Ultramarathon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ultramarathon
Vận động viên ultramarathon thi đấu trong Cuộc đua Sahara 2011 (4 Deserts)..
Cơ quan quản lý cao nhấtLiên đoàn điền kinh quốc tế

Ultramarathon hay siêu marathon là tên gọi của các cuộc thi chạy bộ có quãng đường dài hơn 42,195 km của một cuộc đua marathon thông thường.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai kiểu đua ultramarathon là đua theo quãng đường và đua theo giờ (người chiến thắng là người đi được quãng đường xa nhất trong khoảng thời gian cho trước). Các quãng đường phổ biến là 50 kilômét (31,069 mi), 100 kilômét (62,137 mi), 50 dặm (80,4672 km), và 100 dặm (160,9344 km). Cự ly 100 kilômét được Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) công nhận là nội dung tính kỷ lục thế giới.[1]

Các cự ly hoặc lượng thời gian chạy đua khác có thể kể tới như double marathon, chạy 24 giờ và các cuộc chạy nhiều ngày có độ dài từ 1.000 dặm (1.600 km) trở lên. Thể thức và đường đua của mỗi cuộc chạy này không cố định. Đường đua có thể chỉ có một vòng hoặc nhiều vòng (một số chỉ dài 400 mét (1.300 ft)), có thể là chạy trên một con đường thẳng tắp, hoặc chạy băng đồng. Nhiều cuộc chạy ultramarathon, có các chướng ngại vật như thời tiết, độ cao, hoặc địa hình mấp mô. Nhiều trong số các cuộc đua này diễn ra trên những đoạn đường đất hoặc đường núi. Luôn có các trạm tiếp tế cách nhau 20 đến 35 kilômét (12 đến 22 mi) để người chạy nghỉ ngơi hoặc tiếp sức bằng thức ăn và đồ uống. Các cuộc thi dựa theo thời gian có thể diễn ra trong 6, 12 và 24 tiếng và lên tới 3, 6, hoặc 10 ngày. Các nội dung tính giờ thường diễn ra trong sân vận động hoặc các con đường ngắn hơn 1 dặm.[2]

International Association of Ultrarunners (IAU) là đơn vị tổ chức các giải vô địch thế giới cự ly 50 kilômét (31 mi), 100 kilômét (62 mi), 24 giờ, và được công nhận bởi IAAF. Các kỷ lục thế giới do IAU nắm giữ.

Kỷ lục thế giới theo IAU[sửa | sửa mã nguồn]

Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung Kỷ lục Vận động viên Ngày Địa điểm Ngn.
50 km Đường trường 2:43:38  Thompson Magawana (RSA) 12 tháng 4 năm 1988 Cộng hòa Nam Phi Claremont, Nam Phi [3]
50 km Track 2:48:06  Jeff Norman (GBR) 7 tháng 6 năm 1980 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Timperley, Anh Quốc [3]
100 km Đường trường 6:13:33  Sunada Takahiro (JPN) 21 tháng 6 năm 1998 Nhật Bản Yubetsu-Saroma-Tokoro, Nhật Bản [3]
100 km Track 6:10:20  Donald Ritchie (ru) (GBR) 28 tháng 10 năm 1978 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn, Anh Quốc [3]
100 dặm Đường trường 11:46:37  Yiannis Kouros (GRE) 7-8 tháng 11 năm 1984 Hoa Kỳ Queens, New York, Hoa Kỳ [3]
100 dặm Track 11:28:03  Oleg Kharitonov (ru) (RUS) 20 tháng 10 năm 2002 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn, Anh Quốc [3]
100 dặm Trong nhà 12:56:13  Donald Ritchie (ru) (GBR) 3-4 tháng 2 năm 1990 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Milton Keynes, Anh Quốc [3]
6h Đường trường 92,188 km  Tomasz Chawawko (POL) 7 tháng 3 năm 2004 Hà Lan Stein, Hà Lan [3]
6H Track 97,200 km  Donald Ritchie (ru) (GBR) 28 tháng 10 năm 1978 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn, Anh Quốc [3]
6h Trong nhà 93,247 km  Denis Zhalybin (ru) (RUS) 7-8 tháng 2 năm 2003 Nga Moskva, Nga [3]
12h Đường trường 162,543 km  Yiannis Kouros (GRE) 7 tháng 11 năm 1984 Hoa Kỳ Thành phố New York, Hoa Kỳ [3]
12H Track 163,600 km  Zach Bitter (USA) 14 tháng 12 năm 2013 Hoa Kỳ Phoenix, Hoa Kỳ [3]
12h Trong nhà 146,296 km  Sekiya Ryoichi (JPN) 11 tháng 2 năm 2007 Phần Lan Lohja, Phần Lan [3]
24h Đường trường 290,221 km  Yiannis Kouros (GRE) 2–3 tháng 5 năm 1998 Thụy Sĩ Basel, Thụy Sĩ [3]
24H Track 303,506 km  Yiannis Kouros (GRE) 4-5 tháng 10 năm 1997 Úc Adelaide, Úc [3]
24h Trong nhà 257,576 km  Nikolai Safin (RUS) 27-28 tháng 2 năm 1993 Nga Podolsk, Nga [3]
48h Đường trường 433,095 km  Yiannis Kouros (GRE) 2–3 tháng 5 năm 1998 Thụy Sĩ Basel, Thụy Sĩ [3]
48H Track 473,495 km  Yiannis Kouros (GRE) 3–5 tháng 5 năm 1996 Pháp Surgeres, Pháp [3]
48h Trong nhà 426,178 km  Tony Mangan (IRL) 16 tháng 3 năm 2007 Cộng hòa Séc Brno, Cộng hòa Séc [3]

Nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung Kỷ lục Vận động viên Ngày Địa điểm Ngn.
50 km Đường trường 3:08:39  Frith Van Der Merwe (RSA) 25 tháng 3 năm 1989 Cộng hòa Nam Phi Claremont, Nam Phi [3]
50 km Track 3:18:52  Carolyn Hunter-Rowe (GBR) 3 tháng 3 năm 1996 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Barry, Wales, Anh Quốc [3]
100 km Đường trường 6:33:11  Abe Tomoe (JPN) 25 tháng 6 năm 2000 Nhật Bản Yubetsu-Saroma-Tokoro, Nhật Bản [3]
100 km Track 7:14:06  Sakurai Norimi (JPN) 27 tháng 9 năm 2003 Ý San Giovanni Lupatoto, Ý [3]
100 dặm Đường trường 13:47:41  Ann Trason (USA) 4 tháng 5 năm 1991 Hoa Kỳ Queens, New York, Hoa Kỳ [3]
100 dặm Track 14:11:26  Pam Smith (USA) 14 tháng 12 năm 2013 Hoa Kỳ Phoenix, Hoa Kỳ [4]
100 dặm Trong nhà 14:43:40  Eleanor Robinson (GBR) 3-4 tháng 2 năm 1990 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Milton Keynes, Anh Quốc [3]
6h Đường trường 82,838 km  Ricarda Botzon (GER) 7 tháng 7 năm 2001 Đức Kiel, Đức [3]
6H Track 83,200 km  Sakurai Norimi (JPN) 27 tháng 9 năm 2003 Ý San Giovanni Lupatoto, Ý [3]
6h Trong nhà 80,600 km  Marina Bychkova (ru) (RUS) 7-8 tháng 2 năm 2003 Nga Moskva, Nga [3]
12h Đường trường 144,840 km  Ann Trason (USA) 4 tháng 5 năm 1991 Hoa Kỳ Queens, New York, Hoa Kỳ [3]
12H Track 147,600 km  Ann Trason (USA) 3-4 tháng 8 năm 1991 Hoa Kỳ Hayward, Hoa Kỳ [3]
12h Trong nhà 135,799 km  Inagaki Sumie (JPN) 11 tháng 2 năm 2007 Phần Lan Lohja, Phần Lan [3]
24h Đường trường 252,205 km  Kudo Mami (JPN) 11–12 tháng 5 năm 2013 Hà Lan Steenbergen, Hà Lan [3]
24H Track 255,303 km  Kudo Mami (JPN) 9-10 tháng 12 năm 2011 Đài Loan Đại học Đông Ngô, Đài Bắc [3]
24h Trong nhà 240,631 km  Inagaki Sumie (JPN) 29-30 tháng 1 năm 2011 Phần Lan Espoo, Phần Lan [3]
48h Đường trường 368,687 km  Kudo Mami (JPN) 8-10 tháng 4 năm 2011 Hy Lạp Athens, Hy Lạp [3]
48H Track 397,103 km  Inagaki Sumie (JPN) 21–23 tháng 5 năm 2010 Pháp Surgeres, France [3]
48h Trong nhà 390,024 km  Traci Falbo (USA) 4-6 tháng 8 năm 2014 Hoa Kỳ Anchorage, Hoa Kỳ [3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “– 100 Kilometres Records”. Iaaf.org. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ “Ultra Running”. Iaaf.org. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak “IAU World Best Performances” (PDF). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ “Sunkist and Sunshine at Desert Solstice: Pam Smith's Report”. Irunfar.com. ngày 23 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]