu mới chỉ tính từ mồng 1 tháng 1 năm sau (âm lịch). Avia (thảo luận) 03:13, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu theo Đại Việt sử ký toàn thư bản dẫn bên trên, thì năm Kiến trung bắt đầu từ 1225, năm Thiệu Bảo tư 1279, và Long Khánh từ năm 1337 (chắc là typo). Tôi đề nghị trong bài dùng 1225, 1279, và 1373 cho các năm đó, và chú thích bên dưới cho những năm khác biệt với Trần Trọng Kim.--Huỳnh Tường Minh 23:03, ngày 08 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đúng sử thì Trần Cảnh lên ngôi vua vào ngày 3/1/1226 dương lịch.--Hiếu 05:42, ngày 17 tháng 10 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cây gia phả[sửa mã nguồn]

Nếu có thể chúng ta nên có thêm cây gia phả của nhà Trần--Docteur Rieux 20:23, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Một cây gia phả bao giờ cũng cho độc giả các thông tin về liên hệ trong một gia đình lớn rất nhanh (nhanh hơn là phải đi lên hay đi xuống 2, 3 trang để tìm ra liên hệ). Nhưng nếu hình của cây quá to thì lại không tốt. Mekong Bluesman 22:37, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ với công nghệ máy tính thì vấn đề "cây quá to" có thể giải quyết được dễ dàng chứ. Ví dụ kích chuột về nhánh nào sẽ hiện tiếp thêm về nhánh đó. (Tôi hình dung vậy thôi, chứ tin học thì tôi là ngoại đạo)--Docteur Rieux 22:49, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Dĩ nhiên là có thể làm được tương đối dễ nhưng cái tôi muốn nói đến là cái interface. Nếu tôi phải click để đi lên trên 2 lần để tìm ông nội và phải click 1 (có thể 2) vào trong cây gia phả thì tôi có tiết kiệm gì?
Nhưng, tôi nghĩ, chắc phải có design hay thì sẽ phải click ít.
Mekong Bluesman 23:16, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trần Khát Trân hay Trần Khắc Trân[sửa mã nguồn]

Trong bài tôi thấy có 2 tên này xuất hiện, có vẻ chỉ đến cùng một người. Không biết có đúng không? Nếu chỉ đến cùng một người thì hình như Trần Khát Trân là đúng vì tại Hà Nội ngày nay có phố Trần Khát Trân. Sanga 05:04, ngày 31 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên biển phố ở Hà Nội là Trần Khát Chân. Xưa nay đọc trong sách vở tôi đều thấy viết như vậy, chưa từng thấy viết khác. Tên ông trong các bài cũng nên sửa lại như vậy.--Trungda 08:37, 7 tháng 11 2006 (UTC)

Trần Khát Chân là đúng, ngoài ra còn có Trần Khắc Chung có tin đồn là tư thông với Huyền Trân Công chúa. Lê Thy 08:56, 7 tháng 11 2006 (UTC)

Chế Bồng Nga chết vì đâu?[sửa mã nguồn]

Bài viết có một thông tin chưa chính xác về cái chết của Chế Bồng Nga. Theo sử sách các đời đều nói Chế Bồng Nga chết bởi đạn súng của quân Trần, không phải vì tên bắn. Vậy xin sửa lại.--Trungda 01:20, 9 tháng 11 2006 (UTC)

Trích dẫn sử sách[sửa mã nguồn]

Trong phần Ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, tôi thấy bài viết chủ yếu là trích dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư. Bài này cần được chỉnh lý trên cơ sở thông tin vốn có nhưng hành văn khác đi một chút theo phong cách wikipedia.--Trungda 04:23, 13 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi thấy bài này hiện rất dài, phần kháng chiến chống Nguyên Mông cũng khá dài, thừa sức đứng thành một bài riêng. Có lẽ ai đó nên tách phần đó thành bài riêng. Tmct 19:58, ngày 23 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã chỉnh lại đoạn chống Nguyên Mông cho gọn lại và chuyển nội dung này thành bài riêng.--Trungda 19:30, ngày 11 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

về tên gọi của nhà Trần[sửa mã nguồn]

Nếu tôi nhớ không nhầm thì nhà Trần còn có một tên gọi khác là Đông A mà tên này liên quan đến một bài sấm của thiền sư Vạn Hạnh(tiên đoán trước sự việc) (tôi cũng nhớ không rõ tôi sẽ xem lại).Bài sấm ấy có 4 câu(nhưng tôi chỉ nhớ: "Thập bát tử thành,Đông A nhập địa"

Nếu giải bằng văn bản chữ Hán thì sẽ thấy rõ cái hay cái độc đáo của bài sấm này, nhưng tôi tiếc là không đánh được chữ Hán

--loan 14:14, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mời bạn xem KĐVSTGCM, trong đấy có giải thích chi tiết. Nguyễn Thanh Quang 14:22, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bình luận: chữ Trần 陳 trong hán tự là gộp 2 chữ hán "A" và "Đông". Nói Đông A là cách chơi chữ thôi.

Lâu lâu trở lại bài này, bỗng tôi thấy phần nhận định bị treo biển "bàn cãi" và dẫn tới phần thảo luận để xem nhưng khi xem thảo luận thì lại chưa thấy ai có ý kiến gì về phần đó. Không hiểu ai đó treo biển "bàn cãi" có ý kiến thế nào?--Trungda (thảo luận) 15:26, ngày 10 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong 3 lần xâm lăng Đại Việt, có phải lần nào Mông Cổ cũng đánh được vào Thăng Long? NapoleonQuang (thảo luận) 07:16, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chào Quang. Đúng là như vậy. Freelance (thảo luận) 02:13, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghe nói dưới thời Trần có một cơ quan gọi là Khu Mật viện. Không biết chức năng của nó là gì, tổ chức ra sao. Mong được mọi người chỉ dạy về vấn đề này

Bỏ biển[sửa mã nguồn]

Kayani treo biển đòi chú, bác Mekong chỉnh lại cái biển khác chính xác hơn, nhưng sau 2 tuần không thấy ai có yêu cầu fact chỗ nào. Tôi bỏ biển.--Trungda (thảo luận) 16:21, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhận định[sửa mã nguồn]

Tôi thấy nhận định chiến thắng nguyên Mông có 2 vấn đề cơ bản sau:

  1. Không nguồn dẫn
  2. Mang xu hướng ca ngợi dân VN ta là "vô địch"

=> tôi đã loại bỏ để thay 1 nguồn có uy tín và dẫn chứng cụ thể.Duyanh92 (thảo luận) 16:03, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đã có chú. Mà cái nguyên nhân thất bại của quân Nguyên mà ông Đào Duy Anh nêu, nên để sang Kháng chiến chống Nguyên Mông mới đúng chỗ. Đây đang nói nhà Trần. Kayani luôn thêm thắt bất kể hợp lý hay không theo dụng ý cá nhân.
Xin bổ sung thêm ý kiến của Trần Xuân Sinh trong sách Thuyết Trần, tr 251: "Tự Đức phê bình (về chiến thắng Mông Nguyên) có những lời ngớ ngẩn".--Trungda (thảo luận) 17:20, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nguồn gốc nhà Trần[sửa mã nguồn]

Theo sách An Nam chí lược của Lê Tắc thì nguồn gốc Nhà Trần là người Giao Chỉ. Tôi thấy điều này là khá tin cậy vì lý do sau:

- Lê tắc từ nhỏ học giỏi được vào hầu cận Trần Thái Tông.

- Là quan chức phục vụ Trần Kiện, người họ Trần, theo Trần Kiện đầu hàng giặc Minh chạy sang TQ.

- Vợ sau của Lê Tắc là con gái Trần Ích tắc.

Như vậy Lê Tắc là người rất am hiểu gia thế của họ Trần và làm sách An Nam Chí Lược khi lưu vong ở TQ và Nhà Trần đang tại vị ở Việt nam. Thời gian làm sách sớm hơn rất nhiều so với Đại Viêt Sử ký Toàn Thư.

Hơn nữa, trong sách của mình Lê tắc rất quan tâm đến nguồn gốc của các nhân vật lịch sử. Như trường hộp nhà Lý, ông viết: "có kẻ bảo là người Phúc Kiến, không đúng ". Trong khi đó khi viết về Trần Thừa, ông viết: "Người giao Chỉ, ngoại thích của Nhà Lý".

Đề nghị biên tập cho thêm vào như là dẫn từ nguồn tư liệu khác.

Nguồn An Nam chí lược được xếp vào nguồn có thể kiểm chứng đáng tin cậy, vì vậy hoàn toàn có thể sử dụng để dẫn nguồn. Thái Nhi (thảo luận) 04:44, ngày 8 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thế phả nhà Trần[sửa mã nguồn]

Mục Thế phả nhà Trần gồm một số ô như width="20px" Người viết ra phần này có thể sửa lại không ? /cod201/ 14.164.18.113 (thảo luận) 18:53, ngày 5 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vặn nguồn[sửa mã nguồn]

Flying Lights (thảo luận · đóng góp) vừa sửa đổi gọi "hoàng đế" bằng "quan gia". Thực chất trong nguồn của Phạm Văn Thắm viết là "vua" chứ không phải "hoàng đế". Do vặn nguồn nên tôi đã lùi sửa. Én bạc (thảo luận) 13:14, ngày 30 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguồn gốc nhà Trần[sửa mã nguồn]

Không hiểu sao đưa cái nguồn vớ vẩn chưa rõ ràng kia vào nói nhà Trần gốc Mân Việt 🤣 Biết là Đại việt sử ký ghi gốc gác đất Mân nhưng không chỉ thế mà kết luận Mân nào :3 – Lighthouse95 (thảo luận) 07:16, ngày 21 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Căn cứ vào gia phả họ TrầnLạc Dương do thống tôn đời 27 Trần Đình Nhân (con cháu Trần Ích Tắc) còn lưu giữ được thì gốc tích xa xưa thời chiến quốc, họ Trần thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân Việt (tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc ngày nay) . Cụ tổ nhà Trần- Đại Việt đầu tiên là Phuơng Chính Hầu Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.
Cụ Thủy tổ Triều Trần là Trần Kinh (陳京) sinh vào đầu thế kỷ XII, di cư đến Đông Triều (Quảng Ninh), rồi lại dời đến Tức Mặc (Nam Định), sống bằng nghề chài lưới. Cụ Trần Kinh sinh ra cụ Trần Hấp. Đến đời cụ Trần Hấp chuyển mộ tổ đến định cư vùng Hải Ấp, phủ Long Hưng (Hưng Hà, Thái Bình ngày nay), sau sinh ra cụ Trần Lý. Sau 3 đời gây dựng sản nghiệp, họ Trần trở nên giàu có và có thế lực trong vùng, bên dưới có nhiều thuộc hạ, kẻ ở người làm đông đến vài trăm, anh em Trần Lý cũng bỏ hẳn nghề chài lưới để chuyển sang quản lý điền trang, tuyển mộ người ở. Gia tộc họ Trần dần có địa vị, trở thành tầng lớp trên của xã hội bấy giờ. – 180.93.223.231 (thảo luận) 08:51, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Nhân vật đặc biệt của Họ Trần - Đại Việt, người mà bọn tiểu phấn hồng - người Hán rất ghét, nhưng khi nói là người Việt, thì bọn chúng phản đối quyết liệt:
Hoàng Đế Trung Hoa: Trần Hữu Lượng, con trai Trần Ích Tắc ???
Trần Hữu Lượng (chữ Hán: 陳友諒; 13163 tháng 10 năm 1363) là một thủ lĩnh quân phiệt thời "Nguyên mạt Minh sơ" trong lịch sử Trung Quốc, là người Miện Dương, Hồ Bắc, ông là người sáng lập nước Đại Hán Trung Quốc Tự Xưng Hoàng Đế Đại Hántrung quốc.
Có sự mâu thuẫn giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc về thân thế Trần Hữu Lượng. Các bộ sách sử xưa của Việt Nam đều có nhắc đến tên Trần Hữu Lượng, từ Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) và Đại Việt sử ký tiền biên (ĐVSKTB) cho đến Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (KĐVSTGCM) của Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Trong ba tài liệu quan trọng này chỉ có ĐVSKTT là có ghi rằng: Trần Hữu Lượng tự nhận mình là con của Trần Ích Tắc (Trần Ích Tắc là một hoàng thân đời Trần nhưng đã đầu hàng quân Nguyên lúc quân Mông Cổ xâm lược nước Việt Nam năm 1286). Ở đây, rất có thể là do Trần Hữu Lượng (1316–1363) muốn mượn quân đội của nhà Trần nhằm phục vụ cho quyền lợi của mình nên nói phao lên như vậy, bởi Trần Ích Tắc hơn Hữu Lượng tới 62 tuổi( nhưng thời Minh - Thanh, người trên 60 tuổi sinh con quý tử vẫn có: Nguyễn Trãi sinh Nguyễn Anh Vũ, Vua Khang Hy và Càn Long sinh nhiều hoàng tử- công chúa... ). Ngoài ra, theo Minh sử (quyển 123, liệt truyện 11) thì cha của Trần Hữu Lượng sau năm 1364 vẫn còn sống và được nhà Minh phong làm Thừa Ân hầu. còn Trần Ích Tắc thì đã chết từ năm 1329 ( đây là theo Minh thực lục, được ghi chép theo lệnh Minh Thái Tổ, người có tính tình hẹp hòi - tàn bạo nhất trong lịch sủ Trung Hoa, khiến các thuộc hạ vào sinh ra tử lúc khởi nghiệp đều mất mạng về sau). – 180.93.223.231 (thảo luận) 08:55, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]